Viêm quanh Implant: Cách phòng ngừa và điều trị
Viêm quanh Implant là một bệnh viêm nhiễm làm phá hủy xương nâng đỡ trong các mô xung quanh Implant.
Khác với một chiếc răng tự nhiên, cấu trúc xoắn ốc và bề mặt nhám của Implant tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể dễ dàng tích tụ trên bề mặt Implant (mảng bám) và theo thời gian, vi khuẩn gây bệnh sẽ xuất hiện và phát triển trên bề mặt Implant từ đó gây kích ứng mô mềm xung quanh Implant, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm tổn thương mô.
Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm sẽ khiến cấu trúc xương bên dưới Implant bị phá hủy (viêm quanh Implant). Vậy làm thế nào để phòng ngừa viêm quanh Implant?
Ảnh minh họa
Viêm quanh Implant là gì?
Viêm quanh Implant là một bệnh viêm nhiễm làm phá hủy xương nâng đỡ trong các mô xung quanh Implant.
Bệnh khởi phát khi thức ăn, vi khuẩn không được làm sạch (mảng bám quanh Implant) sẽ tích tụ và xâm nhập vào khe hở giữa Implant và mô liên kết xung quanh tạo thành các túi Implant. Theo thời gian vi khuẩn trong các túi này gây nên các quá trình viêm và làm các túi này sâu dần đến lớp xương nâng đỡ Implant gây nên tình trạng phá hủy xương và cuối cùng làm cho Implant rơi ra ngoài.
Ảnh minh họa
Do tính bám dính của bề mặt Implant với mô xung quanh kém hơn các răng tự nhiên nên tốc độ phá hủy xương rất nhanh so với viêm nha chu thông thường.
Tần suất tổng thể của viêm mô quanh Implant được báo cáo là 5% đến 8% đối với các hệ thống cấy ghép được chọn.
Nguyên nhân
Chủ yếu là do sự tích tụ mảng bám vi khuẩn trong các túi Implant (tương tự như mảng bám nha chu (xem thêm viêm nha chu cách phòng ngừa và điều trị).
Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí Gram âm, như Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis, Aggregatibacter actinomycetemcomitans, Bacterioides forsythus, Treponema denticola, Prevotella nigrescens, Peptostreptococcus micros và Fusobacterium nucleatum.
Các yếu tố nguy cơ
- Mảng bám quanh Implant liên quan trực tiếp đến việc phân phối không đủ áp lực nhai lên các mô bao quanh mô cấy (do thiết kế, loại Implant không đúng), do đó dẫn đến làm lỏng lẻo các giá đỡ nhân tạo hoặc làm nhiễm trùng các mô xung quanh và gây nên các quá trình viêm nhiễm.
- Thiếu niêm mạc quanh Implant: Mô mềm quanh Implant khỏe mạnh đóng vai trò như một rào cản sinh học đối với một số tác nhân gây ra bệnh viêm quanh Implant và nếu nó bị phá hủy hay không có đủ độ dầy của lớp mô liên kết, sự nhiễm khuẩn sẽ lây lan trực tiếp đến xương, dẫn đến sự phá hủy nhanh chóng của xương nâng đỡ Implant.
- Chất lượng, chất liệu và thiết kế ngoại hình của Implant không phù hợp cũng góp phần tạo điều kiện cho mảng bám xuất hiện (dao động từ thấp đến 2 % đến cao nhất là 58 % với một số loại Implant).
Ảnh minh họa
Video đang HOT
- Vị trí Implant không đúng hay phục hình răng không phù hợp gây khó vệ sinh hay thiếu chăm sóc thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm quanh Implant.
- Các yếu tố căn nguyên khác bao gồm đái tháo đường, loãng xương, hút thuốc, điều trị lâu dài bằng corticoid, xạ trị và hóa trị.
Ảnh minh họa
Làm thế nào để chẩn đoán viêm quanh Implant?
