Việc chiên rán sẽ không còn bị bắn dầu mỡ lung tung chỉ nhờ bí kíp cực đơn giản này
Công đoạn chiên rán dễ gặp phải tình trạng bắn dầu lung tung khắp nơi, thậm chí gây nguy hiểm cho người nội trợ. Dưới đây là bí quyết giúp bạn không còn bị bắn dầu khi chiên rán.
1. Thưc phâm khô rao
Công đoạn làm ráo thực phẩm là tối quan trọng để giúp món chiên rán không gây bắn dầu. Nguyên nhân là bởi nước và dầu ăn thường không hòa tan với nhau, nếu cho nước vào dầu sôi sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ, dầu ăn sẽ bị bắn tung tóe. Vì vậy sau khi làm sạch thực phẩm, bạn nên dùng giấy thấm thực phẩm để thấm hết số nước còn đọng lại trên bề mặt thực phẩm rồi mới đưa vào chảo rán.
2. Chọn chảo chống dính và có thành cao
Chiếc chảo chống dính cũng đóng góp phần nào trong việc dễ dàng lật thực phẩm và giảm khả năng cháy. Thành chảo cao ít nhất 5 cm sẽ hạn chế dầu mỡ bắn ra ngoài gây nguy hiểm cho bạn.
3. Làm nóng chảo trước khi cho dầu ăn:
Đừng quên làm nóng chảo trước khi cho dầu mỡ vào chiên rán, điều này dù nhỏ nhưng cũng giúp cho thực phẩm không bị sát chảo.
4. Chà chanh vào đáy chảo:
Hãy chà một lát chanh vào đáy chảo trước khi cho dầu mỡ vào, cách này sẽ hiệu quả không ngờ đấy!
5. Sử dụng muối:
Trong lúc đợi đầu ăn sôi, bạn có thể rắc thêm chút muối hạt vào trước khi cho thực phẩm. Đây cũng là mẹo được nhiều bà nội trợ truyền tai nhau áp dụng để món chiên rán vừa không bắn dầu lại không sát chảo. Không những vậy, muối còn giúp khử độc trong dầu ăn rất hiệu quả.
6. Sử dụng hoa tiêu:
Video đang HOT
Nếu lỡ cho thực phẩm nhiều nước, thể tích dầu mỡ tăng lên khiến chúng có nguy cơ trào ra khỏi chảo, bạn hãy thả 1 ít hoa tiêu vào chảo để ngăn chặn việc trào dầu nhé.
7. Dùng bột mì
Cùng với chanh, muối hay hoa tiêu, bạn cũng có thể cho một ít bột mì vào thực phẩm cần chiên để bột mì hút nước và làm khô bề mặt thực phẩm. Sau khi cho bột mì vào, hãy trộn đều và chiên ngay. Lưu ý, cần giũ hoặc gạt lớp bột mì thừa trong khi chiên để tránh làm khét dầu.
8. Không nên đổ đầy dầu hơn một nửa chảo
Ngoài ra bạn cũng cần nhớ không đổ đầy dầu hơn một nửa chảo vì sẽ dễ làm tràn dầu ra ngoài khi cho thức ăn vào.
9. Không chiên cùng lúc quá nhiều thực phẩm
Dễ hiểu, khi cho nhiều thức ăn vào cùng lúc, dầu sẽ dâng lên, rất dễ bắn lên khi chiên. Khi chiên rán, chỉ nên chiên từng phần một, tránh chiên cùng một lúc quá nhiều thực phẩm.
10. Dùng bìa cứng:
Nếu quên không áp dụng những phương pháp trên, bạn có thể hạn chế tình trạng bắn dầu bằng một tấm bìa cứng thay vì đậy vung. Bởi vì, đậy vung sẽ làm cho món chiên rán không được giòn còn dùng tấm bìa cứng có khả năng hút hơi nước sẽ giúp cho món ăn của bạn thơm ngon, giòn hơn.
