Viêm gan không do rượu: Khi “tử thần” núp bóng sau tuổi 40
Kẻ thù của gan không phải chỉ có rượu bia, mà những nguyên nhân gây viêm gan còn có thể là virus, vi trùng, ký sinh trùng, do khả năng chuyển hóa đường, chất béo kém… tất cả nguy cơ dồn lại khi chúng ta bước sang tuổi 40, khi cơ thể như cỗ máy lâu năm cần bảo dưỡng, bảo trì.
Viêm gan: Đừng đổ lỗi cho mỗi rượu bia
Hầu hết mọi người đều biết gan có vai trò lọc các chất độc trong cơ thể và đào thải ra ngoài, trong đó, rượu là một trong các chất độc thường gặp nhất. Nếu chủ nhân thường xuyên “chén chú chén anh” thì gan sẽ quá tải. Lượng rượu dư thừa sẽ tích tụ trong gan, gây ra phản ứng viêm phá hủy các tế bào gan, hình thành các mô sẹo.
Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ chớ vội mừng vì mình ít khi đụng đến bia rượu, bởi viêm gan còn do nhiều nguyên nhân khác như virus, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc thuốc, các loại kí sinh trùng,…
Cụ thể, viêm gan do virus phổ biến nhất là viêm gan virus A, B, C, D, E. Trong đó, viêm gan do siêu vi B và C chiếm tỉ lệ người mắc cao, khoảng 25% dân số nước ta. Đây cũng là thủ phạm phổ biến hàng đầu gây bệnh xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan do vi khuẩn, ký sinh trùng có thể xuất phát từ các loại giun sán: sán chó, sán lá gan, các loại xoắn khuẩn…
Gan bị tấn công bởi nhiều tác nhân (Ảnh minh họa)
Chúng ta cũng có thể viêm gan do thuốc khi sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh mạn tính hay thuốc giảm đau, trong đó có paracetamol.
Một nguyên nhân gây viêm gan nữa không phải là “giặc ngoài”, mà là “thù trong”: viêm do khả năng chuyển hóa đường, chất béo kém của cơ thể.
Như vậy, việc chúng ta không uống hoặc uống ít rượu nhưng vẫn bị viêm gan là điều hoàn toàn có thể lý giải được. Có thể nói, lá gan luôn bị “thập diện mai phục” mà rượu chỉ là một trong số rất nhiều kẻ thù mà thôi.
Điều gì xảy ra khi gan bị “đốn ngã”?
Video đang HOT
Bệnh viêm gan ở giai đoạn sớm hầu như không có rục rịch gì hoặc biểu hiện bằng những triệu chứng trùng lắp với bệnh khác. Do vậy, khi người bệnh đi khám thấy có tăng men gan, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, xét nghiệm tìm các dấu ấn của virus viêm gan và các xét nghiệm khác… thì viêm gan mới xuất đầu lộ diện.
Còn nếu chúng ta ít khi khám sức khỏe định kỳ, có thể nghi ngờ bệnh viêm gan khi xuất hiện triệu chứng như: mệt mỏi, đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, vàng mắt vàng da… đây là biểu hiện cho thấy gan đang “kêu cứu”, chúng ta phải nhanh chóng đi khám bệnh để có chẩn đoán chính xác.
Đau tức vùng hạ sườn phải – một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan đã xuất hiện (Ảnh minh họa)
Còn khi gan đã thật sự bị “đốn ngã” thì tình hình đã nguy cấp lắm rồi. Đó là khi xảy ra hội chứng não gan (hôn mê gan), với các biểu hiện: mệt mỏi, ăn uống kém, nôn ói, đi tiêu phân đen sệt và tanh, người nhà thấy người bệnh ngủ gà, tiếp xúc chậm, sau đó lay gọi không tỉnh… Đây là một biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, có thể tử vong bất cứ lúc nào, người bệnh phải được điều trị tại chuyên khoa Hồi sức tích cực – chống độc ở bệnh viện lớn.
