Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng có mang thai được không? Cần kiêng gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng là tình trạng vùng bị tổn thương đã chiếm trên diện tích bề mặt cổ tử cung.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý người bệnh mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy khi mắc bệnh, chị em có mang thai được không? Cần ăn gì, kiêng gì và lưu ý ra sao khi điều trị? Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung (CTC) được chia thành 3 giai đoạn rõ ràng là viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1, 2 và 3. Trong đó, viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1, 2 có vùng bị tổn thương tương ứng chiếm và diện tích bề mặt CTC. Còn viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3, trên diện tích về mặt CTC đã bị tổn thương. Trong trường hợp này, nhiều bác sĩ gọi đó là viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng. Vậy khi mắc bệnh, khả năng thụ thai sẽ như thế nào?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng có mang thai được không?
Khí hư ra nhiều, huyết trắng vón cục có mùi hôi, ngứa vùng kín nặng, thường xuyên rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường,… là những dấu hiệu điển hình của bệnh. Các chuyên gia sản phụ khoa khẳng định viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thụ thai.
Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết khi diện tích bề mặt CTC bị tổn thương nhiều sẽ khiến tế bào viêm lan ra bên ngoài, cổ tử cung tiết dịch nhiều hơn bình thường, tạo nên môi trường nhầy, cản trở tinh trùng vào bên trong CTC để gặp trứng. Như vậy, viêm lộ tuyến khó có thai, khiến tỉ lệ thụ thai trở nên rất thấp.
Do đó, để ngăn ngừa tác động nghiêm trọng này, ngay khi các dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung xuất hiện, chị em cần đi thăm khám, tìm hướng điều trị hợp lý và chú ý kiêng khem cẩn thận.
Nếu điều trị bệnh kịp thời và đúng cách, chị em yên tâm vẫn có thể mang thai bình thường Phụ nữ mang thai bị bệnh nên sinh thường hay sinh mổ?
Nếu bệnh nhân bị viêm lộ tuyến CTC diện rộng ở thời kỳ đầu mang thai và đã được chữa khỏi trước thời điểm chuyển dạ thì mọi người có thể yên tâm sinh thường.
Ngược lại nếu đến cận kề ngày sinh, bệnh của mẹ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ phải chỉ định sản phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Vì nếu sinh thường, nguy cơ bé bị lây nhiễm bệnh là rất cao, đồng thời trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, giác mạc…
Tốt nhất trong giai đoạn mang thai nếu không may bị bệnh, các mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ định của bác sĩ. Việc sinh thường hay sinh mổ mọi người không nên tự quyết định. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để tư vấn hướng đi tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Video đang HOT
Cần kiêng gì, ăn gì khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt quyết định quan trọng đến toàn bộ quá trình điều trị bệnh, do đó mọi người cần phải đặc biệt lưu ý. Theo đó, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo chị em nên tích cực tiêu thụ một số thực phẩm dưới đây để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch:
Sữa chuaTrái câyRau lá xanhTỏi
Bên cạnh đó, chị em hãy cố gắng nhắc nhở bản thân kiêng:
Ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đườngHạn chế sử dụng rượu biaNói không với “dọn cỏ” vùng kínTránh mặc quần lót quá chật, có chất liệu thấm hút không tốtKiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh
Ngoài việc chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, mọi người cần phải nhanh chóng tìm được hướng điều trị hiệu quả, an toàn.
Hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị bệnhKhi lựa chọn phương pháp điều trị, mọi người cần lưu ý gì?
