Việc cần làm chặn vi khuẩn, virus lây lan
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý gồm protein, vitamin, khoáng chất; vệ sinh sạch vật dụng trong nhà; rửa tay bằng xà phòng… hạn chế virus lây lan.
Ảnh minh họa
Trong 10 vấn đề sức khỏe Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan tâm năm 2019, có 6 nội dung liên quan đến các loài vi khuẩn và virus, bao gồm: virus cúm, virus HIV, virus Ebola, sốt xuất huyết, kháng kháng sinh và sự e ngại trong tiêm phòng vaccine. Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Việt Đức, nhận định: “Điều đó nói lên một điều thực sự rõ ràng rằng vi khuẩn, virus chính là những tác nhân liên quan lớn nhất đến sức khỏe của con người trên toàn thế giới”.
Bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong trên toàn thế giới. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người có bệnh tim mạch, tiểu đường, trẻ nhỏ, già yếu, ung thư hoặc những người đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch…
Những bệnh truyền nhiễm thường gặp và nguy hiểm nhất với trẻ nhỏ hiện nay bao gồm: bệnh cúm do virus cúm, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue, bệnh sởi và Rubella, bệnh chân tay miệng do virus Coxsackie A16 và một số virus khác, bệnh bạch hầu. Đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là Covid-19.
Theo bác sĩ, hầu hết các loài vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua các “kẽ hở” trên cơ thể chúng ta như mũi, miệng, tai, hậu môn và đường sinh dục. Chúng cũng có thể được truyền qua da thông qua côn trùng hoặc động vật cắn hoặc qua việc tiêm truyền. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng là ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng cách kiểm soát những đường vào này.
Việc đầu tiên cần làm để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus chính là chế độ dinh dưỡng. Bữa ăn cần tập trung vào rau xanh, ngũ cốc, trái cây các sản phẩm sữa và sữa ít béo hoặc không béo, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt. Bổ sung chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối (natri) và đường.
Video đang HOT
“Trong trái cây, rau quả có nhiều vitamin và khoáng chất. Protein trong các loại thịt là cần thiết để chữa lành vết thương. Thực phẩm giàu chất xơ như rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện và tăng cường năng lực đường tiêu hoá. Axit béo omega-3 có trong cá giúp giảm táo bón và quá trình viêm”, bác sĩ phân tích.
Lưu ý nên vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó đặc biệt luôn đảm bảo những thực phẩm tươi sống không tiếp xúc với thực phẩm đã nấu chín (qua tủ lạnh, dao, thớt…)
Bên cạnh dinh dưỡng, cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà, đảm bảo không gian gia đình sạch sẽ, hạn chế và ngăn ngừa các ổ dịch phát sinh trong gia đình.
Một số đồ vật cần chú ý để vệ sinh bao gồm quạt, chăn màn, gấu bông, đồ chơi trẻ em… Quạt bẩn không chỉ khiến quạt hoạt động kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Bụi bẩn trong quạt khi phát tán ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chăn, ga, gối đệm là những vật dụng được sử dụng hàng ngày nên rất dễ bị bám bẩn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên chúng sẽ trở thành ổ vi khuẩn.
Ruột chăn nếu không bị ố bẩn, bạn có thể không cần giặt mà nên phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và mầm mống bệnh vẫn còn sót lại ở trong chăn. Vỏ gối nên giặt mỗi tuần một lần, kết hợp cùng với đó, phơi nắng ruột gối để tiêu diệt nguồn vi khuẩn.
Trẻ em vốn có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn nên trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, đảm bảo vệ sinh các vật dụng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe các bé càng trở nên cần thiết.
Gấu bông và đồ chơi là những vật dụng thân thuộc và thường được các bé cầm nắm, tuy nhiên nơi đây cũng tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh. Để đề phòng và ngăn ngừa dịch bệnh, các mẹ cần giặt gấu bông của bé thường xuyên và vệ sinh, thậm chí khử trùng các món đồ chơi mà bé thường mang theo.
Ngoài ra, một trong những biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn được khuyên dùng hữu hiệu nhất hiện nay đó là rửa tay bằng xà phòng. Rửa tay giúp tiêu diệt vi trùng, loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn cũng như các mầm bệnh.
Những điều học sinh phải thuộc lòng để tránh mắc COVID-19 tại trường
Khi đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài ngày do COVID-19, học sinh phải nhớ rõ những điều này để phòng tránh lây nhiễm bệnh.
Những điều học sinh phải thuộc lòng để tránh mắc COVID-19 tại trường. Ảnh: Anh Nhàn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã có những hướng dẫn cụ thểkhi học sinh quay trở lại trường. Để thực hiện những điều này, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học.
Những việc cần làm là:
1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh thường xuyên: Trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
4. Không khạc nhổ bừa bãi.
5. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như ly, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn,...
6. Bỏ rác đúng nơi quy định.
7. Học sinh khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.
Trường học phải đạt 15 tiêu chí an toàn khi đón học sinh trở lại
Ngày 28.4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
Với 15 tiêu chí áp dụng cho trước - trong và sau khi học sinh học tập ở trường, nếu cơ sở giáo dục đạt từ 7 tiêu chí trở xuống sẽ bị đánh giá là "thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động".
Căn cứ vào bộ tiêu chí này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí cụ thể gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, làm cơ sở đánh giá mức độ an toàn của nhà trường khi cho học sinh đi học trở lại.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện công văn hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại và xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành ngày 23.4.
Khuyến cáo tiêm vắc xin đúng lịch và đủ liều Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2020 (từ ngày 22 đến 30/4), Bộ Y tế phối hợp cùng WHO Việt Nam xây dựng clip ngắn về tầm quan trọng của vaccine và tiêm chủng. Ảnh minh họa Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 2251/BYT-DP ngày 22-4-2020 gửi...