Gan không thể phục hồi nếu “tay không bắt giặc”
Chẳng ai trong chúng ta muốn rơi vào tình thế bi đát khi gan – nhà máy lọc-thải độc của cơ thể bị đốn ngã. Thế thì ngay từ sớm, mọi người cần lên kế hoạch bảo vệ gan giữa thù trong giặc ngoài, trang bị cho gan thêm vũ khí để tránh rơi vào tình thế “tay không bắt giặc”.
Đầu tiên là giảm bớt công ăn việc làm cho gan bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn uống đúng giờ giấc, thực phẩm được nuôi trồng an toàn, hạn chế các món có chứa chất bảo quản, khâu chế biến tiết giảm dầu mỡ, gia vị. Với đồ uống, nước lọc luôn là lựa chọn hàng đầu, giảm nước ngọt có ga, nói không với bia rượu là điều tiên quyết nếu chúng ta muốn gan phục hồi.
Bất ngờ tác dụng phụ đáng sợ của rau ngót nhiều người không lường tới
Các chuyên gia khuyến cáo, những người khó ngủ như người già, người có tiền sử bị mất ngủ thì nên hạn chế ăn loại rau này.
Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Trong 100g rau ngót có khoảng 169mg canxi, 64,5mg photpho, 185mg vitamin C... Ngoài ra, rau ngót còn có một lượng protit đáng kể, tỷ lệ protit trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu co ve...
Ảnh minh họa
Mặc dù là loại rau phổ biến, quen thuộc với nhiều người Việt. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đài Loan thì với những người uống nước ép rau ngót từ 1 tuần đến 7 tháng với lượng dùng 150g/ lần đã có hiện tượng khó ngủ, kém ăn và khó thở, còn dùng rau ngót ở dạng nấu chín sẽ hạn chế được hiện tượng này. Do vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người khó ngủ như: người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì không nên ăn loại rau này thường xuyên.
Theo khuyến cáo, liều lượng sử dụng rau ngót hợp lý là tối đa 50g/1 ngày và không ăn liên tục loại rau này trong một thời gian dài mà nên xen kẽn các loại rau khác để đảm bảo dinh dưỡng.
Lưu ý, rau ngót cũng là một trong những loại rau ăn lá dễ bị nhiễm hóa chất. Để an toàn, khi mua ra ngót cần lưu ý những điều sau:
Canh rau ngót có màu thâm đen rất có thể bị nhiễm hóa chất. Ảnh minh họa
- Nên chọn cây có lá mỏng nhưng cứng. Bởi loại rau ngót có lá dày mềm, hoặc lá xoăn lại bất thường, có thể là có phun thuốc bảo vệ thực vật.
- Trước khi chế biến, bạn cần rửa sạch rau với nhiều lần nước, tiếp tục ngâm nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút để hạn chế chất độc hại và sâu bệnh.
- Thói quen vò nát rau ngót trước khi nấu sẽ làm mất đi 1 lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm này. Do vậy bạn nên để nguyên lá để nấu chín.
6 công dụng của rau ngót với sức khỏe bạn cần biết:
Rau ngót tươi ngon, khi nấu có màu nước xanh nhạt và trong. Ảnh minh họa
Giảm cân
Rau ngót chứa ít cacbohydrat và chất béo nhưng lại rất giàu protein. Chính vì vậy mà rau ngót được coi là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn giảm cân, đặc biệt là với những người mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
Giảm viêm nhiễm
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi. Vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, rau ngót còn giúp cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Giúp giảm huyết áp
Trong rau ngót có chứa papaverin có tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Giảm táo bón
Rau ngót là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp ngăn chặn táo bón. Đặc biệt đối với những phụ nữ sau khi sinh, rau ngót cung cấp các chất dinh dưỡng, bổ sung mất máu sau khi sinh.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Để làm chậm quá trình hấp thụ đường, những người mắc bệnh đái tháo đường thường ăn nhiều rau ngót. Bởi trong rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh cho mẹ sau sinh.
Những ai có nguy cơ mắc ung thư gan? Các bác sĩ không chắc tại sao một số người bị ung thư gan trong khi những người khác thì không. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan Ung thư gan phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi....