Viêm đường tiết niệu có phải kiêng quan hệ tình dục?
Viêm đường tiết niệu có thể gây đau đến mức gây mất hứng thú tạm thời trong quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, khi tình trạng nhiễm trùng bắt đầu thuyên giảm, một số người thắc mắc liệu quan hệ tình dục trở lại có an toàn hay không.
1. Viêm đường tiết niệu có lây truyền qua đường tình dục?
Viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, xảy ra khi vi khuẩn thường từ hậu môn, tay bẩn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển đến bàng quang hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu không lây truyền qua đường tình dục và không lây nhiễm. Điều này có nghĩa là người bị viêm đường tiết niệu sẽ không truyền sang đối tác. Trong hầu hết các trường hợp, đối tác của người bị viêm đường tiết niệu sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro trong quan hệ tình dục khi một người bị nhiễm trùng tiểu.
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến quan hệ tình dục. Ảnh minh họa
Khi bị viêm đường tiết niệu, quan hệ tình dục có thể gây đau và có thể kích thích niệu đạo nhạy cảm. Ở phụ nữ, áp lực lên thành trong của âm đạo cũng có thể gây áp lực lên bàng quang, làm tăng thêm cơn đau do nhiễm trùng tiểu.
Quan hệ tình dục cũng có thể đẩy vi khuẩn từ những nơi khác xung quanh vùng sinh dục vào niệu đạo. Đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, quan hệ tình dục là một yếu tố nguy cơ đáng kể để phát triển viêm đường tiết niệu. Điều này là do quan hệ tình dục khi nhiễm trùng vẫn còn làm tăng nguy cơ đưa nhiều vi khuẩn vào đường tiết niệu hơn. Điều này có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn và làm chậm quá trình lành vết thương.
Có quan niệm sai lầm rằng khi một người bị viêm đường tiết niệu thì việc dùng bao cao su hoặc tránh quan hệ tình dục xâm nhập bằng cách thức khác là an toàn vì viêm đường tiết niệu không lây truyền qua đường tình dục, do đó bạn tình không lây vi khuẩn sang người kia.
Thực tế, quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu bằng cách đưa vi khuẩn vào niệu đạo bởi bất kỳ sự tiếp xúc nào với bộ phận sinh dục đều có thể đưa vi khuẩn vào niệu đạo, dù có hoặc không có bao cao su hoặc sự xâm nhập. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, mọi người nên tránh mọi hình thức quan hệ tình dục cho đến khi hết triệu chứng.
Các bác sĩ thường khuyên nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi hết nhiễm trùng. Điều này là do quan hệ tình dục có thể gây kích ứng đường tiết niệu và có thể đẩy vi khuẩn vào niệu đạo, khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
2. Giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu trong chuyện ấy
Viêm đường tiết niệu phổ biến hơn ở nữ so với nam. Điều này là do đường tiết niệu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới, khiến vi khuẩn dễ dàng di chuyển đến bàng quang hơn.
Ngoài ra, niệu đạo gần hậu môn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên đường tiết niệu, có khả năng gây nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục thâm nhập có thể làm tăng thêm những rủi ro này bằng cách đẩy vi khuẩn vào niệu đạo.
Không có cách nào an toàn tuyệt đối khi quan hệ tình dục nếu bị nhiễm trùng tiểu, nhưng một số cách đơn giản trong hoạt động tình dục có thể làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu:
Video đang HOT
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn.
- Tránh các hoạt động tình dục có thể lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo hoặc niệu đạo. Người quan hệ tình dục qua đường hậu môn nên sử dụng bao cao su và nên thay bao cao su sau khi đưa vào hậu môn và trước khi đưa vào bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.
- Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu vì điều này có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ hậu môn.
- Uống nhiều nước để giúp làm sạch đường tiết niệu. Nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn khi một người bị mất nước.
- Hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn thay thế cho phương pháp rào cản. Một số người bị dị ứng với bao cao su, màng ngăn hoặc các phương pháp rào cản khác sẽ bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên.
