Viêm phổi do biến chứng thủy đậu: Hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
Viêm phổi do biến chứng thủy đậu không quá phổ biến, thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn hơn là trẻ em.
Thủy đậu là căn bệnh khá lành tính và hầu hết tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Viêm phổi do biến chứng thủy đậu chứa đựng tỷ lệ mắc và tử vong khá đáng kể đối với một căn bệnh có thể được chủng ngừa.
Tỷ lệ người lớn dễ mắc bệnh thủy đậu là khoảng 7% ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong số những người mắc bệnh thủy đậu, một số dạng bệnh phổi được ghi nhân với tỷ lệ 5-15%. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phổi do biến chứng thủy đậu bao gồm ức chế miễn dịch, mang thai, hút thuốc nhiều, tuổi già, COPD và phát ban da nghiêm trọng.
Viêm phổi do biến chứng thủy đậu không quá phổ biến, thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn hơn là trẻ em – Ảnh: nejm
1. Dấu hiệu viêm phổi do biến chứng thủy đậu
Tuy thủy đậu ở giai đoạn đầu có nhiều biểu hiện như ho giống cảm cúm, nhưng biến chứng viêm phổi được xác định khi người bệnh gặp phải các triệu chứng như:
- Ho khan
- Sốt, đôi khi sốt cao
- Ớn lạnh
- Hụt hơi
- Đau ngực khi ho hoặc thở
Video đang HOT
- Thở nhanh
Viêm phổi do biến chứng thủy đậu thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em; thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ 3-5 của bệnh (tính từ khi bệnh khởi phát). Viêm phổi đôi khi có thể nhẹ và điều trị được, nhưng nhiều trường hợp cũng diễn tiến khá nặng. Khi viêm phổi do biến chứng thủy đậu nặng, người bệnh sẽ có biểu hiện: sốt cao; thở nhanh; khó thở; tím tái; ho ra máu…
Tình trạng viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và phù phổi vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Khi viêm phổi do biến chứng thủy đậu nặng, người bệnh sẽ có biểu hiện: sốt cao; thở nhanh; khó thở… – Ảnh: wikiwand
2. Chẩn đoán viêm phổi do biến chứng thủy đậu
Trước hết, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu thông qua biểu hiện ngoài da. Chẩn đoán viêm phổi do biến chứng thủy đậu của bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng viêm phổi nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang phổi.
Chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng phương pháp nào? Chẩn đoán lâm sàng được thực hiện thông qua các biểu hiện điển hình. Viêm phổi do biến chứng thủy đậu gây ra tình trạng thở nhanh, tức ngực, ho, khó thở, sốt, đau ngực hoặc ho ra máu. Các triệu chứng ở ngực có thể bắt đầu trước khi phát ban trên da xuất hiện. Nguy cơ phát triển suy hô hấp cần thông khí nhân tạo là khó dự đoán.
Chụp X quang ngực và hình ảnh HRCT rất hữu ích trong chẩn đoán viêm phổi do vi rút varicella cấp tính.
3. Điều trị viêm phổi do biến chứng thủy đậu
Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân viêm phổi do biến chứng thủy đậu điều trị với Acyclovir trong 7-10 ngày. Ảnh: truthfal
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân viêm phổi do biến chứng thủy đậu điều trị với Acyclovir trong 7-10 ngày, việc dùng acyclovir uống hay tiêm tĩnh mạch tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Liệu pháp điều trị steroid hỗ trợ còn nhiều tranh cãi nhưng đôi khi vẫn được thảo luận trong các trường hợp nhiễm trùng nặng. Gần 40% bệnh nhân viêm phổi do biến chứng thủy đậu phải thở máy. Trong trường hợp suy hô hấp hoàn toàn hoặc khó chữa, ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể) cũng là một lựa chọn.
Tỷ lệ tử vong do viêm phổi do biến chứng thủy đậu ngày nay đang được cải thiện (cải thiện 6%, theo số liệu gần đây). Kết quả khả quan này có được có thể do chẩn đoán sớm, điều trị bằng Acyclovir và các ICU hiện đại.
3 sai lầm "kiêng cữ" trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần bỏ ngay
Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, là căn bệnh lành tính và có thể tự điều trị tại nhà. Do đó tình trạng bệnh phụ thuộc phần lớn vào cách chăm sóc bệnh nhân.
Cũng có những sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khiến bệnh bị biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
1. Kiêng tắm - sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu phổ biến nhất
Theo quan niệm dân gian, người mắc thủy đậu cần kiêng nước tuyệt đối. Người bệnh phải kiêng tắm khi bị thủy đậu. Thậm chí còn không được đụng tay vào nước dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu cơ thể bẩn thì chỉ nên lấy khăn hoặc giấy khô lau sạch. Đây là sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu hết sức cực đoan.
