Việc nhận chìm bùn, cát ở biển Vĩnh Tân được thực hiện như thế nào?
Ngày 7/7, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Bình Thuận đã có cuộc họp với các bên về việc cấp phép nhận chìm hơn 918.500 m3 bùn, cát xuống biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nói cần thực hiện công tác hậu kiểm sau nhấn chìm.
Ngày 7/7, Bộ Tài nguyên – Môi trường và UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp với các bên liên quan công bố việc cấp phép nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển ở biển cho Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1.
Bộ Tài nguyên – Môi trường khẳng định việc cấp phép được tiến hành theo đúng quy định pháp luật. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các bộ ngành và địa phương cần giám sát như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường biển trong quá trình thực hiện nhấn chìm.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, không thể chuyển vật chất nạo vét dưới biển với khối lượng lớn đổ lên bờ.
Theo giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Điện lực Vĩnh Tân được phép nhận chìm hơn 918.500 m3 vật chất nạo vét gồm: 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi…thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chở than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
“Bây giờ chúng ta đưa nó từ vị trí này sang vị trí khác. Trong chất này, theo dự án nhận chìm mà chủ đầu tư cung cấp, thì không có chất phóng xạ, chất độc hại vượt quá quy chuẩn Việt Nam và nó cũng không phải là chất thải của nhà máy nhiệt điện. Do vậy, nó thuộc danh mục vật chất được nhận chìm theo Nghị định 40 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên môi trường – Biển và Hải đảo”, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Biển và Hải đảo nói.
Đơn vị thi công sẽ dùng sà lan dạng phễu chở vật chất nạo vét nhấn chìm bằng hình thức mở đáy, đồng thời sử dụng lưới chắn bùn nhằm giảm phát tán ra môi trường. Khu vực nhận chìm rộng 30 héc-ta, nằm cách Khu bảo tồn Hòn Cau 8 km. Thời gian nhận chìm được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10, vào thời điểm có gió mùa Tây Nam để vật chất nhận chìm không phát tán về hướng Hòn Cau và các khu vực nuôi trồng hải sản ven bờ.
Video đang HOT
Mô hình xà lan chuyên dụng nhấn chìm bằng hình thức mở đáy.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh Bình Thuận cho biết phải thực hiện việc nhận chìm vì không thể vận chuyển khối lượng lớn vật chất nạo vét từ biển ở dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ lên bờ. Nếu như thế sẽ làm nhiễm mặn một vùng diện tích rộng lớn và gây ô nhiễm môi trường trên đất liền ở huyện Tuy Phong. Do đó, việc cấp phép cho nhận chìm ở biển Vĩnh Tân là điều tất yếu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận lưu ý nhà đầu tư cần thực hiện đúng với cam kết trong giấy phép.
Trước sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như lo lắng của người dân, theo ông Hai, việc hậu kiểm môi trường biển sau khi nhấn chìm cũng cần được thực hiện vì hai lý do: “Thứ nhất, đây là giấy phép đầu tiên sau khi có Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014. Thứ hai, việc nhấn chìm này thì nhiều nước trên thế giới thậm chí trong nước cần thiết cũng phải nhận chìm. Ở đây phải lo lắng thận trọng là gì? Đó là nó có cái khác là vùng biển này có hiện tượng động lực của dòng nước trồi”.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cho biết quá trình thực hiện sẽ được giám sát, quan trắc chặt chẽ bởi đơn vị độc lập là Viện Hải dương học có sự tham gia của Bộ Tài nguyên – Môi trường, các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương.
Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng khuyến khích Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Tân vận động bà con nhân dân tham gia giám sát. Đang hoạt động ngoài biển, nếu thấy có hiện tượng khác lạ, người dân Vĩnh Tân cũng nên thông báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời./.
Theo Việt Quốc
VOV
Đức Long Gia Lai đầu tư vào năng lượng tái tạo
Nhắc đến thương hiệu Đức Long Gia Lai (ĐLGL) mọi người sẽ nghĩ ngay đến "đại gia đa ngành nghề", hoặc là "nhà tiên phong" trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử... Mới đây, người ta lại thấy ông chủ ĐLGL lấn sân đầu tư sang lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây được xem là chiến lược phát triển của ĐLGL trong tương lai.
Chiến lược tương lai
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận diễn ra giữa tháng 4 vừa qua, ĐLGL "đặt chân" vào một lĩnh vực mới khi ký kết thỏa thuận với UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư 3 nhà máy sản xuất điện gió và điện mặt trời. Đây được xem là "phát súng" đầu tiên trong chiến lược rót vốn vào các dự án năng lượng tái tạo kết hợp du lịch giai đoạn từ nay đến 2020 tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Gia Lai...
Đức Long Gia Lai đang có kế hoạch phát triển Dự án điện mặt trời, điện gió tại Côn Đảo. Ảnh: Đ.L
Đầu tư năng lượng để có thêm nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, giảm khí thải nhà kính và đặc biệt chủ động nguồn năng lượng là xu hướng phát triển trong tương lai". Ông Trần Văn Phương -
Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng của ĐLGL
Lý giải về việc đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực năng lượng, ông Trần Văn Phương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng của ĐLGL cho biết: "Đầu tư năng lượng để có thêm nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, giảm khí thải nhà kính và đặc biệt chủ động nguồn năng lượng là xu hướng phát triển trong tương lai".
