‘Viêm màng túi’ ảnh hưởng xấu đến tư duy và trí não của giới trẻ
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự suy giảm của tài sản vật chất, nhất là tiền bạc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ con người.
Đây là kết luận của nhóm khoa học từ Trung tâm nghiên cứu Inserm của Đại học Bordeaux (Pháp), công bố trên tạp chí Neurology.
Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia quan sát 3.287 công dân Mỹ, ở độ tuổi từ 23 đến 35. Quá trình quan sát kéo dài trong suốt 20 năm, bắt đầu từ năm 1990 đến 2010.
Thu nhập của người trẻ càng giảm, khả năng tư duy và trí nhớ cũng bị kém đi rất nhiều.
Sau khi phân tích các dữ liệu, nhóm khoa học chia người tham gia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên, bao gồm 1.780 người, có mức lương ổn định trong 2 thập kỷ qua. Nhóm thứ hai, gồm 1.108 người, có thu nhập giảm và nhóm thứ ba, 399 người, thu nhập lúc ổn định, có lúc giảm.
Người đứng đầu công trình nghiên cứu, giáo sư Leslie Grasset cho biết, nếu trong nhóm dân số này, thu nhập hàng năm bị giảm trên 25%, sẽ gây ra các vấn đề xấu về tư duy và giảm sức khỏe bộ não ở độ tuổi trung niên sau đó.
Cụ thể, mức độ suy giảm khả năng trí tuệ của giới trẻ cao hơn gấp 3 lần so với mức người bình thường quan sát được, sau 1 năm lão hóa. Kết quả này vẫn đúng khi xét thêm các yếu tố khác, như huyết áp cao, hút thuốc, trình độ giáo dục và hoạt động thể chất.
Thu nhập hàng năm bị giảm trên 25 %, sẽ gây ra các vấn đề xấu về tư duy và giảm sức khỏe bộ não con người.
Quan sát nhóm công dân Mỹ trên vào thời điểm cuối năm, khi tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng, nhiều công dân phải đối mặt với sự suy giảm thu nhập thực tế, cho thấy, tư suy và trí não của họ sút giảm nhiều hơn so với sự lão hóa tự nhiên của não bộ người bình thường.
Theo những dữ liệu có được, sự biến động của tài sản, vật chất (kiếm được nhiều tiền hay ít tiền) trong những năm làm việc đỉnh cao, sẽ quyết định đến quá trình lão hóa ở não lúc trưởng thành và lúc về già.
Video đang HOT
Các nhà khoa học quan sát và đánh giá khả năng tư duy của những người tham gia, bằng các bài kiểm tra đặc biệt về tư duy và trí nhớ. Kết quả, thu nhập của người dân càng giảm, thì khả năng tư duy và trí nhớ cũng bị giảm nhiều.
Một số người cho rằng, thu nhập không ổn định, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của não bộ. Vì những người sống trong điều kiện thu nhập kém, có ít cơ hội được chăm sóc y tế chất lượng ca; hoặc do chán nản, họ hút thuốc và lạm dụng rượu thường xuyên hơn.
Nguồn: Health/VTC
Những thú chơi tưởng "sang chảnh" nhưng rất độc hại của giới trẻ ngày nay
Ngày nay, nhiều người trẻ luôn tự coi bản thân là người đón nhận nhiều áp lực nhất trong xã hội này. Để giảm thiểu căng thẳng, tìm lại những phút giây vui vẻ, sảng khoái, một bộ phận giới trẻ đã tìm đến những thú chơi được coi là "sang chảnh", "sành điệu" như bóng cười, nấm vui, cỏ Mỹ...
Nhiều người còn coi đó là trào lưu và nếu không bắt kịp sẽ trở lên lỗi thời, lạc hậu. Tuy nhiên sau những cuộc chơi "hoan lạc" đó thì cái giá phải trả lại vô cùng đắt. Bởi những thú chơi trên luôn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường liên quan tới sức khỏe và tính mạng con người.
Bóng cười: Cười xong rồi khóc
Được mệnh danh là phù thủy tạo phấn khích, bóng cười (hay còn gọi là Funky Ball) đã trở thành trào lưu của một bộ phận giới trẻ trong nhiều năm đổ lại đây.
