Việc cần làm để bảo vệ bệnh nhân suy thận mạn tính không mắc Covid-19
5 bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam tử vong đều có tiền sử suy thận mạn tính, phải lọc máu thường xuyên.
Theo BS Trần Hồng Xinh, khoa Nội thận và Lọc máu, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Hà Nội, người bị suy thận mạn tính, phải lọc máu thường xuyên được xếp vào nhóm có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh cao.
Bên cạnh đó, đa phần bệnh nhân là người cao tuổi. Ngoài suy thận, họ còn có nhiều bệnh lý nền khác đi kèm như tiểu đường type II, tăng huyết áp, suy tim. Thậm chí, một số trường hợp đã dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài. Điều này làm giảm cơ hội sống sót của bệnh nhân khi mắc Covid-19, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
BS Trần Hồng Xinh cho biết bệnh nhân lọc máu chu kỳ tiếp xúc từ 4 đến 16 tiếng với nhân viên y tế và các người bệnh khác nên khả năng lây nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
Video đang HOT
Các cơ sở y tế cần tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện. Ảnh minh họa: BVCC.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cho nhóm bệnh nhân này, BS Xinh khuyến cáo:
Các đơn vị lọc máu cần sớm nhận biết và cách ly những người có triệu chứng về hô hấp. Bệnh nhân tới thăm khám, điều trị cần được khai báo y tế trước khi vào đơn vị lọc máu.
Nếu người bệnh có các triệu chứng ho, sốt cần được phân tách ở khu riêng và yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian lọc máu. Nhân viên y tế nên cung cấp cho bệnh nhân các kiến thức làm sạch tay, giữ vệ sinh đường hô hấp và đeo khẩu trang đúng cách.
Ở khu vực lọc máu và phòng chờ, các bệnh nhân phải đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Bề mặt ghế lọc máu và bàn làm việc của nhân viên y tế cần được làm sạch liên tục.
Khi có bệnh nhân nghi nhiễm hoặc mắc Covid-19, bệnh viện phải thực hiện cách ly, thông báo toàn bộ nhân viên y tế sử dụng phương tiện phòng hộ.
Hôn mê sâu do điện giật
Thanh niên 22 tuổi bị điện giật ngã bất tỉnh khi đang hàn sắt tại nhà, các bác sĩ phải điều trị tích cực trong 3 ngày để cứu mạng.
Bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cuối tuần trước trong tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng, suy thận, tiêu cơn vân cấp.
Tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, người bệnh đã được thở máy kịp thời, lọc máu liên tục, kết hợp dùng kháng sinh. Sau ba ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, rút ống nội khí quản, tình trạng ổn định.
Thanh niên đang tiếp tục được theo dõi tại viện sau khi được cứu sống. Ảnh: Mai Nguyễn.
Điện giật là một tai nạn nguy hiểm. Các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong cao cho bệnh nhân.
Bác sĩ Bùi Xuân Khánh, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, khuyến cáo người dân cần chú ý an toàn khi sử dụng các thiết bị điện. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại các di chứng gây tổn hại sức khỏe.
Tăng sức đề kháng để phòng bệnh Theo thống kê, 80% số nạn nhân tử vong vì Covid-19 đều trên 60 tuổi, và 75% mang bệnh lý sẵn có vào thời điểm nhiễm virus, như tim mạch, tiểu đường, suy thận... Người lớn tuổi hệ miễn dịch suy yếu và trẻ nhỏ sức đề kháng kém thường dễ bị xâm nhập của các loại virus. Tăng cường dinh dưỡng để...