Viêm mí mắt: Bạn không nên coi thường!
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, viêm mi mắt là căn bệnh khá phổ biến với người trên 50 tuổi. 80% trong số họ là nữ giới.
Viêm mí mắt là một dạng viêm nhiễm ở mí mắt và các vùng quanh mí. Nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và không thể nhầm với bệnh viêm kết mạc (mắt đỏ và có màng trắng).
Thường những người da nhờn, nhiều gàu hay mắt khô thì hay mắc phải và nhiều trường hợp là biến chứng của một số bệnh như đau mắt hột. Bất cứ ai bị nhiễm khuẩn ở ngoài da và nhất là những người bị nhiễm khuẩn ở chân lông mi, nếu lượng khuẩn lớn tụ ở quanh chân lông mi có thể gây gàu giống như vảy dọc theo chân lông mi và bờ mí. Viêm bờ mí cũng thường phối hợp với tuyến nhờn ở mí nằm ở chân lông mi (được gọi là tuyến Meibomian).
Khi bị viêm bờ mí thì cả mí trên và mí dưới được phủ bởi những phần tử có dầu và vi khuẩn bám ở gần chân lông mi, gây kích thích mắt, ngứa mắt, đỏ mắt và có cảm giác như bỏng.
Ô nhiễm môi trường đáng báo động, các rối loạn hóc-môn và dùng hóc môn thay thế khá phổ biến, dùng thuốc và mỹ phẩm bừa bãi, nằm viện lâu ngày… đều là những nguy cơ khả dĩ hình thành nên căn bệnh này.
Cho đến thời điểm hiện tại viêm mi vẫn là căn bệnh mạn tính khó điều trị tiệt căn, đòi hỏi người bện phải ” chung sống hòa binh”. Tuy nhiên mỗi khi bạn có những triệu chứng như giảm thị lực, đau nhức mắt, chói mắt, ngứa cộm,… nên đi khám mắt càng sớm càng tốt.
Muốn có một cuộc sống tương đối bình thường khi mắc viêm mi đòi hỏi bệnh nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc mình bên cạnh những chăm sóc y tế.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng của bệnh
- Cảm giác ngứa, cộm, thích gãi mi-Lông mi rụng nhiều
- Các triệu chứng của khô mắt: cộm, rát, vãi nước mắt, thích nhắm mắt
Khi thăm khám dưới sinh hiển vi khám bệnh, các bác sĩ sẽ chú ý truy tìm các dấu hiệu sau đây:
-Bờ mi dầy, đỏ
Video đang HOT
-Phình giãn mạch ở bờ mi
-Các mụn nước nhỏ ở mi
-Các lỗ tuyến bờ mi bị tắc tạo thành các mụn nhỏ
-Hiện tượng tăng tiết bã nhờn của da và tuyến sụn mi( Mobeimius)
-Biểu hiện tắc của các lỗ đổ ra bờ mi của tuyến sụn mi: ứ động chất tiết ở lỗ tuyến, chảy dịch khi ấn đè
Theo bác sĩ Cương, ngành nhãn khoa không chỉ phải đương đầu với các căn bệnh gây mù mà còn vô số căn bệnh gây khó chịu cho hàng triệu triệu người. Viêm mi là một ví dụ điển hình. Trong căn bệnh này phần thắng không phải là các bác sĩ và đơn thuốc của họ. Muốn có một cuộc sống tương đối bình thường khi mắc viêm mi đòi hỏi bệnh nhân phải tự chăm sóc mình bên cạnh những chăm sóc y tế.
Chăm sóc và bổ sung thực phẩm cho mắt
Bác sĩ Cương cho rằng, đây chính là phần việc của bệnh nhân và là phần quan trọng nhất. Bởi lẽ không bác sĩ mắt nào dám nói có thể chữa khỏi viêm mi cho bạn 100%. Do vậy bạn phải tự chăm sóc cho mình để có được cảm giác khỏi hay gần khỏi bệnh
Vệ sinh mắt rất quan trọng: bệnh nhân cần được hướng dẫn để lật mi theo chiều đứng đề vệ sinh và massage mi. Ở tư thế trên các lỗ tuyến sụn mi sẽ được bộc lộ, ta sẽ lau chùi mi từ bên này sang bên kia để loại trừ các vảy bám.
