Việc Xiaomi tách rời Redmi là một bước đi mang đậm tính… Huawei
Smartphone giá rẻ được dồn vào một thương hiệu con hoạt động độc lập, thương hiệu mẹ hướng nhiều hơn tới phân khúc cao cấp… Một câu chuyện rất quen thuộc từ Trung Quốc.
Trong một bước đi khá bất ngờ, Xiaomi đã tách rời Redmi trở thành một thương hiệu con, hoạt động khá độc lập với công ty mẹ. Trong khi chiến lược thương hiệu con là không hề xa lạ với Xiaomi hay các thương hiệu Trung Quốc khác, Redmi hiện tại vẫn đang là dòng smartphone bán chạy nhất của Xiaomi. Một bước đi như vậy là chưa từng có tiền lệ.
Trả lời phỏng vấn, CEO Lei Jun đã lên tiếng lý giải cho quyết định này. Theo nhà lãnh đạo của Xiaomi, Mi và Redmi từ nay sẽ hoạt động với trọng tâm khác nhau, trong đó Redmi hướng vào phân khúc giá rẻ còn Mi hướng vào smartphone “cao cấp” hơn.
Mở rộng quốc tế
Việc tách rời thương hiệu con có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Xiaomi, trong bối cảnh thị trường nước nhà đang suy thoái ở mức 2 chữ số. Để bù đắp doanh số từ Trung Quốc, Xiaomi (và tất cả các nhà sản xuất Trung Quốc khác) đang lựa chọn Ấn Độ làm chiến trường trọng tâm tiếp theo.
Với các thị trường nước ngoài, một tên gọi “quốc tế” hơn và độc lập hơn với công ty mẹ sẽ là cần thiết. Minh chứng: trong nhiều năm liền, Huawei chẳng thể phát triển tại Ấn Độ. Cho đến năm 2018, khi đẩy mạnh thương hiệu con Honor, Huawei bỗng dưng chứng kiến mức tăng trưởng 146%. “Honor”, chứ không phải là “Huawei” mới là thương hiệu nằm trong top 5 tại thị trường trọng điểm này.
Tiếp đến, ít người nhận ra rằng tách rời Redmi cũng là một cách để cởi trói cho Mi. Khi Huawei chưa đẩy mạnh Honor, cái tên Hoa Vỹ thường xuyên bị gắn liền với các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng. Thế nhưng, một khi Honor đã có chỗ đứng, Huawei giờ gần như chỉ được nhắc đến cùng với các model cao cấp thuộc dòng Mate và P. Tại các thị trường quốc tế, 2 dòng sản phẩm này có giá đắt ngang ngửa iPhone hay Galaxy S/Note và do đó khó thể coi là “món hời” như các mẫu Honor.
Cởi trói lên tầm cao
Video đang HOT
Với Xiaomi, sự phân hóa sẽ không thể diễn ra một cách rõ rệt như Huawei – Xiaomi không muốn và có lẽ cũng không thể tạo ra những mẫu đầu bảng thực thụ như Mate 20 Pro. Mới chỉ đầu năm ngoái, ngay trước thềm IPO, CEO Lei Jun còn dội một gáo nước lạnh vào các nhà đầu tư bằng cách tuyên bố sẽ không bao giờ ăn lãi quá 5%.
Ngay cả phương thức bán hàng cũng sẽ được phân hóa.
Điều mà nhiều người không nhận ra là, dù luôn giới hạn 5% nhưng Xiaomi vẫn có thể tối ưu khoản chi phí bỏ ra vào những mục đích khác biệt. Trong tuyên bố ngày hôm qua, Xiaomi khẳng định Redmi chủ yếu sẽ được bán online còn Mi thì không (tập trung bán tại các cửa hàng vật lý). Trước đây, bán hàng online (và flash sale) chính là cách để Xiaomi vươn lên bản đồ smartphone Trung Quốc. Đây là phương thức bán tiết kiệm và an toàn nhất do không mất chi phí địa điểm và doanh số được xác định trong một thời gian ngắn.
Ngược lại, Xiaomi cũng từng gặp khó vì vẫn có một lượng lớn người dùng không thể/không muốn mua hàng qua mạng. Đặc biệt, doanh số phân khúc cao cấp sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất do người mua không được trải nghiệm máy trước khi mua.
“Mặt tiền” đẹp đẽ giờ sẽ bớt tập trung vào những chiếc Redmi “rẻ như cho”.
Bởi thế, việc Lei Jun phân hóa cả phương thức bán hàng cho Redmi và Mi có thể coi là lời khẳng định chắc chắn rằng “Xiaomi Mi” sẽ tiếp tục tiến lên tầm cao: những cửa hàng Mi Home chắc chắn sẽ có chi phí duy trì đắt đỏ hơn, và loại bỏ dần các mẫu Redmi ra khỏi không gian đắt đỏ này là hoàn toàn hợp lý.
