Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ (bài 2)
Giống như các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus và bệnh vẩy nến, nguyên nhân cơ bản gây viêm khớp dạng thấp vẫn còn chưa được hiểu rõ.
Điều ta đã biết là một số yếu tố – bao gồm hút thuốc và béo phì – không chỉ có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao mà còn gặp phải các triệu chứng tồi tệ hơn.
Viêm khớp: Các yếu tố nguy cơ do lối sống
Các yếu tố nguy cơ do lối sống là những yếu tố có thể thay đổi được. Thay đổi những yếu tố này có thể không chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thậm chí còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu.
Hút thuốc
Hút thuốc có mối quan hệ nhân quả với viêm khớp dạng thấp. Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, mà còn có thể đẩy nhanh tiến triển của các triệu chứng thậm chí đẩy tới mức nghiêm trọng.
Các nghiên cứu đã kết luận rằng một người nghiện thuốc nặng (được định nghĩa là hút 1 bao thuốc mỗi ngày trong hơn 20 năm) có gấp đôi nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, những người hút thuốc dương tính với yếu tố thấp khớp (RF) có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần so với những người không hút thuốc, cho dù họ là người hút thuốc hiện tại hay đã từng hút thuốc. Là yếu tố nguy cơ độc lập, hút thuốc lá là một tác nhân thúc đẩy quá trình chết tế bào, tăng viêm, và kích thích việc sản xuất các gốc tự do gây tổn thương trầm trọng hớn các khớp đã viêm.
Cho dù là đang dùng thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp, hút thuốc lá có thể gây trở ngại cho các hoạt động của thuốc. Các loại thuốc này bao gồm các loại thuốc cơ bản như methotrexate, và các thuốc ức chế TNF như Enbrel (etanercept) và Humira (adalimumab).
Video đang HOT
Béo phì
Đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mãn tính làm phân giải và phá hủy mô xương khớp dần dần theo thời gian. Bất cứ điều gì làm gia tăng tình trạng viêm này sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.
Béo phì là một trong những yếu tố có thể kích hoạt tình trạng viêm hệ thống, gây ra bởi sự tích tụ của các tế bào mỡ và tăng sản sinh các protein viêm được gọi là cytokine. Lượng tế bào mỡ trong cơ thể càng nhiều thì nồng độ cytokine cũng càng cao. Hơn nữa, trọng lượng cơ thể tăng thêm gây thêm áp lực cho các khớp bị ảnh hưởng, đặc biệt là đầu gối, hông và bàn chân, dẫn đến mất khả năng vận động và đau đớn nhiều hơn.
Căng thẳng cả về thể chất lẫn cảm xúc
Trong khi các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện mà không có lý do rõ ràng, có những yếu tố có thể làm các triệu chứng ấy bất chợt chuyển biến xấu.
Gắng sức quá mức là một trong những điều này. Tuy cơ chế này không còn chưa hiểu rõ, các nhà khoa học tin rằng việc giải phóng các stress hormone đột ngột và quá mức, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, có thể gây tăng cường phản ứng tự miễn. Điều này không nhằm mục đích hạ thấp các lợi ích lớn của việc tập luyện thể chất trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp mà là muốn nói rằng các hoạt động thể chất cần phải hợp lí, đặc biệt là cho những vùng khớp bị ảnh hưởng.
Phản ứng của cơ thể đối với áp lực về thể chất có thể được phản ánh qua phản ứng của cơ thể với sự áp lực về cảm xúc. Tuy các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy một mối liên hệ rõ ràng giữa stress và các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, những người sống chung với căn bệnh này thường thấy các cơn bùng phát ngay sau những đợt lo âu, trầm cảm hoặc mệt mỏi.
Các tác nhân có thê kích hoạt bệnh phổ biến khác bao gồm nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc cúm, là những bệnh có liên quan việc hệ miễn dịch được kích hoạt. Những cơn bùng phát cũng có thể xảy ra khi ăn các loại thức ăn gây dị ứng, làm cho hệ miễn dịch phản ứng bất bình thường.
Tất cả những yếu tố này đều đặt đặt cơ thể dưới một mức độ stress nhất định khiến thống miễn dịch phản ứng lại và điều này đôi khi lại gây bất lợi.
Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Theo thoidai
Giá trị sức khỏe quý báu từ rau củ màu tím
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thây, anthocyanin la chât giư săc tô mau tim cho môt sô loai rau, cu qua. Không nhưng thê, chât nay cung mang lai nhiêu lơi ich thân ky cho sưc khoe.
Rau cu qua mau tim mang lai nhiêu lơi ich cho sưc khoe. Anh: Pixabay.
1. Tăng cương sức khỏe của tim
Theo môt nghiên cưu ơ My, chât anthocyanin có thể cải thiện sưc khoe tim mạch, nhờ khả năng lam giảm huyết áp và giam độ cứng, day lên trong cac động mạch.
2. Chông ung thư
Theo thông tin đăng tai trên Tap chi Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa ky, chất anthocyanin đươc chưng minh la co kha năng phong chống ung thư đại trực tràng cưc ky tôt. Ngô tím cũng đã được chứng minh là giúp chống lại ung thư ruột kết.
3. Tác dụng chống viêm
Chât anthocyanin hoat đông khá tốt trong việc giảm viêm mãn tính, la nguyên nhân đưng đằng sau một loạt các bệnh hiện đại như ung thư, béo phì, bệnh tim, hen suyễn, bệnh Alzheimer, dị ứng, viêm khớp, tiểu đường loại 2 và trầm cảm.
4. Tăng cương sức khỏe não bộ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, chât anthocyanin có thể giúp ngăn ngừa suy giảm hệ thần kinh liên quan đến tuổi tác, tiêu thụ khoai lang tím cũng đã được chứng minh la giup tăng cường trí nhớ cưc tôt.
Cac loại rau cu qua mau tim ban nên dung thương xuyên gôm cà rốt tím, khoai tây tím, khoai lang tim, súp lơ tím, măng tây tím, cà tím...
Theo TGTT
Đánh bay viêm khớp bằng củ nghệ Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch lâu dài gây ra viêm, đau và cứng khớp. Shutterstock Một số nghiên cứu cho thấy rằng bột nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng viêm của tình trạng này, theo Medicine News Line. Củ nghệ có một lịch sử lâu dài trong y học cổ truyền. Nghiên cứu khoa học...