Viêm quanh Implant là biến chứng nặng hơn của viêm niêm mạc quanh Implant. Khi xảy ra tình trạng viêm niêm mạc quanh Implant, lợi cũng bị viêm nề đỏ nhưng không có mất sự bám dính và tiêu xương, khi đó chỉ cần loại bỏ mảng bám vi khuẩn là được. Với tình trạng viêm quanh Implant, việc chẩn đoán sẽ dựa trên các yếu tố:
- Sự thay đổi màu sắc và mức độ ra máu của nướu
- Thăm dò độ sâu của túi quanh Implant
- Sự chảy mủ trong răng
- Chụp X-Quang để quan sát sự tiêu xương và sự mất dần chiều cao của xương xung quanh Implant. Đánh giá tiêu xương trên X-quang dựa vào mức độ chênh lệch xương giữa các thời điểm nếu có lưu giữ phim hoặc mức tiêu xương vượt quá mức tiêu xương sinh lý cho phép trong khoảng 1,5mm cho năm đầu tiên.
Điều trị viêm quanh Implant
Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị viêm quanh Implant sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, nhưng nhìn chung vẫn sẽ xoay quanh các nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nhiễm trùng và ổ viêm nhiễm xung quanh Implant
- Giảm độ sâu của túi quanh Implant
- Tái tạo xương ổ răng và ghép xương trong trường hợp tiêu nhiều xương quanh Implant
Ảnh minh họa
Cho đến hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào được xem là điều trị tối ưu mà đảm bảo khỏi bệnh, vì vậy khi được chẩn đoán viêm quanh Implant, các nha sĩ thường sẽ điều trị phối hợp không phẫu thuật như làm sạch cơ học, sát trùng, kháng sinh và điều trị phẫu thuật. Đó là sự khác biệt với điều trị viêm nha chu. Sau đây là các phương pháp cụ thể được sử dụng:
Phương pháp điều trị không phẫu thuật
Nguyên tắc là loại bỏ mảng bám răng và vi khuẩn và tạo điều kiện cho mô xung quanh tự phục hồi đi kèm với chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát. Nếu viêm quanh Implant có liên quan đến bệnh nha chu kéo dài, thì cần phải điều trị cả hai tình trạng này.
Các biện pháp Nha sĩ có thể sử dụng để loại loại bỏ mảng bám vi sinh vật trên bề mặt Implant như:
- Lấy cao răng và làm sạch mảng bám
- Thuốc kháng sinh toàn thân: được sử dụng để chống lại sự nhiễm trùng các hợp chất thường được sử dụng như Metronidazole và Spiramycin kết hợp.
- Thuốc sát trùng tại chỗ: đắp gạc được ngâm trong hỗn hợp chlorhexidine và nước muối có thể giúp sát trùng tại chỗ viêm và làm giảm sự viêm nhiễm khi túi Implant có độ sâu> 5 mm.
- Điều trị bằng laser: Năng lượng laser giúp kích thích chữa lành vết thương đồng thời giảm sưng tấy và khó chịu.
Phẫu thuật viêm quanh Implant
Phẫu thuật nạo mở túi Implant và lật vạt làm sạch bề mặt Implant bằng chổi titan, mũi khoan và laser có thể kết hợp ghép mô liên kết thường được chỉ định để điều trị các tình trạng viêm quanh Implant nặng và sử dụng kết hợp với việc dùng kháng sinh để nhanh hồi phục. Liệu pháp kháng sinh toàn thân (như Spiramycin và Metronidazole kết hợp chống vi khuẩn kị khí) giúp nâng cao hiệu quả.
Đối với trường hợp Implant tiêu quá chiều dài hay lung lay mức độ 3, lung lay theo chiều ngang trên 0,5 mm và mức độ 4 là lung lay theo cả chiều ngang và dọc mà mắt thường nhìn thấy được thì nên tháo bỏ Implant, vệ sinh sạch sẽ và chờ liền tổn thương để lên kế hoạch đặt Implant khác.
Biện pháp phòng ngừa
Viêm quanh Implant thường xảy ra trong quá trình hồi phục sau khi cấy ghép Implant gây ra những thiệt hại nặng nề cho bệnh nhân và rất khó khăn, phức tạp trong điều trị dứt điểm. Chính vì vậy việc phòng ngừa viêm quanh đóng vai trò chính yếu trong việc đảm bảo việc phẫu thuật cấy ghép Implant thành công hay thất bại.