- Hãy cân nhắc việc dùng probiotic. Một số ít thử nghiệm lâm sàng gợi ý rằng men vi sinh có thể ngăn chặn vi khuẩn nguy hiểm phát triển ngoài tầm kiểm soát.
- Rửa tay sau khi chạm vào hậu môn của đối tác hoặc các bộ phận cơ thể khác.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bị viêm đường tiết niệu hãy đi khám.
Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tiểu khi chúng xâm nhập vào niệu đạo hoặc đi vào bàng quang và thận.
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu nặng có thể xâm nhập vào máu hoặc các cơ quan khác, gây bệnh nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Các biện pháp khắc phục tại nhà đôi khi giúp giảm bớt tình trạng nhiễm trùng tiểu tạm thời. Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) cũng có thể có tác dụng nhưng sẽ không tiêu diệt vi khuẩn hoặc điều trị nhiễm trùng cơ bản. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng của viêm đường tiết niệu dưới đây:
Đau khi đi tiểuĐau bàng quang dữ dộiCần đi tiểu nhưng không thể đi tiểuNước tiểu có mùi hôi hoặc có máu trong nước tiểuĐau hoặc chuột rút ở bụng hoặc háng
Khi viêm đường tiết niệu lây lan đến thận, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:
Đau lưngSốtNôn và buồn nônỚn lạnhCảm thấy ốm yếu, đuối sức
Một người đang điều trị viêm đường tiết niệu nên đi khám bác sĩ nếu:
Các triệu chứng không cải thiện sau một hoặc hai ngày dùng kháng sinhCác triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơnCơn đau không thể chịu nổi, lan ra sau lưng hoặc khiến bạn không thể ngủ đượcSốt caoCác triệu chứng của viêm đường tiết niệu nặng hơn nhiều sau khi quan hệ tình dục
Viêm đường tiết niệu thường khỏi sớm khi được điều trị. Tuy nhiên, quan hệ tình dục dễ làm chậm quá trình lành vết thương và thậm chí có thể gây nhiễm trùng khác. Hãy đi khám và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc khi nào có thể quan hệ tình dục. Lưu ý, nếu vẫn còn đau, hãy đợi cho đến khi cơn đau biến mất hoàn toàn trước khi quan hệ tình dục.
Tác dụng phụ của "chuyện ấy" nhiều người chưa biết
Hoạt động tình d.ục có thể có tác dụng phụ hoặc để lại hậu quả không tốt như mắc bệnh lây truyền qua đường tình d.ục hay mang thai ngoài ý muốn.
"Chuyện ấy" sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào nếu bạn lên kế hoạch trước và chuẩn bị các chất bôi trơn, b.ao c.ao su hay các biện pháp tránh thai mà bạn có thể cần để giảm thiểu rủi ro.
Có thể có một số tác dụng phụ xuất hiện sau giao hợp. Cụ thể:
Bạn có thể cảm thấy ướt
Theo Healthline, nếu quan hệ tình d.ục qua đường hậu m.ôn hoặc âm đ.ạo mà không có b.ao cao s.u, bạn tình xuất t.inh vào bên trong thì có thể bạn sẽ cảm thấy ẩm ướt sau đó. Bạn có thể sẽ cảm thấy một số tinh dịch rỉ ra sau đó.
Ngoài lợi ích sức khỏe đáng ghi nhận, quan hệ t.ình d.ục cũng có thể có tác dụng phụ (Ảnh minh họa: Thinkstock).
Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi về mùi
Chuyên gia sức khỏe phụ nữ Sherry A. Ross (Mỹ) cho biết, sau khi quan hệ tình d,ục qua đường âm đạo không dùng bao cao su, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi về mùi cơ quan sinh dục của họ.
Âm đạo có tính axit siêu cao một cách tự nhiên. Xuất tinh có thể làm thay đổi độ pH của âm đ,ạo và thay đổi mùi trong một hoặc hai ngày sau đó.
