Viêm đại tràng – Phòng ngừa và điều trị
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, còn gọi là ruột già, chức năng chính là tiếp tục tiêu hóa phần còn lại của bã thức ăn đã được ruột non hấp thụ hết dưỡng chất. Nếu chức năng hấp thu nước kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng. Ngược lại, đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu nước quá mức, dẫn đến táo bón.
Mô phỏng đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn hay các ký sinh trùng qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh đi ngoài phân lúc bón, lúc lỏng, đi từ 2 đến 6 lần một ngày. Người bệnh cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót, muốn đi nữa sau khi vừa đi xong.
Trướng bụng, đầy hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu.
Đau bụng, đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc lúc đói. Đau bụng thường ở hố chậu trái hoặc phải.
Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu…
Video đang HOT
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng, bao gồm:
- Nhiễm các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
- Nhiễm nguyên sinh động vật như amib, lamblia…
- Nhiễm ký sinh trùng, là các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim… và các loại sán ruột.
- Ăn uống không điều độ hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
- Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Phòng và điều trị bệnh viêm đại tràng
Để phòng viêm đại tràng, cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu hay bảo quản lạnh quá lâu. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động. Tẩy giun mỗi 6 tháng. Khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nên đi khám bệnh để xác định đúng tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị đặc hiệu, kịp thời.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, cả Đông y và Tây y, chữa bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ gây hại.
Theo Đông y, viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng), do can tỳ bất hòa, thấp nhiệt uất kết, chức năng của can tỳ suy giảm. Để điều trị viêm đại tràng, phải dùng phép thanh nhiệt, tiêu độc, lưu thông khí huyết, ổn định tiêu hóa. Các loại dược liệu như Vàng đắng có hoạt chất chính là berberin có tính kháng sinh, kháng viêm, diệt amib và trực khuẩn; Ngô thù du tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, lợi tiêu hóa: Mộc hương làm giảm đau, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa; Bạch thược có tính kháng khuẩn, giảm đau, trị tiêu chảy… Các dược liệu này phối hợp tạo nên bài thuốc có tác dụng trị liệu hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng mà không gây tác dụng phụ có hại.
Theo tiền phong
Điều trị viêm đại tràng mạn tính bằng lá mơ lông
Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường làm xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng với các biểu hiện rối loại tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
Tính đến thời điểm này, viêm đại tràng mới chỉ được điều trị ổn định chứ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thường để lại những biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và ung thư trực tràng.
Để hạn chế thực trạng này, từ xa xưa, y dược học cổ truyền đã biết sử dụng lá mơ lông có vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát nhằm đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy, kiết lỵ, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu) và thoát giang (sa trực tràng).
Y học hiện đại cũng chứng minh lá mơ lông với thành phần hóa học gồm protein, caroten, vitamin C và tinh dầu... nên nó có tác dụng rất lớn trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, chống co thắt hồi tràng.
Lá mơ lông còn có tên khác như mơ tam thể, ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng... Đây là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm rau gia vị. Ngoài ra, các sách thuốc cổ như Cương mục thập di, Lý thị thảo bí, Bản thảo cầu nguyên...còn đề cập đến những phương thuốc hay và hiệu quả, trong đó lá mơ lông được dùng làm thành phần chính để điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa.
Ví dụ, bài thuốc dùng lá mơ lông thái nhỏ, trộn với trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho dầu mỡ), ăn 1 ngày 2 lần trong vòng 7 ngày sẽ giúp chữa được bệnh kiết lỵ. Hoặc dùng lá mơ lông vắt lấy nước cốt uống hàng ngày để trị chứng đau dạ dày. Còn với chứng tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện bụng đau quặn, đầy hơi, đại tiện mùi khẳm, nước tiểu vàng sẽ có bài thuốc dùng lá mơ lông kết hợp với nụ sim rồi sắc lấy nước uống hàng ngày...
Đối với bệnh đại tràng mạn tính, lá mơ lông có hiệu quả điều trị đặc biệt khi được kết hợp với các thảo dược khác như Vọng cách, Bạch truật, Mộc hoa trắng, Lá khôi tía, Sa nhân, Trần bì, Mạch nha, Sơn tra, Mộc hương, Đảng sâm, Hoàng liên. Trong bài thuốc này, Hoàng liên... có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với tác dụng kích thích tiêu hóa của Sa nhân, Đảng sâm.... và tác dụng giảm tiêu chảy, nhuận tràng của Bạch truật, Lá Khôi tía; của Trần Bì, Sa nhân, Mạch nha ôn ấm tỳ vị.
Vì vậy, sự phối hợp các thành phần trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt và hội chứng lỵ. Để điều trị ổn định bệnh, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày trong một thời gian nhất định.
Bên cạnh đó, người bị bệnh đại tràng mạn tính cần tránh những đồ ăn dễ gây kích ứng như đồ sống, thực phẩm chua, cay, bia rượu, cà phê để bệnh nhanh ổn định và hạn chế tái phát.
Để được tư vấn thêm về bệnh dạ dày, độc giả vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn 04.3995.3901 (trong giờ hành chính)
Theo 24h
Lợi ích của việc làm sạch ruột già Làm sạch ruột già giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, theoMyhealthtip. Dưới đây là những lợi ích chính của việc làm sạch ruột già: Với sự giúp đỡ của ruột già, việc giảm cân trở nên thuận lợi hơn - Ảnh: Shutterstock Hoàn thiện hệ thống tiêu hóa Khi đại...