Thủy đậu là căn bệnh không thể khỏi chỉ trong 1 - 2 ngày. Thời gian để bệnh thoái lui nhanh nhất cũng phải 1 tuần. Nếu như người bệnh kiêng nước, kiêng tắm như vậy sẽ rất mất vệ sinh. Virus gây bệnh thủy đậu sẽ có cơ hội sinh sôi, nhân lên với số lượng lớn, khiến bệnh ngày càng lan rộng và trầm trọng hơn. Vi khuẩn sẽ có điều kiện tích tụ lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Việc các vết mụn thủy đậu bị nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi bị thủy đậu chẳng hạn như: nhiễm trùng da, biến chứng thần kinh,..
Mặt khác, không được tắm gội sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. Da dẻ càng trở lên ngứa ngáy khiến người bệnh gãi làm trầy xước và vỡ các nốt mụn, rất dễ để lại các vết thâm sẹo.
Kiêng tắm là sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khiến da dễ bị biến chứng bội nhiễm. (Ảnh Internet).
2. Kiêng gió
Đây cũng là sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do khá nhiều người mắc thủy đậu thường đi kèm sốt, đau nhức đầu. Mọi người cho rằng, kiêng gió sẽ giúp người bệnh không bị cảm sốt. Do vậy người bệnh cần ở trong phòng kín, che chắn cẩn thận, không cần ra ngoài trong thời gian bị bệnh. Thậm chí là không được bật quạt.
Thực tế sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu này không hoàn toàn có hại cho sức khỏe người bị thủy đậu. Khi đang bị thủy đậu, hệ miễn dịch vốn rất suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt với đối tượng trẻ em, nếu bị nhiễm lạnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm phổi. Do đó, việc tránh gió lạnh là cần thiết.
Tuy nhiên, nếu giữ bệnh nhân trong phòng quá kín và ngột ngạt sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.Tốt nhất hãy để phòng thông thoáng, mát mẻ, đầy đủ ánh sáng. Nếu trời không quá lạnh, gió không quá to thì nên mở cửa sổ là lưu thông không khí trong phòng. Khi trời nóng bức cũng có thể bật quạt. Tránh việc đổ mồ hôi sẽ kích ứng da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Việc giữ người bệnh luôn ở trong nhà để tránh gió cũng là sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu cần loại bỏ. Tuy người bệnh không nên đến nơi công cộng có đông người để tránh lây nhiễm cộng đồng. Nhưng họ có thể đi dạo và vui chơi ngoài vườn, quanh nhà. Điều này sẽ giúp tinh thần của người bệnh được cải thiện.
Kiêng gió là sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu khá phổ biến. (Ảnh Internet).
3. Kiêng ăn
Điều khiến bệnh nhân lo lắng nhất khi bị thủy đậu chính là các nốt mụn nước sẽ để lại sẹo thâm. Vì mụn lan rộng khắp cơ thể, dày đặc trên mặt, nên nếu để lại sẹo thì rất mất thẩm mỹ. Do đó bệnh nhân thường có tâm lý ăn thanh đạm nhất có thể để đảm bảo an toàn. Tránh xa các loại trứng, rau muống, thịt gà,... vì sợ bị sẹo.
Nếu bạn khó khăn trong việc lựa chọn Thực đơn cho người bị bệnh thủy đậu hỗ trợ nhanh khỏi bệnh thì nên tham khảo bài viết này.
Kiêng ăn không hẳn là quan niệm sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu. Chỉ cần bệnh nhân không kiêng ăn quá cực đoan. Như chúng ta đã biết, khi bị thủy đậu, sức đề kháng của cơ thể rất yếu. Việc ăn uống đầy đủ các nhóm chất không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng đánh bại virus gây bệnh thủy đậu, mà còn giúp phòng chống các bệnh cơ hội khác.
Hơn nữa mụn thủy đậu chỉ để lại sẹo khi bị vỡ sớm và nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc cẩn thận, mụn tự xẹp và khô thì tỉ lệ để lại sẹo là rất nhỏ.
Bệnh nhân thủy đậu nên ăn thanh đạm nhưng cần đủ chất. Chỉ nên kiêng các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị, hạn chế thực phẩm làm từ bơ sữa. Bởi chúng thường làm da tăng tiết dầu, thúc đẩy phản ứng viêm, khiến cho các nốt mụn nghiêm trọng hơn và tăng cảm giác ngứa ngáy.
Thủy đậu có mấy giai đoạn? Các giai đoạn khác biệt như thế nào? Cũng như nhiều loại bệnh do virus khác, thủy đậu cũng phát triển theo từng giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khá dễ nhận biết. Vậy các giai đoạn của bệnh trông như thế nào? Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự bùng phát của phát ban...