Viêm tai giữa ở trẻ em
Nếu kiên trì chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Ngược lại, bệnh sẽ gây ra biến chứng rất tai hại.
Ảnh chỉ có tính minh họa – Ảnh: Shutterstock
Dấu hiệu cảnh báo
Viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Khi bệnh xảy ra, khu vực tai giữa bị viêm, sưng, đau và xuất hiện các triệu chứng liên quan. Tai giữa là bộ phận khuất sâu bên trong của tai, nằm ở sau màng nhĩ – nếu nhìn từ vành tai vào trong ống tai. Do đó, viêm tai giữa không thể nào nhìn được trực tiếp, trừ khi bệnh đã quá điển hình.
Có thể nhận ra viêm tai giữa với các dấu hiệu đi trước: trẻ con nhà bạn bị sốt viêm họng, viêm a mi đan, viêm mũi trước đó vài ngày cho đến một tuần sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Em bé sốt cao trở lại, trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên. Những dấu hiệu này là những dấu hiệu rất chung, giống với các bệnh khác.
Tiếp đến là dấu hiệu định khu. Em bé sẽ có biểu hiện đau ở tai. Trẻ lớn thì kêu đau tai, đầu hay nghiêng về bên đau. Thậm chí có trẻ còn khóc thét lên, nhất định đòi dứt tai ra. Với trẻ nhỏ, không biết kêu đau tai thì bé hay lấy tay quờ lên tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau. Đây là những dấu hiệu phải thật chịu khó quan sát bạn mới nhận ra. Bác sĩ không thể phát hiện ra điều này vì chỉ có người bế cháu mới phát hiện được.
Sau đó, bé có triệu chứng điển hình của viêm tai giữa khi soi tai (bác sĩ sẽ thực hiện giúp bạn) thấy màng nhĩ xung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đến một lúc nào đó, bạn thấy có dịch mủ chảy ra hoặc có dịch viêm chảy ra thì đích thị đó là viêm tai giữa, không còn nghi ngờ gì nữa. Soi họng thấy họng đỏ, viêm, a mi đan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng. Đến giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh sẽ chuyển thành viêm mạn tính và lây lan sang vùng khác lân cận như viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm não, viêm phổi phế quản.
Video đang HOT
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.
Điều đáng tiếc, đa phần viêm họng cấp ở trẻ em thường chưa được người nhà quan tâm đúng mức, coi đó là bệnh nhẹ, nên thường tự ra cửa hàng mua thuốc điều trị. Nhân viên bán thuốc hoặc dược sĩ không thể ra chẩn đoán chính xác. Có khi viêm tai giữa sắp vỡ mủ đến nơi nhưng lại được cho nhầm thuốc điều trị viêm mũi, vì về cơ bản giai đoạn đầu triệu chứng của chúng rất giống nhau. Do đó, điều trị không thể đạt hiệu quả.
Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ em. Có hai lý do: hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm; thứ hai, vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.
Điều trị
Điều trị viêm tai giữa có 2 chiến lược phân biệt: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Điều trị toàn thân cần áp dụng vì viêm tai giữa ít khi là bệnh đơn độc. Nó thường đi sau hoặc đi kèm với vài bệnh khác như viêm họng, viêm a mi đan hoặc viêm mũi. Điều trị tại chỗ là cần thiết vì ổ viêm ngay ở sát ngoài, cần sử dụng thuốc để chống lan tràn. Mặt khác, điều trị tại chỗ sẽ lấy bỏ ổ viêm trực tiếp giúp quá trình điều trị được nhanh hơn.
Phác đồ chung cần sử dụng đó là kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau và vệ sinh cho trẻ. Trong các trường hợp cấp tính, có thể dùng thuốc corticoid, nhưng chỉ dùng liều thấp và ngắn ngày. Việc điều trị phải do bác sĩ khám, chỉ định, và theo dõi định kỳ.
Một khâu rất quan trọng đó là vệ sinh tai. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh tai để tháo mủ. Khi tai giữa chưa vỡ mủ, bác sĩ có thể chích rạch màng nhĩ cho bé. Bạn yên tâm là sau đó màng nhĩ sẽ tự liền lại hoàn hảo. Nếu đã vỡ mủ rồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thấm mủ bằng bông, rửa tai cho bé hằng ngày và nhỏ thuốc. Các thao tác này cần được hướng dẫn cẩn thận và bé sẽ nhanh hồi phục. Chỉ sau ngày đầu tiên rửa và nhỏ tai, em bé đã cải thiện triệu chứng thấy rõ. Riêng nhỏ tai, bạn cần nhỏ đúng chỉ định để có tác dụng vì thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ trong vòng 6 tiếng.
Khi viêm tai giữa chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, người nhà cần cho bé đi bệnh viện ngay. Trong trường hợp vỡ mủ, cần tức tốc cho bé đi khám còn khi đang điều trị bệnh mũi họng, em bé đột nhiên có đau tai thì cũng cần cho bé tái khám ngay.
BS Yên Lâm Phúc
(Học viện Quân y)
Chữa viêm a mi đan tại nhà
A mi đan có tác dụng kháng khuẩn, ngừa bệnh truyền nhiễm. Các tế bào bên trong a mi đan hoạt động như rào chắn ngăn mọi bệnh truyền nhiễm xâm nhập cơ thể.
Nước chanh - Ảnh: Shutterstock
Một khi bị viêm a mi đan, bạn có thể vượt qua tình trạng này mà không thật sự cần đến thuốc. Dưới đây là một số cách chữa viêm a mi đan bạn có thể thực hiện tại nhà.
Nước chanh: Hãy làm ngay một ly nước chanh ấm. Bạn có thể thêm một chút mật ong và muối, nhâm nhi nước chanh từ từ để làm giảm cơn đau do viêm a mi đan gây ra.
Sữa nghệ: Pha một ly sữa ấm, thêm chút nghệ và hạt tiêu đen. Nếu muốn chữa dứt viêm a mi đan, bạn cần uống sữa nghệ, tốt nhất là uống liên tục trong tối thiểu 3 đêm.
Nước trái cây tươi: Nước ép củ dền, cà rốt hoặc dưa leo đều có công dụng trị viêm a mi đan. Các loại nước ép này giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng chống bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể trộn cả ba loại nước ép lại với nhau hoặc uống riêng từng loại theo sở thích.
Hạt cỏ cà ri: Đun sôi một nắm hạt cỏ cà ri. Khi nước nguội thì lọc lấy nước và đem súc miệng. Đặc tính kháng khuẩn của cỏ cà ri sẽ giúp giảm đau cổ họng do viêm a mi đan gây ra. Đây là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất chứng viêm a mi đan.
Trái vả tươi: Luộc trái vả tươi và đem xay tạo thành bột sền sệt. Lấy bột nhão này đắp lên vùng ngoài cổ họng sẽ giúp giảm đau và phát ban do viêm a mi đan gây ra. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi được điều trị bằng cách này.
Trà hoa cúc: Pha trà hoa cúc có thêm mật ong và chanh. Uống một tách trà hoa cúc không chỉ giảm đau họng mà còn giảm căng thẳng.
Bột đường phèn: Bạn có thể chọn cách đắp bột đường phèn bên ngoài cổ họng hoặc súc miệng bằng nước đường phèn. Nó sẽ giúp giảm viêm họng và ngừa sưng a mi đan.
Theo TNO
Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin..., nhất là đối với trẻ em. Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé. Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm mũi họng cấp. Ở trẻ em viêm mũi họng cấp...