Nếu mùi vẫn còn kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đi khám. Lý do, sự thay đổi mùi có thể báo hiệu nhiễm trùng, như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng nấm.
Cơ bắp có thể bị đau
Cụ thể là cơ mông, gân kheo, cơ tứ đầu, cánh tay và cơ lõi của bạn có thể bị đau. Tuy nhiên, âm đạo và hậu môn của bạn không nên bị đau.
"Đau nhức sau khi giao hợp thâm nhập là phổ biến, nhưng không bình thường và thường có thể phòng ngừa được. Thông thường, điều đó có nghĩa là không có đủ chất bôi trơn, đủ thời gian để kích thích trước hoặc sự thâm nhập không đủ chậm", chuyên gia Ross phân tích.
Bạn có thể bị viêm đường tiết niệu
Chị em dễ bị viêm đường tiết niệu hơn so với nam giới vì ống niệu đạo ngắn hơn.
Và với bất kỳ hoạt động nào mang vi khuẩn vào trong và xung quanh niệu đạo (như lau từ sau ra trước, hoạt động tình d,ục...), nhiễm trùng đường tiểu đều có thể xảy ra.
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi quan hệ tình dục, Ross khuyên bạn nên đi tiểu. Điều này giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng viêm đường tiết niệu nào, hãy đi khám. Các triệu chứng bao gồm: tăng cảm giác muốn đi tiểu, nóng rát, châm chích hoặc đau khi đi tiểu, máu trong nước tiểu, cơn đau thận.
Có thể mang thai
Mang thai là một rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra nếu chị em quan hệ với bạn tình mà không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc không sử dụng đúng cách.
Điều đó có nghĩa, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai thì lưu ý đừng bao giờ bỏ qua một viên thuốc. Và nếu bạn đang sử dụng bao cao su hãy lưu ý là bao cao su đúng kích cỡ, không hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng...
Nếu bạn không sử dụng biện pháp tránh thai và có nguy cơ mang thai, bạn có thể dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục.
Nếu không, hãy để ý các dấu hiệu mang thai sớm, chẳng hạn như: mệt mỏi, chuột rút nhẹ, buồn nôn (có hoặc không nôn), tâm trạng lâng lâng, đau đầu.
Bạn có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Nếu bạn tình của bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn cũng có khả năng cao bị lây bệnh, có thể ở bộ phận sinh d,ục, miệng hoặc hậu môn.
Hầu hết chúng ta không biết khi nào mình bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bởi vì phần lớn mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, bệnh có thể lây truyền ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường rằng họ đã bị nhiễm bệnh hoặc họ không biết.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn và âm đạo làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, chuyên khoa nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng lưu ý việc quan hệ tình dục quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe chung. Quan hệ tình dục cũng giống như tập thể dục thể thao, nếu lạm dụng sẽ khiến cơ thể luôn mệt mỏi.
Theo các tác giả nước ngoài, tần suất hoạt động tình dục nam từ 0 đến 20 lần một tuần và giảm dần theo tuổi. Theo Viện Kinsey, tần suất quan hệ tình dục trung bình ở Mỹ là 112 lần mỗi năm ở lứa tuổi 18-29 tuổi, 86 lần mỗi năm ở độ tuổi 30-39 và giảm xuống còn 69 lần mỗi năm khi 40-49 tuổi.
Tần suất quan hệ của các cặp vợ chồng tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe của mỗi đối tượng và chất lượng của mối quan hệ. Nhìn chung với cặp đôi ở lứa tuổi sinh sản, tần suất là khoảng 2-4 lần/ tuần. Mỗi cặp vợ chồng nên lựa chọn tần suất quan hệ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh.
Muốn quan hệ tình dục với ai đó phải 'rủ' họ đi xét nghiệm ? Một số người trẻ thắc mắc làm sao quan hệ tình dục an toàn, không lây nhiễm HIV nói riêng cũng như tránh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục nói chung? Làm sao quan hệ tình dục để không lây nhiễm HIV cũng như tránh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục là một trong những...