Sau quá trình vệ sinh sẽ là công việc rửa lông mi bằng 1 giọt dầu gội trẻ em hay các dung dịch rửa mắt có trên thị trường. Mới đây một nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân đã chứng minh dầu bệnh nhân vệ sinh mi mắt bằng dầu gội chứa 5% tinh chất trà xanh trong 6 tuần làm lui giảm các triệu chứng của viêm mi rất tốt, đặc biệt là với viêm mi do Demodex. Ta có thể dùng tăm bông, miếng gạc hay chính các ngón tay để làm công việc này. Việc lau chùi cần làm hàng ngày cho đến khi thấy không còn khó chịu gì. Cần lưu ý là việc vệ sinh mi có thể gây nguy hiểm cho mắt nếu không tuân thủ qui trình và dùng dụng cụ thích hợp. Bạn nên đề nghị các bác sĩ hướng dẫn tường tận thủ thuật này. Đa phần các triệu chứng của viêm mi sẽ giảm trông thấy sau một thời gian vệ sinh mi và massage mi.
Chườm mi là một động tác nữa bổ xung rất tốt cho các liệu pháp tổng thể điều trị viêm mi. Ta có thể dùng khăn, gạc, các túi gel được sản xuất riêng cho việc này cho vào nước ấm hay lò vi sóng nâng nhiệt độ lên. Sau đó chườm vài phút vào mi mắt. Phương pháp này làm bệnh nhân có cảm giác dễ chịu, các lỗ tuyến ở mi được giãn nờ và giải phóng cặn bã, đóng ghóp vào kết quả điều trị viêm mi. Chườm mi nên được làm thường hàng ngày và lâu dài. Sau đó có thể nhắc lại nếu các khó chịu lại tái diễn.
Acid béo omega 3, liều hơn 1 gram/ ngày, dùng liên tục trong một năm được các nghiên cứu về dinh dưỡng cho là có tác dụng với viêm mi. Chất lượng phim nước mắt được cải thiện rõ nhờ tác động vào hệ thống tiết bã nhờn của mi chính là lý do của thành công này.
Bên cạnh tất cả những biện pháp trên người bệnh cũng nên cung cấp cho bác sĩ về thói quen dùng thuốc, sinh hoạt, dinh dưỡng…để hai bên cùng lập kế hoạch điều trị. Dùng Isotretinoin điều trị trứng cá, bơm xịt hen, khói thuốc lá đều có thể là nguyên nhân gây viêm mi, nếu dừng tiếp xúc bệnh sẽ hết.
Cho đến thời điểm hiện tại viêm mi vẫn là căn bệnh mạn tính khó điều trị tiệt căn, đòi hỏi người bện phải ” chung sống hòa binh”. Tuy nhiên mỗi khi bạn có những triệu chứng sau nên đi khám mắt càng sớm càng tốt:
-Giảm thị lực
-Đau nhức mắt
-Đỏ mắt nặng và xu hướng mạn tính
-Chói mắt, chảy nước mắt
-Bệnh có xu hướng tái phát theo chu kỳ
-Trơ với phương pháp điều trị đang áp dụng
Theo Vnmedia
Uốn lông mi: Làm đẹp hay làm hại mắt?
Tại Hà Nội cũng như TPHCM, dịch vụ uốn, nhuộm và nối mi khá phổ biến, hầu hết các cửa hàng cắt tóc gội đầu, salon làm đẹp đều có dịch vụ này.
Giá chỉ từ 150.000 - 350.000 đồng/lần nối, nhuộm và 80.000 - 100.000 đồng cho mỗi lần cấy dặm mi. Theo tìm hiểu của PV thì hầu hết những cơ sở làm đẹp này đều sử dụng các loại thuốc và nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Vậy, sự thật của trào lưu "làm đẹp" này là như thế nào.
Uốn lông mi
Uốn lông mi cũng tương tự như uốn tóc, dưới tác dụng của thuốc, lông mi của bạn sẽ cong trong khoảng 3 tháng. Sau đó, lông mi sẽ duỗi dần và trở về hình dạng ban đầu. Nếu muốn uốn tiếp, bạn phải chờ ít nhất là 6 tháng để lông mi mọc đều lại.
Nhưng có một điều bạn cần phải biết là uốn lông mi rất có hại bởi sau khi uốn, lông mi sẽ bị rụng và thưa dần. Nếu sơ ý để dung dịch uốn lông mi bị dính vào mắt sẽ làm cho mắt bạn cay, rát, về lâu dài sẽ làm hại mắt. Vì vậy, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn không nên uốn lông mi thường xuyên.
Nối mi
Để có thể nối mi, người ta phải sử dụng nhíp để gắn từng sợi tơ lụa hoặc sợi tổng hợp lên từng chiếc lông mi của bạn bằng một chất keo và điều mà bạn có thể không biết là rất nhiều loại keo được sử dụng trong nối mi có chứa hóa chất formaldehyde - loại hóa chất có thể gây dị ứng dẫn đến nhức, bỏng rát, sưng và phát ban khi tiếp xúc.
