Viêm âm đạo do nấm trong thời kỳ kinh nguyệt
Sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong kỳ kinh nguyệt có thể gây nhiều khó chịu cho chị em phụ nữ. Đặc biệt, trong thời kỳ này cũng dễ phát sinh viêm âm đạo do nấm. Vậy có phòng ngừa được không?
1. Nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm trong thời kỳ kinh nguyệt
Khi cơ thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt, các hormone khác nhau được tăng lên và hạ xuống. Estrogen thường cao nhất trong thời kỳ rụng trứng và sau đó giảm từ từ trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Progesterone thường đạt đỉnh điểm khi phụ nữ gần đến kỳ kinh nguyệt. Cả progesterone và estrogen đều thấp nhất trong thời kỳ kinh nguyệt.
Trong sự biến động này, các hormone có thể bị mất cân bằng, dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men Candida . Đặc biệt, estrogen đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự phát triển quá mức của một chủng Candidacụ thể được gọi là Candida albicans .
Đó là nguyên nhân một số phụ nữ có thể bị nhiễm trùng nấm âm đạo trước chu kỳ kinh nguyệt, trong khi những người khác bị nhiễm trùng tái phát sau chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng.
Hình ảnh nấm Candida.
Mặc dù các hormone có thể đóng một vai trò nào đó trong sự phát triển của nhiễm trùng nấm. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất mà còn có một số nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm:
- Bệnh đái tháo đường không được điều trị tốt: Ở những người mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến thường xuyên. Vì nấm men ăn đường, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm, dẫn đến viêm âm đạo do nấm.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Nấm men được kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch. Nếu chức năng miễn dịch bị suy yếu có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm Candida .
- Mang thai và uống thuốc tránh thai : Cả thai kỳ và uống thuốc tránh thai đều có thể gây ra những thay đổi trong sự cân bằng của các hormone, đặc biệt là estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng cao, nó có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của nấm men.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:Thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nó cũng thường tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khác, những vi khuẩn này giúp giữ cho mức độ men trong tầm kiểm soát.
- Các vấn đề tâm lý: Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng kéo dài đã được chứng minh là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nấm men tái phát. Điều này có thể là do những tình trạng này ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn một chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn, carbohydrate đơn giản và đường có thể là nguyên nhân khiến nấm men phát triển quá mức.
2. Dấu hiệu phổ biến của viêm âm đạo do nấm
Cách đơn giản nhất để phát hiện dấu hiệu bắt đầu viêm âm đạo do nấm là người bệnh thường có cảm giác ngứa dữ dội bên trong và xung quanh âm đạo.
Video đang HOT
Tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do nhiễm nấm âm đạo có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng này bao gồm đau nhức, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, dịch âm đạo đặc và trắng, âm đạo và âm hộ sưng đỏ, nóng rát hoặc sưng tấy…
Viêm âm đạo do nấm gây nhiều triệu chứng khó chịu cho chị em phụ nữ.
Dấu hiệu phổ biến của viêm âm đạo do nấm bao gồm:
Ngứa và kích ứng ở vùng sinh dục
Đau, nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu
Âm đạo tiết chất lỏng đặc, màu trắng giống như pho mát
Sưng âm hộ
Phát ban ở âm đạo
Đau hoặc sưng âm đạo
Trong một số trường hợp, nhiễm trùng nấm âm đạo có thể gây chảy máu nhẹ do vùng sinh dục bị kích ứng và viêm nhiễm. Có thể khó phân biệt giữa kỳ kinh nguyệt bắt đầu và hiện tượng chảy máu do nhiễm trùng nấm âm đạo. Vì vậy người bệnh nên chú ý theo dõi để đi khám và điều trị.
3. Điều trị viêm âm đạo do nấm
Viêm âm đạo do nấm thường được điều trị bằng thuốc chống nấm tại chỗ đường âm đạo hoặc bằng đường uống tùy theo từng trường hợp. Trong điều trị bệnh nấm âm đạo, không những chỉ chữa trị cho người bệnh bị nhiễm nấm mà còn phải chữa trị cho cả chồng hoặc bạn tình.
Viêm âm đạo do nấm có thể điều trị khỏi nhanh nếu được phát hiện điều trị sớm và đúng cách. Nếu người bệnh chủ quan không đi khám, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, bệnh rất dễ tái phát và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc viêm đạo do nấm, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời, đúng cách. Cần tuân thủ đúng chỉ định, không được tự ý ngừng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để chữa trị dứt điểm.
Cần đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu viêm âm đạo do nấm. Ảnh minh họa.
4. Có thể giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ kinh nguyệt được không?
Mặc dù nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm có phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng chị em phụ nữ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh âm đạo luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Mặc quần lót thoáng khí,không mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt: Vì nấm men phát triển mạnh ở những vùng ẩm ướt, nên mặc đồ lót thoáng khí như vải cotton sẽ giúp giữ khô vùng âm đạo, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thay quần lót và miếng lót thường xuyên: Độ ẩm quá cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển nấm, vì vậy thay miếng lót và quần lót thường xuyên có thể giúp giữ cho âm đạo của bạn khô thoáng nhất có thể.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh thường xuyên và rửa âm hộ bằng nước sạch.