Cũng như mọi năm, năm nay Mi có 2 dòng chính, trong đó Mi 8 có thể coi là đầu bảng “toàn diện” còn Mi Mix 3 là mẫu cận cao cấp tập trung vào ảnh chụp. Chiến lược 2 đầu bảng này giúp cho Xiaomi có thể phủ sóng toàn bộ cả năm smartphone, thay vì chỉ gắn với nửa đầu hoặc nửa cuối năm như các hãng Android thời kỳ đầu (Sony, HTC, LG).
Nhưng Huawei thì đã thực hiện chiến lược 2 đầu bảng như vậy từ lâu rồi. Dòng Mate ra mắt cuối năm, dòng P ra mắt đầu năm – và 1 trong số đó cũng là smartphone tập trung vào chụp ảnh.
Sẽ cực kỳ gay cấn
Bộ đôi đầu bảng tiến dần lên phân khúc cao cấp.
Không sớm thì muộn, Xiaomi và Huawei sẽ phải trở thành 2 đối thủ không đội trời chung. Thị trường smartphone toàn cầu đã liên tiếp suy giảm, trong đó quê nhà Trung Quốc – thị trường chính của 2 công ty này – liên tiếp chứng kiến mức sụt giảm ở mức 2 chữ số. Ấn Độ và các thị trường “mới” (bao gồm Việt Nam) đang trở thành điểm đến bắt buộc trong lúc Mỹ và châu Âu coi như đã khép cửa. Huawei vẫn đang chễm chệ ở vị trí số 2 toàn cầu, nhưng Xiaomi có lợi thế về giá và cũng đang liên tiếp tung ra những bước đi bài bản – dù là học hỏi từ Huawei. Liệu “Apple Trung Quốc” có thể vươn lên đánh bại Huawei?
Theo GenK
Fortune: Huawei, Alibaba, Xiaomi lọt top những công ty sáng tạo nhất Trung Quốc trong năm 2018
Theo danh sách mới đây được tạp chí Fortune phiên bản Trung Quốc công bố, Huawei hiện đang là công ty sáng tạo nhất tại Trung Quốc, xếp sau là Alibaba và Xiaomi.
Bảng xếp hạng công ty sáng tạo nhất Trung Quốc năm 2018 là kết quả thống kê của công ty tư vấn A.T. Kearney dựa trên kết quả khảo sát 72 ngàn nhà quản lý doanh nghiệp, 359 công ty với một số nằm trong top 500 công ty hàng đầu Trung Quốc và top 500 thế giới.
Kết quả từ khảo sát cho thấy, Huawei đang là công ty sáng tạo nhất Trung Quốc. Xếp sau là Alibaba và Xiaomi. Fortune đánh giá cao Huawei và cho rằng đây là công ty có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc trong năm 2018.
Ở các vị trí thứ tư đến thứ sáu lần lượt là Gree (hãng sản xuất điều hòa lớn thứu sáu thế giới), Haier (công ty thiết bị điện gia dụng) và Sany (công ty chuyển phát nhanh lớn thứ sáu tại Trung Quốc).
Những công ty góp mặt trong danh sách đến từ mọi ngành nghề bao gồm viễn thông, nhà thông minh, bán lẻ, sản xuất, logistic, ngân hàng và chăm sóc sức khỏe.
Sự vươn lên của nhiều công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, Alibaba, Xiaomi, Baidu hay Tencent đã góp phần đưa nền kinh tế Trung Quốc lọt vào danh sách 20 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới vào tháng 7/2018.
Ngoài ra, quốc gia đông dân nhất thế giới cũng đã vươn lên đứng vị trí thứ 17 về Chỉ số đổi mới toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Đây là một sự thăng hạng đáng ghi nhận của Trung Quốc bởi chỉ cách đây hơn 5 năm trước, nước này mới chỉ xếp hạng thứ 35.
Giám đốc WIPO, ông Francis Gurry khẳng định, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc phản ánh định hướng chiến lược của lãnh đạo nước này. Trung Quốc muốn đổi mới nền kinh tế theo hướng sáng tạo với hàm lượng tri thức cao, đồng thời lấy công nghệ làm động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Theo Tri Thuc Tre
Sony sẽ mang công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng laser lên điện thoại trong năm 2019 Và hãng tuyên bố chắc nịch rằng công nghệ này có độ chính xác cao hơn nhiều so với Face ID. Một công nghệ nhận diện khuôn mặt thế hệ mới sắp xuất hiện trên các điện thoại vào cuối năm 2019, và Sony sẽ là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ này. " Camera đã cách mạng hóa điện thoại,...