Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Nếu như những thập niên trước đây, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người cao tuổi thì ngày nay, bệnh có khuynh hướng ngày càng trẻ hóa.
Minh họa/INT
Nếu như những thập niên trước đây, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người cao tuổi thì ngày nay, bệnh có khuynh hướng ngày càng trẻ hóa. Giai đoạn đầu của bệnh thường không rõ ràng, do đó dễ bị bỏ qua. Đến khi phát hiện, nhiều trường hợp bệnh nhân đã quá nặng nề…
Do tác động bên ngoài
Động mạch có chức năng dẫn máu đỏ mang nhiều oxy từ tim đến các bộ phận trong cơ thể để chúng có “năng lượng” hoạt động. Tĩnh mạch đảm nhận vai trò mang máu “đen” đã cạn kiệt oxy về tim để đưa vào vòng tiểu tuần hoàn tim – phổi tái nạp oxy trở thành máu đỏ lại chuyển đến cho các bộ phận cơ quan trong cơ thể hoạt động. Khi hệ thống tĩnh mạch chi dưới “có vấn đề” làm suy giảm chức năng đưa máu về tim như bình thường gây ra các tổn thương và tạo thành bệnh.
Các nguyên nhân thường gặp là do tĩnh mạch bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như tiêm tĩnh mạch, truyền dịch hay đặt các ống thông. Bệnh cũng có thể là biến chứng của những can thiệp phẫu thuật khớp gối, khớp háng, vùng ổ bụng, phá thai, mổ đẻ hoặc người mắc bệnh rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, có khá nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm tắc tĩnh mạch đáng kể ra sau đây:
- Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, tuần hoàn tĩnh mạch không được thuận lợi như tuổi trẻ).
- Phụ nữ đang mang thai, nhất là các tháng sau cùng (do sự chèn ép lưu thông hệ thống tĩnh mạch chi dưới).
- Có tiền sử rối loạn đông máu hoặc bị huyết khối tĩnh mạch.
- Thừa cân, béo phì.
- Nghiện thuốc lá và rượu.
- Mắc bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư.
- Ít vận động hoặc “ngồi đồng” suốt ngày.
Video đang HOT
Minh họa/INT
Các biểu hiện
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới tùy thuộc vào vị trí của tĩnh mạch mà có tạo ra tổn thương ở các mức độ khác nhau. Các nhà chuyên môn thường chia thành hai nhóm:
- Viêm tắc tĩnh mạch nông: Do các tĩnh mạch đi nông nên thường không nghiêm trọng. Tĩnh mạch bị viêm nhiễm đi gần bề mặt của da. Những trường hợp này, bệnh có thể tự thuyên giảm sau khi dừng sự tác động mà không cần phương pháp can thiệp điều trị nào.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp viêm tắc tĩnh mạch nông từ vô trùng chuyển sang nhiễm trùng, lan rộng ra xung quanh và gây nhiễm trùng máu tạo bệnh cảnh rất nặng nề.
- Viêm tắc tĩnh mạch sâu: Các trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm tĩnh mạch sâu và nhất là sự viêm nhiễm này lan rộng sẽ gây ra các biểu hiện nặng nề. Một số trường hợp làm nguy hiểm đến tính mạng người bệnh vì có khả năng dẫn đến tử vong nếu như người bệnh không được chẩn đoán xác định sớm và xử trí kịp thời, có hiệu quả.
Một số trường hợp viêm tắc tĩnh mạch sâu hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Rồi di chuyển về tim, lên phổi làm tắc mạch phổi, gây ra cơn nhồi máu phổi cấp tính tạo ra bệnh cảnh rất nặng nề và cũng rất phức tạp đe dọa sự sống còn của người bệnh.
Nhìn chung, dù người bệnh bị viêm tắc tĩnh mạch nông hay sâu đều có chung biểu hiện sau đây: Cảm giác khó chịu và đau ở vùng chi có tĩnh mạch bị thương tổn. Điều đáng lưu ý là khu vực tĩnh mạch bị thương tổn có biểu hiện nóng đỏ, nổi lên ngoằn ngèo như giun bò. Nếu sờ nắn sẽ có cảm giác tăng đau nhiều hơn. Diễn biến của bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được chia thành 3 giai đoạn:
- Khởi đầu: Chi có tĩnh mạch bị tổn thương bắt đầu xuất hiện cảm giác tê lạnh. Cơn đau xuất hiện và gia tăng khi đi lại nhiều. Giảm đau khi nghỉ ngơi. Hiện tượng này gọi là đau cách hồi.
- Toàn phát: Mạch máu tắc nghẽn làm ngưng đọng sự lưu thông máu trong lòng tĩnh mạch. Do máu thiếu oxy nghiêm trọng nên từ màu đỏ chuyển sang màu xanh tím. Khu vực chi tương ứng dần chuyển thành màu tím đen và bị hoại tử. Đau đớn khó mà chịu nổi nếu như không có sự can thiệp của các loại thuốc giảm đau.
- Giai đoạn cuối: Vùng chi bị tổn thương sưng to, nhiễm trùng, rỉ dịch vàng hoặc máu mủ. Giải đoạn này người bệnh mệt mỏi nhiều, sốt âm ỉ và thậm chí là hồi hộp, mệt ngực và thở khó. Khi bị tắc mạch phổi và nhồi máu phổi người bệnh ho ra máu. Người bệnh suy hô hấp và tử vong nếu như không được điều trị kịp thời và có hiệu quả.
