Việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trên thế giới như thế nào?
Hiện cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ em 12-15 tuổi (sử dụng cùng liều lượng như người lớn).
Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, vaccine này đạt hiệu lực 100% ở trẻ 12-15 tuổi. Pfizer công bố vaccine của mình có tính sinh miễn dịch cao và an toàn với trẻ 5-11 tuổi và đã nộp hồ sơ xin FDA phê duyệt khẩn cấp. Công ty hiện đang thử nghiệm vắc-xin ở trẻ 6 tháng – 2 tuổi và 2-5 tuổi.
Mỹ, hầu hết các nước thành viên EU, Úc, New Zealand, Nhật, Philippine, Mexico, Brazil, Chile, Canada, Nam Phi đã và đang tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên (Ảnh minh họa).
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vaccine Moderna cho trẻ em 12-17 tuổi với nhận định hiệu quả và tác dụng phụ tương tự như đã gặp ở người lớn. Hiện chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên và không phát hiện ra ca nhiễm ở thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi 2. Vaccine này hiện đang thử nghiệm ở trẻ 6 tháng – 12 tuổi.
Mỹ, hầu hết các nước thành viên EU, Úc, New Zealand, Nhật, Philippine, Mexico, Brazil, Chile, Canada, Nam Phi đã và đang tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên bằng vaccine Pfizer.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng đã lên kế hoạch/triển khai tiêm chủng cho độ tuổi thấp hơn.
Tại Cuba tiêm vaccine cho trẻ từ 2 tuổi bằng vaccine nội địa, Ấn Độ tiêm vaccine cho đối tượng từ 2 – 18 tuổi bằng vaccine Covaxin, Trung Quốc tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên bằng vaccine Sinovac, CoronaVac…
Nghiên cứu mới khẳng định vaccine COVID-19 hiệu quả lâu hơn mong đợi
Vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau 8 tháng tiêm.
Theo một nghiên cứu được công bố ngày 14/10 trên tạp chí Y học New England, cả 3 loại vaccine COVID-19 được cấp phép ở Mỹ vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau 8 tháng tiêm nên không cần mũi tăng cường. Các khảo sát trước đây cho rằng vaccine giảm dần tác dụng sau 4-6 tháng tiêm.
Nghiên cứu đã phân tích mẫu máu của những người được tiêm vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.
Ba loại vaccine được sử dụng ở Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Dựa trên bằng chứng thực tế, các nhà khoa học đã tìm thấy các dấu hiệu tế bào ghi nhận cả 3 loại vaccine đều tạo ra sự bảo vệ lâu dài và hiệu quả khỏi bệnh nặng.
Nhưng phân tích cũng cho thấy sự khác biệt trong cách vaccine tạo ra kháng thể. Pfizer và Moderna tạo ra lượng kháng thể tăng đột biến, sau đó phai đi nhanh chóng. Trong khi đó, kháng thể có được từ Johnson & Johnson bắt đầu ở mức thấp hơn nhưng vẫn ổn định hơn theo thời gian.
Tiến sĩ Dan Barouch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus và Vaccine tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, giải thích: "Đến tháng thứ 8, có thể so sánh các phản ứng kháng thể của 3 loại vaccine".
Vaccine Pfizer và Moderna dựa trên công nghệ mRNA trong khi Johnson & Johnson sử dụng công nghệ vector virus. Hai công nghệ này thúc đẩy các loại phản ứng miễn dịch khác nhau.
Các nhà chuyên môn thường dựa vào kháng thể (protein chống lại virus trong máu) để đánh giá vaccine hoạt động hiệu quả ra sao. Nhưng kháng thể chỉ là một phần của phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Nghiên cứu mới này là một trong những công trình đầu tiên so sánh trực tiếp không chỉ các kháng thể mà còn cả các tế bào T được tạo ra từ 3 loại vaccine. Tế bào T cũng là một phần quan trọng của hệ miễn dịch và có thể bảo vệ cơ thể lâu dài ngay cả khi các kháng thể mất dần.
Tiến sĩ Todd Ellerin, Giám đốc bộ phận Bệnh truyền nhiễm tại South Shore Health, cho biết: "Chúng tôi nghĩ các kháng thể thường liên quan đến việc ngăn ngừa nhiễm trùng và các tế bào T tác động đến việc tiêu diệt virus, vì vậy ngăn ngừa bệnh nặng".
Tiến sĩ Barouch cho biết: "Các phản ứng của tế bào T có thể góp phần chống lại bệnh tật nghiêm trọng. Với cả ba loại vaccine, các phản ứng của tế bào T tương đối ổn định đối trong 8 tháng".
Kết quả nghiên cứu giải thích lý do vaccine chống lại bệnh nặng hiệu quả, ngay cả khi khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh dao động theo thời gian.
"Hiệu giá kháng thể trung hòa càng cao, bạn càng được bảo vệ chống lại nhiễm bệnh. Tôi nghĩ đó là lý do việc tiêm hai liều mRNA có lợi thế hơn so với liều duy nhất Johnson & Johnson.
Nhưng khi nói đến khả năng ngăn ngừa bệnh nặng, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác. Và cả 3 loại vaccine đều đang làm rất tốt", Tiến sĩ Ellerin nói.
Đối với các tranh luận về nhu cầu tiêm mũi tăng cường, nghiên cứu trên nhấn mạnh thực tế 18 tháng sau đại dịch, không có một thử nghiệm nào đo lường hoàn hảo mức độ được bảo vệ của một người khỏi COVID-19.
TPHCM bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V từ hôm nay TP Thủ Đức (TPHCM) sẽ bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V cho người dân tại 3 địa điểm, từ hôm nay (16/10). Theo đó, UBND TP Thủ Đức đề nghị các phường triển khai thông báo mời tiêm vaccine Covid-19 cho người dân đang sinh sống tại địa phương. Ngoài mời tiêm mũi một và mũi 2 vaccine AstraZeneca và Vero Cell tại...