Để phòng ngừa viêm quanh Implant nha sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân:
- Chỉ thực hiện cấy ghép Implant tại những địa chỉ nha khoa uy tín, có tay nghề cao.
- Đánh răng hai lần một ngày hoặc sau bữa ăn
- Không nên sử dụng tăm xỉa răng mà hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng với một lực vừa phải tránh làm tổn hại đến mô mềm, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm không đáng có.
- Sử dung bàn chải kẽ, tăm nước để làm sạch các vị trí khó làm sạch.
- Không hút thuốc, uống rượu, đặc biệt là trong quá trình điều trị.
- Nên sử dụng các phục hình tháo lắp được để dễ vệ sinh.
- Khám răng định kì 4 tháng/1 lần để nha sĩ có thể loại bỏ mảng bám cũng như phát hiện sớm bệnh viêm quanh Implant để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh toàn thân khác.
8 dấu hiệu, mùi ở miệng xuất hiện có nghĩa bạn cần đi khám, kẻo có ngày hối không kịp
Hãy chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng, đặc biệt cần lưu ý tới những vấn đề dưới đây.
Sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng tạo thành những lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng cũng là giai đoạn ban đầu dẫn đến các bệnh răng miệng nguy hiểm như viêm nướu và viêm nha chu.
Ra máu nướu
Ra máu nướu cũng có thể là dấu hiệu mắc các bệnh như bệnh bạch cầu, AIDS, tiểu đường, xơ gan và ngộ độc kim loại nặng như chì và thủy ngân. Do đó, đừng coi nhẹ tình trạng này và tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Đau răng
Ngoài sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy và các bệnh răng miệng khác, đau răng cũng có thể liên quan đến các bệnh về thần kinh và các bệnh mãn tính.
Đau răng và tê liệt đột ngột một bên mặt có thể là dấu hiệu của viêm dây thần kinh mặt ngoại biên. Căn bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa đông.
Đau lưỡi
Đau lưỡi có thể là dấu hiệu ung thư lưỡi. Cơn đau này lan lên đỉnh đầu và sâu vào tai. Lưỡi sẽ không thể di chuyển linh hoạt, khó nói chuyện, ăn uống bình thường,...
Đau lưỡi đi kèm nổi mụn nước trên lưỡi có thể là dấu hiệu u nang dưới lưỡi. Bệnh này thường xảy ra ở thanh thiếu niên, khiến người bệnh khó ăn uống và nói chuyện.
Lưỡi đổi màu
Màu lưỡi bình thường nên có màu đỏ nhạt, lớp lưỡi mỏng và đều. Nếu lưỡi nhợt nhạt sau khi bị cảm lạnh hoặc sốt, đó có thể là dấu hiệu thiếu máu. Những người bị thiếu máu cũng sẽ có nước da, mắt, mặt và môi trắng, và họ rất dễ mệt mỏi, và tóc không sáng bóng.
Loét miệng
Loét miệng nhẹ thường tự khỏi trong vòng một tuần và nặng hơn thì mất một hoặc hai tháng. Nếu vừa bị loét miệng vừa đau đầu, tăng nhiệt độ cơ thể và nổi hạch bạch huyết thì cần đi khám. Có nhiều nguyên nhân gây loét miệng như bệnh tiêu hóa, thay đổi nội tiết, thiếu một số nguyên tố vi lượng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,...
Hôi miệng
Hôi miệng có thể do các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,... Hôi miệng kèm theo tức ngực và buồn nôn có thể là dấu hiệu của chứng khó tiêu.
Đắng miệng
Miệng đắng là cảm giác trong miệng có vị đắng, bất kể ăn hay uống gì cũng thấy đắng. Đắng miệng cảnh báo cơ thể mắc các bệnh như trào ngược dịch mật, trào ngược dạ dày.
Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết, lây nhiễm từ người sang người Trong khi cả nhân loại phải gồng mình đối phó với dịch COVID-19 trong suốt gần 1 năm qua, dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện thấy các manh mối từ virus Chapare và những nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, với nguy cơ lây lan từ...