Khí được bơm vào bóng cười là "khí cười" (N2O) có tên quốc tế là Dinitrogen monoxide hoặc Nitrous oxide, một dạng thuốc gây mê toàn thân được sử dụng trong y học.
Bóng cười thường được phục vụ trong các quán bar, vũ trường, quán karaoke...
Khi sử dụng bóng cười có N2O nồng độ thấp, khí sẽ nhanh chóng tan vào máu, tác động đến hệ thần kinh, kích hoạt trung tâm gây cười trong não, tạo cảm giác hưng phấn, hào hứng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên N2O lại thuộc nhóm chất gây nghiện, tương tự Heroin. Sử dụng "khí cười" thường xuyên có thể gây ra rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết, thiếu máu... Nhiều trường hợp tổn thương tủy sống cổ, bị sốc dần dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Mới đây, bộ Y tế Việt Nam đã có văn bản số 2954/BYT-KCB phúc đáp Công văn số 5051/UBND-KGVX của UBND thành phố Hà Nội về việc khuyến cáo tác hại của khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh, lưu hành khí N2O.
Theo văn bản Bộ Y tế nhất trí với đề nghị của UBND thành phố Hà Nội việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí. Như vậy, việc sử dụng bóng cười sẽ được xếp vào danh mục cấm tại Hà Nội. Đây là động thái tích cực của chính quyền thành phố cũng như của Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe người dân, ngăn chặn một thú vui tai hại, thiếu hiểu biết của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Thuốc lắc: Thần Chết của dân "bay", "lắc"
"Thuốc lắc" là một dạng của chất ma túy tổng hợp, có tên khoa học là Methylendioxy amphetamin (MDMA) được phát hiện vào năm 1912. Về sau nó được điều chế thành thuốc để điều trị cho những bệnh nhân tâm thần. Theo thời gian, MDMA bị lạm dụng rồi "biến tướng" trở thành một loại tân dược gây nghiện với những tên như: Kẹo điên, viên hoàng hậu, xì cọp, Estasy (nghĩa là "sung sướng, mê ly, ngây ngất").
Cuối những năm 1998, thuốc lắc có mặt tại Việt Nam và nhanh chóng trở thành thứ ma tuý thời thượng được nhiều dân chơi biết đến.
Thuốc lắc có hình thù "vô hại" như những viên kẹo sặc sỡ
Không gây nghiện nhanh và lệ thuộc nặng như Heroin nhưng sức tàn phá của thuốc lắc thì gấp nhiều lần.
Khi đưa vào cơ thể thuốc lắc sẽ kích thích thần kinh trung ương tạo ảo giác mạnh, gây rối loạn hành vi do hưng phấn quá đà. Người dùng sẽ không có cảm giác mệt mỏi, đói khát. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là sự giả tạo khiến con người bị kiệt quệ sức lực trong tình trạng vô thức. Điều này lý giải vì sao mà dân nghiện thuốc lắc có thể "bay", "lắc", nhảy nhót cuồng loạn liên tục nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí là nhiều ngày đêm mà không biết mệt .
Con nghiện sau khoảng thời gian sử dụng không được "cắn" thuốc sẽ có cảm giác chán chường, lo lắng, trầm cảm, hoang tưởng, lâu dần sẽ dẫn đến tâm thần.
Ở Việt Nam, từ đầu năm 2019 đến nay lực lượng công an đã phát hiện gần 17.000 vụ và hơn 26.000 đối tượng có liên quan tới tội phạm ma túy. Công tác đấu tranh với loại tội phạm này đang diễn vô cùng quyết liệt, đồng bộ nhằm triệt phá và giảm thiểu những tiêu cực do nó gây ra.
Vape và trào lưu "vape trick"
Vape (hay còn gọi là thuốc lá điện tử) là mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá truyền thống. Thuốc lá điện tử sử dụng các loại tinh dầu có hương vị khác nhau để tạo mùi thơm, vị ngọt.
