Việc chị em thích làm mùa hè nhưng không ngờ có thể gây viêm nhiễm phụ khoa
Tắm bằng bồn có thể khiến cho các vi khuẩn ở hậu môn lan vào nước và đi vào âm đạo.
Vợ viêm nhiễm “vùng kín” nặng vì sở thích quái đản của ông xãDung đâu băp khoi viêm nhiêm phu khoa, chi em ban tin ban nghi, không biêt thưc hư thê nao?Bà bầu vệ sinh vùng kín sạch bong kin kít nhưng vẫn viêm nhiễm là do nguyên nhân không mấy ai biết này
Vấn đề viêm nhiễm phụ khoa là mối bận tâm lớn nhất của chị em phụ nữ. Các chứng bệnh phụ khoa không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn phải chữa lâu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải chỉ có những ngày nồm ẩm mới có thể gây viêm nhiễm phụ khoa mà mùa hè cũng có thể bị viêm nhiễm phụ khoa nếu như giữ thói quẻn tắm bằng bồn không vệ sinh sạch sẽ.
Trước đây, chị Na (Hà Nội) không dùng bồn tắm, chị chú ý đến nước sạch khi vệ sinh “vùng kín” hàng ngày. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi gia đình cải tạo lại nhà vệ sinh, khu vực phòng tắm lắp đặt thêm bồn tắm nên chị Na có thói quen ngâm bồn nhiều tiếng đồng hồ mỗi khi tắm. Chị Na cho rằng đây là thói quen tốt, không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn kỳ cọ được sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên, mới đây chị tá hỏa khi nhận được kết quả bị viêm nhiễm phụ khoa. Ban đầu chỉ là các dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu nhưng về sau tiểu buốt, đau đớn. Chị Na cho rằng bản thân không tin vì vệ sinh vùng kín cẩn thận, thay quần lót và không quan hệ tình dục bừa bãi.
“Tôi không tin nổi nhưng khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố nhưng một trong số đó có thể là do bồn tắm không được vệ sinh sạch sẽ nên vi khuẩn bám lại. Quá trình này kéo dài khiến cho nước trong bồn tắm bẩn và gây viêm nhiễm”, chị Na nói.
Video đang HOT
Không chỉ có chị Na, mà nhiều chị em thậm chí cả nam giới rất thường xuyên tắm gội bằng bồn tắm nhưng lại vệ sinh qua quýt hoặc để nhiều ngày mà không vệ sinh kỹ càng. Điều này có thể khiến cho vi khuẩn, chất bẩn tồn tại và thâm nhập vào âm đạo gây bệnh.
Thói quen sai lầm
Bác sĩ Kim Dung (chuyên khoa Sản) cho hay, nhiều người nghĩ nước sạch là đủ nhưng dụng cụ đựng nước hay bồn tắm bẩn thì dù nước sạch cũng không có tác dụng. Vì các vi khuẩn có thể thâm nhập vào bên trong khi vệ sinh “vùng kín”.
Mùa hè là thời điểm nhiều người thích tắm bằng bồn, nên việc vệ sinh phải chú ý thường xuyên và kỹ càng. Tất cả các vi khuẩn, chất bẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu vệ sinh bằng cách dội qua nước chỉ khiến cho một số chất bẩn trôi đi, còn các vi khuẩn vẫn bám lại trên bồn để gây bệnh.
Ngoài ra, khi ngồi trong bồn tắm để vệ sinh vùng kín, các vi khuẩn ở hậu môn sẽ đi vào nước và tồn tại trong nước. Chúng sẽ theo nước thâm nhập vào âm đạo và gây bệnh.
“ Do đó, chị em nên vệ sinh bồn tắm kỹ bằng các chất chuyên dùng. Sau khi tắm xong cần vệ sinh ngay tránh để kéo dài nhiều ngày, các vi khuẩn sẽ bám và sinh sôi nảy nở”, bác sĩ nói.