Hiện nay việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung không còn khó khăn như trước, chỉ cần các mẹ lưu ý một số điểm dưới đây:
Không tự ý mua thuốc Tây về đặt hoặc uống mà chưa có ý kiến của bác sĩViệc sử dụng thuốc Tây chỉ nên sử dụng trong khoảng 10 ngày sau đó dừng lại khoảng 1 tuần rồi mới dùng tiếp, tuyệt đối không dùng liên tục 15 ngàyCác phương pháp ngoại khoa như đốt điện, áp lạnh,… có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng như chưa chắc đã là cách chữa bệnh tốt nhất. Không ít trường hợp có sẹo trong tử cung hoặc bị nhiễm trùng, tái phát bệnh sau khi áp dụng những biện pháp này. Hơn nữa chi phí thực hiện tương đối cao nên chị em cần cân nhắc thật kỹNếu có ý định điều trị bệnh bằng Đông y, chị em nên tìm đến những nhà thuốc uy tín, chất lượng. Sử dụng đúng bài thuốc, không những bệnh khỏi hẳn mà còn tăng cường chức năng gan, thận, bổ tỳ và nâng cao sức đề kháng cho chị em.
Như vậy, viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng là tình trạng nặng nhất của bệnh. Nếu không điều trị sớm, chị em sẽ phải đối mặt với một loạt hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì thế, chúng tôi khuyên mọi người nên sớm đi thăm khám ngay khi dấu hiệu bệnh xuất hiện.
Theo Soytebackan
Chứng rong kinh ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh nguy hiểm
Ngoài các triệu chứng bất thường trong kỳ "đèn đỏ", hiện tượng rong kinh cũng là một triệu chứng mà bạn không nên xem thường.
Thông thường, kỳ "đèn đỏ" sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, nhưng nếu quá 7 ngày thì được gọi là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một hiện tượng phổ biến xảy ra trong tuổi dậy thì của con gái. Ngoài những cơn đau bụng trong kỳ "đèn đỏ" thì rong kinh còn khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau bụng dưới, khó thở, máu vón cục... Do đó, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng rong kinh để biết rõ hơn về tình trạng sức khoẻ của mình nhé.
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh
- Tuổi tác: Rong kinh là một hiện tượng thường xuất hiện trong độ tuổi con gái mới bước vào dậy thì, hay còn xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân là trong những độ tuổi này, sự biến đổi của nội tiết tố xảy ra mạnh nên lượng estrogen trong cơ thể tăng lên bất ngờ hoặc giảm mạnh xuống khiến kỳ "đèn đỏ" kéo dài và dịch kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Nếu cô nàng nào có sức khoẻ yếu thì việc sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản về sau.
- Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa phổ biến của hiện tượng rong kinh có thể kể đến như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung/cổ tử cung...
2. Cách điều trị rong kinh
Ngay khi biết mình có hiện tượng rong kinh thì hội con gái cần thực hiện ngay những cách điều trị bệnh sau:
- Bổ sung thêm chất sắt vào trong cơ thể, bởi việc mất máu do rong kinh kéo dài khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng máu cần thiết.
- Bổ sung các chất như magie, kẽm, axit béo Omega 3, vitamin B1/B6, vitamine E... đồng thời kiêng ăn nhiều thịt và chất béo.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia... và một số gia vị cay, nóng.
- Tập thể dục nhẹ: đi bộ, leo cầu thang... để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
- Nếu thấy có hiện tượng máu ra quá nhiều thì nên nằm nghỉ ở nhà để ổn định lại cơ thể.
- Theo Đông y, việc sử dụng ngải cứu kết hợp trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có tác dụng điều hoà kinh nguyệt, giảm cơn đau bụng kinh và thải bỏ lượng máu xấu trong kỳ "đèn đỏ" ra ngoài.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và trong trường hợp xấu thì còn phải uống thuốc chỉ định theo toa thuốc để phù hợp với từng cơ địa người bệnh chứ tuyệt đối không nên tuỳ tiện mua thuốc uống.
Đừng coi thường cơn đau bụng kinh nếu kèm theo một số dấu hiệu sau
Theo Kênh14
Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2 có thể dẫn đến viêm nội mạc cổ tử cung, hiếm muộn, vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh và cách điều trị ra sao để ngăn ngừa biến chứng? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp tường tận trong bài...