Ngày nay, một bộ phận giới trẻ hứng thú với Vape hơn bởi trào lưu "Vape trick". Khi sử dụng loại thuốc lá điện tử này có thể nhả một lượng khói lớn, tạo thành những hình thù bắt mắt khác nhau như: Hơi thở rồng, chữ O, con sứa... Nhiều người coi đây là một dạng thức sáng tạo đỉnh cao của nghệ thuật mà đua nhau hưởng ứng. Điều đó dẫn tới thực trạng Vape được bán công khai trên mạng xã hội với lời cam đoan không nguy hại tới sức khỏe và còn giúp cai nghiện thuốc lá.
Hỗn hợp phun trong Vape thường chứa một số hợp chất gây ung thư
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế chứng minh tính an toàn của thuốc lá điện tử.
Ngược lại, việc sử dụng Vape thường xuyên sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm nicotin, tăng xu hướng tạo thành cục máu đông, xơ vữa động mạch, phì đại mạch chủ, tăng huyết áp, loạn nhịp tim... ở hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh như tiểu đường, béo phì, nhiễm độc phổi và ung thư.
Cần tạo ra những bức tường vững chắc để ngăn chặn những "cơn gió độc"
Các chất kích thích, chất gây nghiện luôn là những khoảng tối trong xã hội, nơi chực chờ cạm bẫy cho những bạn trẻ bồng bột, ham chơi, thiếu lý tưởng và hoài bão sống. Nhiều người trẻ đã bỏ lại tương lai sáng và gia đình để đến những cơ sở tâm thần điều trị do loạn thần từ việc sử dụng các chất kích thích. Thậm chí có người đã tử vong ngay trong lúc "hành lạc" với thuốc.
Chính phủ mỗi nước luôn thắt chặt chế tài và tìm mọi cách để ngăn chặn loại tội phạm này. Tuy nhiên cuộc chiến với chất kích thích, chất gây nghiện sẽ còn kéo dài vì thế giới ngầm luôn có cách tự "phát triển", tìm tòi để thu lợi từ món hàng báu bở này.
Vì thế, việc quan trọng lúc này chính là giúp giới trẻ nhận thức được những nguy hại của những chất cấm kể trên.
Và, theo tiến sĩ tâm lý Hoàng Cẩm Tú (Giám đốc Trung tâm tham vấn sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên): "Để giúp một bộ phận giới trẻ tránh xa những tệ nạn như ma túy thì cần đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống và khởi nghiệp sáng tạo. Trước mắt nên nhanh chóng tổ chức những sân chơi thật sự hấp dẫn cho các bạn trẻ như tổ chức thi hùng biện, thể thao, văn hóa, văn nghệ... để kéo giới trẻ về với những hoạt động bổ ích, phát triển thể lực, trí lực, có biện pháp khích lệ, động viên các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, tăng cơ hội việc làm để mỗi cá nhân có cơ hội tự nuôi sống bản thân, cống hiến cho gia đình, xã hội".
Ngoài ra, việc gia đình, nhà trường, quan tâm, đồng hành cùng con em cũng vô cùng quan trọng. Bởi nhiều người trẻ sa chân vào con đường tội lỗi xuất phát một phần từ sự thiếu hiểu biết và thái độ thờ ơ của gia đình và môi trường xung quanh.
Việc xây dựng những bức tường để ngăn chặn các "cơn gió độc" như thế là điều thiết yếu phải làm. Vì, tuổi trẻ chính là nguyên khí của quốc gia, quyết định thịnh suy của một dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, mỗi bạn trẻ cũng cần chủ động xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng để vượt qua mọi cảm dỗ, thuận lợi chèo lái con thuyền của cuộc đời mình và của đất nước cập bến thành công.
Theo anninhthudo
Nếu con bạn vật vã ngủ không ngon giấc, hãy thử ngay những mẹo "nhỏ mà có võ" này Tiến sĩ Ranj Singh - một bác sĩ người Anh, đồng thời là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng đã chia sẻ về các bí quyết giúp trẻ ngủ ngon. Trên thực tế, có tới 40% trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có vấn đề về giấc ngủ và chúng thường rơi vào một trong ba trạng thái: không...