Mặt khác, theo ông Phương, nguồn nhiên liệu hóa thạch đang bị khai thác cạn kiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhu cầu về nguồn than sản xuất nhiệt điện ước tính khoảng 130-150 triệu tấn vào năm 2030, trong khi than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30-40 triệu tấn. Việc phát triển nguồn năng lượng thay thế là hết sức cần thiết, thậm chí trở thành vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay...
Nắm bắt được nhu cầu đó, ĐLGL đã đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án thủy điện quy mô tại khu vực Tây Nguyên. Điển hình như dự án thủy điện Tân Thượng (Lâm Đồng), Tà Nung (Lâm Đồng), Đăk Psi (Kon Tum), Đăk Pô Cô (Kon Tum) với tổng công suất trên 250MW. Đến năm 2020, ĐLGL sẽ tiếp tục đầu tư thêm 4 dự án tại Tây Nguyên, xây dựng thành chuỗi 8 dự án thủy điện với công suất, chất lượng hàng đầu tại khu vực này.
Tuy nhiên, đầu tư thủy điện chỉ là một phần trong chiến lược phát triển năng lượng của ĐLGL. Tham vọng mà ông chủ ĐLGL muốn hướng đến là nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Bước đột phá
Thi công thủy điện Đăk Pô Cô của Tập đoàn Đức Long Gia Lai. Ảnh: M.T
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thuận lợi nhất trong khu vực để phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ sức gió, mặt trời. Với gần 3.400km bờ biển, tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam ước tính khoảng 500 -1.000kWh/m2 mỗi năm. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng mặt trời với lượng bức xạ trung bình 5 kWh/m2/ngày trên khắp cả nước. Tiềm năng kỹ thuật của thủy điện nhỏ cũng dao động ở mức hơn 4.000 MW mỗi năm. Nếu biết cách tận dụng và đầu tư bài bản, nước ta sẽ có được nguồn năng lượng đáng kể, nhưng vẫn bảo đảm phát triển theo hướng xanh - sạch - an toàn.
Ông Trần Văn Phương khẳng định: "Việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đang được Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện. Cùng với đó, giá mua điện tại điểm giao nhận điện nâng lên 2.086 đồng (tương đương 9,35 cent /kWh) sẽ giúp ĐLGL tự tin hơn khi đầu tư vào năng lượng. Chúng tôi mạnh dạn đầu tư và xem đây là bước đột phá trong tương lai".
Có thể thấy, sau khi thực hiện chiến lược tái cấu trúc với việc đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực trọng yếu: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, sản xuất linh kiện điện tử và mới đây là năng lượng, ĐLGL đang có sự bứt phá mạnh mẽ trên thương trường trong và ngoài nước. Không tiến hành đầu tư ồ ạt như nhiều doanh nghiệp khác. ĐLGL lựa chọn chiến lược "chậm mà chắc", tập trung đầu tư các lĩnh vực thực sự mang lại hiệu quả với nguồn doanh thu ổn định, lâu dài. Nhiều chuyên gia nhận định, trong thời gian tới các dự án năng lượng sẽ trở thành đòn bẩy giúp ĐLGL tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu và lợi nhuận.
Gắn phát triển với cộng đồng Tính đến nay, Công ty cổ phần Tập đoàn ĐLGL có hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, tập đoàn có 5 công ty thành viên trụ sở đặt tại nước ngoài: 1 tại Hongkong, 2 tại TP.Đông Quản và TP.Thẩm Quyến (Trung Quốc), 1 tại Hàn Quốc và 1 tại Mỹ. Ngoài những ngành nghề truyền thống như sản xuất và chế biến gỗ, đá granite, kinh doanh bến xe và bãi đỗ, dịch vụ khách sạn, resort, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ... trong giai đoạn 2015-2020, ĐLGL tập trung chủ lực vào 5 lĩnh vực trọng tâm: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử và nông nghiệp. Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, ĐLGL không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế và tổ chức tài chính hàng đầu trong nước và quốc tế.
Lễ ký cam kết đầu tư giữa DLG với tỉnh Bình Thuận. Doanh nghiệp cũng luôn chủ động, tích cực trong công tác hỗ trợ giảm nghèo, đề cao vai trò, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng gắn với phát triển kinh doanh. Thời gian qua, ĐLGL đã tham gia hỗ trợ nhiều chương trình an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung như: Tài trợ cho đường bay Nội Bài - Pleiku, Festival Cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai, ủng hộ các quỹ khuyến học, hỗ trợ quỹ người nghèo, xây dựng bệnh viện, chùa chiền trong cả nước đặc biệt tại các tỉnh mà tập đoàn tham gia đầu tư như: Gia Lai, Bình Phước, Đăk Nông, Quảng Trị... Tập đoàn cũng đã đóng góp không nhỏ cho công tác ngoại giao, văn hóa xã hội, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. M.T
Theo Danviet
Gần một triệu mét khối bùn sẽ bị đổ xuống biển Bình Thuận Trong 5 tháng, gần một triệu mét khối bùn, cát sau nạo vét tại vũng quay tàu và khu bến chuyên dụng sẽ được nhận chìm xuống biển Bình Thuận. Sau khi thẩm định chặt chẽ hồ sơ, lấy ý kiến nhiều bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa quyết định cấp phép cho...