Khi đã có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nên đi khám ngay để được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc đặt âm đạo. Nhiều người tự chữa tại nhà theo các biện pháp truyền tai khiến cho vùng kín bị sưng, phù nề, viêm nhiễm nặng. Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ và có thể tấn công lên cả thân gây viêm cầu thận, viêm thận ngược dòng để lại hậu quả nặng nề.
Theo Emdep
Bệnh tình dục 'xưa như trái đất' biến đổi đáng sợ
Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV của Anh đã công bố hướng dẫn điều trị mới, yêu cầu các bác sĩ phải tăng... gấp đôi liều thuốc khi chữa trị người mắc bệnh lậu.
Việc tăng gấp đôi liều kháng sinh - loại thuốc mà các bác sĩ luôn cố dùng càng ít càng tốt - gióng lên hồi chuông cảnh báo về "siêu bệnh tình dục" đang diễn tiến khó lường, vốn biến đổi từ căn bệnh "xưa như trái đất" là bệnh lậu.
Bệnh lậu đang biến đổi khó lường, xuất hiện các ca "siêu bệnh lậu" đề kháng kháng sinh dữ dội - ảnh minh họa từ internet
Hướng dẫn mới của Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV dựa trên các ca "siêu bệnh lậu" được phát hiện trong thời gian qua tại nước này. Ngay từ bệnh nhân đầu tiên, một người đàn ông được cho là mắc bệnh lậu "nặng nhất thế giới", nguồn gốc từ "tình một đêm" với cô gái không rõ nhân thân mà anh đã gặp ở Đông Nam Á, phát hiện hồi tháng 3-2018, các bác sĩ đã phải thử hàng loạt loại thuốc và đã có lúc tưởng chừng như không cứu được bệnh nhân.
Ngành y tế nước Anh tiếp tục phát hiện thêm vài ca nữa. Các bước phân tích cho thấy vi khuẩn họ mắc phải đúng là vi khuẩn bệnh lậu nhưng đã biến đổi khó lường và trở nên đề kháng hầu hết các loại kháng sinh thông thường.
Tuy nhiên, trước khi có thể tìm ra một loại thuốc mới hiệu quả hơn để đối phó với siêu bệnh lậu, Hiệp hội Sức khỏe tình dục và HIV khuyến nghị các bác sĩ cần dùng một liều tấn công mạnh, vốn được chứng minh là giúp các bệnh nhân trước khỏi bệnh.
Theo đó, các bác sĩ nên ngừng dùng azithromycin, loại thuốc từng được kết hợp với kháng sinh ceftriaxone như phương sách đầu tiên đối với người mắc bệnh lậu. Tuy cách dùng này nhẹ nhàng hơn với bệnh nhân, tác dụng phụ cũng giảm nhưng với một siêu vi khuẩn bệnh lậu, nó không những không diệt được mà chỉ làm các phương thuốc sau kém hiệu quả.
Thay vào đó, bác sĩ được khuyến nghị dùng đến 1 g kháng sinh ceftriaxone, tức gấp đôi liều tối đa 500 mg mà ngành y tế Anh sử dụng trước đây và gấp 4 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 250 mg.
Bệnh lậu là một bệnh tình dục rất phổ biến; mỗi năm nước Anh ghi nhận được tới 45.000 ca, trong khi ở Mỹ là 820.000 ca. Triệu chứng phổ biến là xuất huyết từ dương vật hoặc âm đạo, đau khi tiểu, sưng bao quy đầu, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây vô sinh, viêm vùng chậu, viêm khớp và thậm chí đe dọa tính mạng.
A.Thư
Theo docbao.vn
5 tác dụng phụ sau khi quan hệ khiến kẻ đỏ mặt người hoang mang Dù bạn là "lính mới" hay có khá nhiều kinh nghiệm tình trường thì cũng dễ bị bất ngờ khi nhắc đến một số tác dụng phụ của chuyện ấy có vẻ kỳ lạ, nhưng thực sự xảy ra thường xuyên sau mỗi "cuộc yêu". 1. Phụ nữ phát ra những âm thành như tiếng "xì hơi" Khi cả 2 đang hoàn toàn...