Ảnh: Sưu tầm
Mua chảo chống dính về đừng bỏ qua thao tác này trước khi đun nấu
Việc sử dụng không đúng cách có thể khiến cho tuổi thọ của chảo giảm xuống, dễ bong tróc lớp chống dính. Những mẹo vặt sử dụng sau sẽ giúp tăng độ bền cho chảo chống dính.
Để chảo lâu bong tróc và sử dụng được lâu hơn thì nhất định bạn phải làm điều này trước khi sử dụng để dun nấu:
Đổ nước vào khoảng 2/3 chảo.
Đun nước trong chảo đến khi thấy nhiều hơi nước bốc lên, không để sôi ùng ục nhé.
Sau đó tắt bếp và đổ nước đi.
Dùng giấy ăn lau sạch nước còn sót lại.
Tiếp theo bạn bắc chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ nhất có thể.
Thấm một chút dầu ăn ra giấy ăn.
Dùng giấy thấm dầu này để lau đều khắp chảo trong 30 giây rồi tắt bếp đi và để chảo nguội. Chảo nguội bạn lại lặp lại việc dùng giấy thấm dầu lau chảo thêm 2 lần nữa. Chỉ cần làm vài bước vậy thôi, đảm bảo chảo chống dính của bạn sẽ bền lâu gấp mấy lần.
Ngoài ra, bạn có thể làm thêm một số thao tác sau để giúp tăng độ bền cho chảo chống dính:
Rửa chảo bằng bã chè
Chảo chống dính khi mới mua về thường có mùi dầu hoặc mùi kim loại rất khó chịu và độc hại. Rửa bằng nước rửa chén thông thường đôi khi không giúp bạn loại bỏ hết mùi khó chịu này. Bạn hãy đổ đầy nước vào chảo, cho bã chè vào túi nhỏ rồi chà sát trên mặt chảo. Bạn cũng có thể dùng lá trà xanh đun sôi khoảng 2 - 3 lần để khử mùi.
Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại chảo chống dính bằng Teflon, ceramic, vân đá hoa cương, kim cương... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà chảo có thể chịu được mức nhiệt khác nhau.
Bạn nên lưu ý rằng ở nhiệt độ cao chất chống dính sẽ bắt đầu bị phân hủy và gây hại cho sức khỏe. Vì thế, tùy vào chất liệu và chất lượng chảo chống dính mà khi sử dụng cần lưu ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý. Tốt nhất chỉ để lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy lan lên thành chảo.
Sử dụng ở mức nhiệt trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho tuổi thọ của chảo chống dính.
Chỉ dùng thìa/muỗng gỗ khi nấu ăn trên chảo
Nếu sử dụng thìa, muỗng nhựa, gặp nhiệt độ cao chúng sẽ chảy nhựa hay sử dụng chất liệu nhôm sẽ khiến bề mặt chảo bị xước. Tốt nhất bạn nên sử dụng thìa, muỗng chất liệu gỗ để nấu, xào thức ăn trên chảo chống dính nhé.
Tuyệt đối không dùng đồ inox để nấu trên chảo chống dính.
Không nêm mắm muối trực tiếp khi đang sử dụng chảo
Thói quen chiên xào và nêm nếp ngay trong chảo để tiết kiệm thời gian và làm chủ hương vị món ăn của người nội trợ không nên áp dụng trên chảo chống dính. Việc này sẽ khiến bề mặt chảo dễ bị rỗ, hư hại lớp chống dính và giảm tuổi thọ chảo.
Rửa bằng nước ấm
Hãy giữ cho bề mặt lòng chảo luôn sạch sẽ, bởi vì dầu mỡ, cặn đường, muối sót lại và thức ăn thừa có thể làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm.
Lưu ý là, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, bởi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.
9 mẹo vặt giải quyết áp lực khi vào bếp Mùi hôi trong tủ lạnh, bánh quy cũ, thực phẩm trong lò vi sóng không nóng đồng đều,... đều được giải quyết bằng các thao tác đơn giản. Để thức ăn trong lò vi sóng nóng đều Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, phần giữa không được nóng cho lắm, trong khi phần bên ngoài đạt nhiệt độ như mong...