Mới đây, Viện Nghiên cứu về nhãn khoa của Mỹ đã cảnh báo rằng nối mi ở các salon uy tín cũng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn giác mạc và mí mắt, cũng như bị viêm da do phản ứng với loại keo mà salon đó sử dụng.
Một mối nguy hại khác nữa là bạn rất dễ bị rụng tạm thời hoặc rụng vĩnh viễn lông mi tự nhiên vì việc nối mi làm hỏng lông nang hoặc do mi giả quá nặng đến mức làm mi thật bị căng và gãy. Việc vệ sinh tay và các dụng cụ nối mi cho các khách hàng nếu không được làm cẩn thận cũng là nguyên nhân dễ làm lan truyền nhiễm khuẩn.
Vì vậy, một khi đã nối mi giả, bạn nên chú ý theo dõi các triệu chứng như đau, ngứa hay đỏ mắt. Nếu các triệu chứng này gia tăng, bạn không được giụi, gãi hoặc giật mi nối ra mà cần đi gặp bác sĩ nhãn khoa ngay.
Nhuộm mi
Với tâm lý thích làm đẹp, lại được giới thiệu những lời "có cánh" như: không mất công chải mascara, chải phấn mắt, màu nhuộm lưu giữ trên mi khoảng 6 - 10 tuần, rửa mặt hàng ngày không bị lem màu... khiến dịch vụ nhuộm lông mi được khá nhiều chị em tìm tới, nhất là các cô gái trẻ.
Màu nhuộm mi được rao bán tràn lan trên mạng, tùy vào xuất xứ mà giá cả chênh nhau khá lớn. Với "hàng xách tay" từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc thì giá từ 400.000 đồng đến gần 1 triệu đồng, hàng nhập từ Đài Loan giá thấp hơn và thậm chí chỉ cần bỏ ra khoảng 100.000 đồng là đã sở hữu được một lọ thuốc nhuộm không rõ xuất xứ.
BS Nguyễn Quý Trọng (Viện Mắt TƯ) cho biết thành phần thuốc nhuộm mi chủ yếu là hóa chất, rất có thể gây dị ứng hoặc gây viêm nhiễm cho mắt, đặc biệt là những loại thuốc nhuộm không rõ nguồn gốc càng nguy hiểm hơn.
Thống kê của Viện Mắt Trung ương và Bệnh viện Mắt TPHCM cho thấy, số bệnh nhân đến điều trị viêm mi mắt do dị ứng thuốc nhuộm ngày càng nhiều, cá biệt có tuần lên tới 20 - 30 người!
ThS BS Đặng Xuân Mai, BV Mắt TPHCM cảnh báo, nếu thuốc uốn nhuộm mi bị rơi vào trong mắt sẽ bị viêm kết mạc, viêm mắt, viêm bờ mi, mắt tấy đỏ, chảy nước mắt liên tục, nóng rát mắt..., thậm chí với những người có cơ địa quá mẫn cảm còn có thể bị dị ứng toàn bộ vùng da xung quanh mắt, nổi mụn nước hoặc mụn có mủ, gây buồn nôn, nôn hoặc mẩn đỏ toàn thân, gây sốt, mắt có thể bị giảm thị lực trầm trọng, thậm chí dẫn đến mù hoàn toàn.
BS Mai còn khuyến cáo rằng, có nhiều người sau khi uốn nhuộm mi, thấy mắt bị rặm, ngứa đã tự ý mua thuốc có corticosteroid để nhỏ mắt không theo sự hướng dẫn của bác sĩ nên rất dễ gặp phải nguy cơ gây tăng nhãn áp.
Đây là một trong những nguyên nhân gây mù mắt không hồi phục hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Do đó, nếu không may bị dính thuốc nhuộm vào mắt thì ngay lập tức cần phải dùng nước sạch xối nhiều lần để rửa mắt sạch rồi đến ngay chuyên khoa mắt của bệnh viện để chữa trị, tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt bừa bãi khiến cho bệnh có thể nặng thêm, thậm chí là không thể cứu vãn được đôi mắt.
Theo Trần Trung
Sức khỏe và Đời sống
Sự thật về độ độc hại của hóa mỹ phẩm Nhiều chất bảo quản trong lọ kem dưỡng da có hại cho sức khỏe, hóa chất duỗi tóc chứa chất gây ung thư... là những mối lo có cơ sở của chị em. Khi bạn che phủ các nhược điểm của mình bằng kem nhuộm da hay duỗi thẳng tóc, rất có thể bạn đang sử dụng một sản phẩm có vô số...