Hướng điều trị và phòng tránh
Cách điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh khác nhau. Chia thành 2 nhóm điều trị sau đây:
- Điều trị viêm tắc tĩnh mạch nông: Ngưng sự can thiệp gây tổn thương tĩnh mạch, nhất là tháo bỏ các loại ống thông tĩnh mạch đang có trên người bệnh nhân.
Chườm nước ấm để làm giảm sự viêm nhiễm và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Sử dụng băng thun áp lực để ly giải cục máu đông và giảm nguy cơ di chuyển cục máu đông lên phổi.
- Điều trị viêm tắc tĩnh mạch sâu: Các loại thuốc chống đông máu và tiêu sợi huyết được chỉ định sử dụng. Nếu việc dùng thuốc không đạt kết quả như mong muốn thì vấn đề phẫu thuật được đặt ra nhằm loại bỏ cục máu đông. Ngoài ra, còn có phương pháp đặt ống lọc vào tĩnh mạch khi thuốc đông máu không thích hợp để sử dụng cho người bệnh.
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể hạn chế hoặc phòng tránh nhờ khắc chế các yếu tố nguy cơ trong khả năng có thể. Vận động tích cực, tránh ngồi lâu bất động, tránh tối đa các yếu tố tác động gây thương tổn tĩnh mạch như các trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch không cần thiết, chú ý công tác vô khuẩn khi tiêm truyền tĩnh mạch, khi đặt ống thông và đặc biệt là chăm sóc tốt, theo dõi kỹ những người đang mang ống thông. Thường xuyên thể dục thể thao rèn luyện thân thể, chế độ ăn nhiều rau quả và tránh nghiện thuốc lá và rượu.
Xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?
Xuất huyết não là tình trạng vỡ mạch trong não đột ngột, dẫn đến tổn thương cả mô não nên mức độ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh sẽ nặng nề hơn nhồi máu não.
Theo nghiên cứu, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não chiếm khoảng 20% nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn.
Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc xuất huyết não
- Nguyên nhân xuất huyết não
Xuất huyết não tiên phát:
Do bệnh lý xơ vữa, thoái hóa vi thể thành mạch thường do hậu quả của tăng huyết áp kéo dài, rối loạn mỡ máu. Khi người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não.
Vùng chảy máu sẽ đè đầy trực tiếp mô não xung quanh, sẽ gây viêm hoại tử mô não và làm nhồi máu não thứ phát, và tiếp diễn quá trình hoại tử và khiến xuất huyết tiếp tục và khó cầm, khiến khối xuất huyết tăng dần. Khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não, tăng áp lực nội sọ, phù não nặng, gây tụt kẹt não và chết não.
Xuất huyết não thứ phát:
Căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động-tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), biến chứng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý rối loạn đông máu, các khối u não chảy máu. Diễn biến sau đó cũng gây vòng xoáy bệnh lý như trên. Xuất huyết não do chấn thương sọ não có cách xử trí khác liên quan đến ngoại khoa nên thường không đề cập trong đột quỵ xuất huyết não.
Về mặt vị trí, chảy máu trong não không do chấn thương được chia thành xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong nhu mô não và xuất huyết trong não thất. Mỗi vị trí chảy máu cỏ thể gợi ý vùng tổn thương, mạch máu tổn thương, dạng xuất huyết để có phương án xử trí thích hợp.
Yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não:
Tuổi cao, tiền sử đột quỵ não, nghiện rượu, nghiện ma túy
Người mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông, điều trị thuốc tiêu sợi huyết (trong nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp), dị dạng động mạch não, viêm mạch, bệnh amyloidosis não, u tân sinh nội sọ.
HÌnh ảnh tổn thương xuất huyết não
Biểu hiện xuất huyết não
Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, thường là trong khi vận động nặng. Với biểu hiện bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi máu não.
Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện: Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động, nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt, cổ cứng, liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng. Yếu một cánh tay hoặc chân. Mất tỉnh táo, hôn mê. Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói. Khó nuốt, có vị lạ trong miệng. Khó đọc hoặc viết.
Điều trị xuất huyết não Xuất huyết não là một cấp cứu, nên cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Tiếp đến là kiểm soát chảy máu, tình trạng co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng các loạt thuốc an thần, giảm đau, dùng thuốc cắt cơn co giật. Điều chỉnh rối loạn đông máu (thuốc cầm máu, truyền các yếu tố đông máu nếu thiếu hụt như tiểu cầu, huyết tương).
Chống phù não, giảm áp lực nội sọ...Phẫu thuật lấy huyết khối nội sọ, dẫn lưu não thất, can thiệp nội mạch xử trí dị dạng mạch máu não.
Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, tăng huyết áp).
Tóm lại: Xuất huyết não là một dạng của đột quỵ, khá thường gặp trên lâm sàng và tiên lượng tử vong cao. Đối với bệnh lý này thì việc thực hiện đúng thao tác xử trí xuất huyết não tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm đến trí tuệ và tính mạng của người bệnh.
Dự phòng và điều trị các biến chứng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phục giúp hỗ trợ người bệnh tránh biến chứng, vừa giúp nhanh chóng trở về trình trạng bình thường trước đây. Bởi thế khi phát hiện hoặc nghi ngờ cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.
Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên uống nước lá tía tô? Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Uống nước lá tía tô thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên uống nước lá tía tô? Hãy cùng tìm...