- Tránh thụt rửa: Có một số người dùng cách thụt rửa để làm sạch âm đạo, nhưng không biết việc đó có thể làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men trong âm đạo, dẫn đến phát triển viêm âm đạo do nấm hoặc các bệnh nhiễm trùng âm đạo khác.
- Tránh các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm:Nhiều sản phẩm dành cho nữ giới trên thị trường như dung dịch vệ sinh hay băng vệ sinh có sử dụng nguyên liệu tạo mùi thơm. Tuy nhiên những sản phẩm này có thể gây kích ứng hoặc phá vỡ sự cân bằng bình thường của các sinh vật trong âm đạo và tăng nguy cơ phát triển nấm âm đạo.
Sau kỳ "đèn đỏ", các bạn nữ nên ăn nhiều hơn 5 loại thực phẩm vừa giúp thải độc tố, vừa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
5 loại thực phẩm sau vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng mà lại có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với những bạn nữ vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt. Bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng hay giúp giảm độc tố, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Viêm phụ khoa là tình trạng phổ biến, nhiều nữ giới mắc phải, bao gồm các loại bệnh như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng... Các căn bệnh này đều là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của nữ giới nói riêng.
Nồng độ hormone nữ giảm vào thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết rối loạn, sức đề kháng của hệ thống sinh sản cũng giảm. Từ đó khiến cơ thể yếu hơn trong việc chống lại các mầm bệnh, vi trùng, vi khuẩn và dẫn đến nhiễm bệnh.
Bởi vậy, sau kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau, đề có thể loại bỏ tình trạng ẩm ướt trong cơ thể, giải độc, giúp tránh xa tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
1. Đậu xanh
Nhiều người có thói quen uống nước đậu xanh vào mùa nóng bức. Điều này là do đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm rất hiệu quả.
Các bạn nữ sau kỳ kinh nguyệt thường xuyên uống nước đậu xanh có thể giúp làm mát cơ thể, trừ ẩm, giải độc, tăng cường sức đề kháng, có tác dụng trong việc phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa.
Phương pháp chế biến đậu xanh rất đơn giản, chỉ cần đun chín với nước là có thể trực tiếp sử dụng.
2. Mướp đắng
Mặc dù mướp có vị đắng, hơi khó ăn đối với một số người nhưng giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nó rất phong phú. Trung Y cho rằng, mướp đắng có tính hàn, đi vào tim, gan, lá lách, phổi có tác dụng loại bỏ ẩm và lợi tiểu.
Ngoài ra, chất quinine trong loại quả này có lợi trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị ngứa. Mà các bệnh phụ khoa chủ yếu là do độ ẩm cơ thể quá mức, mướp đắng vừa hay có tác dụng phòng ngừa, điều trị vấn đề này.
3. Bồ công anh
Bồ công anh là loại thảo dược rất phổ biến. Nó có chức năng giúp giảm sưng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, bồ công anh có tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên bệnh phụ khoa ở nữ giới.
Không chỉ vậy, bồ công anh còn giúp bảo vệ gan, túi mật, chống khối u, thích hợp dành cho các bạn nữ sử dụng sau kỳ kinh nguyệt, loại bỏ độc tố, phòng ngừa các bệnh phụ khoa.
4. Đậu đỏ Ý dĩ
Trung Y cho rằng, nữ giới nếu bị tích tụ ẩm trong cơ thể lâu ngày, không điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống sinh sản, gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như viêm vùng chậu, ngứa âm đạo... ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và cuộc sống thường ngày.
Trong khi đó, đậu đỏ kết hợp với ý dĩ thường được sử dụng để loại bỏ ẩm hay làm giảm, điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa.
5. Củ từ
Cũng giống như các loại trên, củ từ có tác dụng điều hòa hoạt động của lá lách, dạ dày, giúp giảm tình trạng ẩm, thanh nhiệt, giải độc trong cơ thể, từ đó giúp nữ giới giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ trong và sau kinh nguyệt, lúc sức đề kháng yếu nhất.
Ngoài ra, các bạn nữ cần tham gia nhiều hơn các hoạt động thể dục thể thao, chú ý vệ sinh cá nhân, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, có chế độ ăn uống hợp lý... Điều này có thể giúp tăng cường thể chất, ngăn ngừa bệnh tật.
9 điều cần biết về quan hệ tình dục khi "đèn đỏ" Quan hệ tình dục sau kỳ kinh nguyệt là an toàn, nhưng quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt thì sao? Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà mọi người thường hỏi là liệu họ có thể quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt hay không. Bạn có thể cân nhắc vấn đề có lợi và có hại của...