Video và livestream sẽ chiếm lĩnh marketing số năm 2020
Tiếp thị kỹ thuật số đòi hỏi các nhà tiếp thị phải không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ để có thể vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.
Theo các nhà nghiên cứu, video và livestream sẽ là hai công cụ được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này trong năm 2020 sắp tới.
Video
Theo thống kê, hiện nay chúng ta xem khoảng 5 tỷ video trên Youtube mỗi ngày. 5 tỷ là một con số khổng lồ. Điều này cho thấy Youtube và video đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị kỹ thuật số nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng video trong chiến lược tiếp thị của mình, có thể bạn cần xem xét lại nghề nghiệp của mình. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ được dùng video để tiếp thị. Bạn có thể tiếp tục sử dụng các kênh truyền thông khác, nhưng bạn nên bắt đầu dựng video quảng bá.
Bạn có thể thường xuyên tạo video, sau đó biến những video này thành bài báo, hoặc thành một bài đăng trên các mạng xã hội. Một video có thể đồng thời phục vụ nhiều mục đích như vậy nhằm tăng lưu lượng truy cập.
Livestream
Livestream là một ngành công nghiệp đang bùng nổ. 63% số người trong độ tuổi từ 18 đến 34 xem livestream thường xuyên. Họ không chỉ xem trực tiếp mà còn ghi lại các chương trình đã phát sóng hoặc xem lại phần tổng hợp những nội dung nổi bật của những video đó trên Youtube. Có những Youtuber chỉ cần ghi lại những khoảnh khắc đáng chú ý nhất của những streamer nổi tiếng cũng nhận được hàng triệu lượt xem mỗi tháng.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp đã nhận ra rằng những hình thức quảng cáo truyền thống không còn hiệu quả như trước kia. Người xem có xu hướng yêu thích một video phát trực tiếp giới thiệu một sản phẩm mới hơn là xem những đoạn phim do các diễn viên đóng để lôi kéo người tiêu dùng mua sản phẩm.
Một trong những ’sự cố’ livestream gần đây là việc cửa sổ Cybertruck của Tesla đã bị đập vỡ khi sản phẩm này được cho là ‘không thể vỡ được’. Mặc dù vậy, điều này vẫn khiến cho khán giả cảm thấy thích thú và ấn tượng hơn nhiều so với một video được quay sẵn. Mọi người đều bàn tán về sự cố của Tesla và việc CEO Elon Musk chửi thề trên sân khấu hôm đó.
Hiện nay chúng ta đang có rất nhiều nền tảng livestream như Facebook, Instagram và LinkedIn. Các công ty có thể chọn một trong các nền tảng này để phát sóng trực tiếp nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình livestream, nhưng đây được dự đoán là một cơ hội tốt cho các công ty nhỏ – những người không ngại chấp nhận những rủi ro này và thể hiện một cái gì đó độc đáo hoặc giải trí, và mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Vài năm trước, việc tìm kiếm bằng giọng nói không có được coi là lựa chọn ưu tiên khi bạn muốn tìm kết quả hay câu trả lời cho 1 vấn đề. Tuy nhiên, ở thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta đã quen dần với việc tìm kiếm mọi thứ bằng giọng nói.
Với việc con người sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói ngày một tăng, việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm là một việc làm thiết yếu. Các chuyên gia marketing sẽ phải cố gắng đưa ra một chiến lược để giữ cho các trang web của công ty họ luôn được đánh giá cao bởi khách hàng. Hệ quả tất yếu xảy ra khi có một vài chuyên gia marketing sẽ nghĩ đến việc đưa công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trở thành một nhân tố quan trọng trong sách lược của họ.
Để mọi thứ trở nên thú vị hơn, Google đã liên tục vận hành dựa trên những thuật toán của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Google đã tạo ra hàng trăm thay đổi đối với bộ máy tìm kiếm của họ trong năm qua.
Mô hình tìm kiếm mới của Google là BERT giúp người dùng tìm kiếm những từ liên quan trong một câu, thay vì tìm kiếm từng từ riêng lẻ. Mục đích của mô hình này là giúp người dùng có thể tìm kiếm nhiều nội dung liên quan trong ngữ cảnh khác nhau
Google luôn đưa ra những đoạn thông tin ngắn nhưng liên quan nhất. Tuy nhiên rất nhiều người thường không click vào những thông tin ở trên cùng của google, trong khi đây là những dữ liệu/thông tin liên quan nhất đến câu hỏi của họ. Châm ngôn của google là click càng ít càng tốt.
Trong tương lai, Google sẽ tập trung nhiều hơn về việc đưa ra kết quả dưới dạng ngắn gọn như đã nói ở trên. Khi ấy, người dùng chỉ cần tìm kiếm thông tin bằng giọng nói và họ sẽ nhận được những câu trả lời cũng bằng âm thanh, như vậy họ sẽ không phải gõ bàn phím hay đọc những đoạn thông tin như vậy.
Podcast
Podcast đang dần trở nên phổ biến. Hiện nay có hơn 700,000 podcast với hơn 29 triệu tập tin âm thanh. Podcast có thể cung cấp cho bạn một hình thức giao tiếp chân thực về bất cứ chủ đề nào, từ kinh doanh, tiếp thị, công nghệ, cho đến nấu ăn, phim hoạt hình và lịch sử. Podcast có thể được sử dụng để quảng bá cho một công ty hoặc một sản phẩm.
Nhiều podcast phổ biến nhận được các hợp đồng tài trợ tốt nhờ lượng khán giả lớn mà họ tiếp cận. Bạn sẽ được nghe podcast lịch sử yêu thích của mình và thật bất ngờ, người dẫn chương trình sẽ bắt đầu quảng bá một sản phẩm nào đó. Nó thường rất vui nhộn, nhưng đây cũng là cách quảng cáo sản phẩm mới nhanh và thú vị.
Nhìn chung, có rất nhiều cách để các nhà tiếp thị giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, các nhà tiếp thị kỹ thuật số nên áp dụng những công cụ mới như video và livestream để gây ấn tượng và tiếp cận với lượng khán giả nhiều hơn.
Theo enternews
Khi thang máy biết nói được suy nghĩ và cảnh báo sự cố
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia những chiếc thang máy "biết nói": "Tôi đang ở rất xa", "Tôi hết chỗ rồi", "Tôi đang đi ngược chiều" hay tệ hơn "Tôi không khỏe", "Tôi đang gặp rắc rối"?
Hẳn sẽ không còn cảnh từng tốp người phải đứng chờ trong cau có, sẽ không còn cảnh tranh nhau vào thang, không còn những sáng muộn giờ chấm công, những trưa đói rã rời chờ mãi chưa xuống khu food court, không còn những lần trễ hẹn đối tác, lỡ buổi xem phim với bạn bè,... Và thêm rất nhiều lần trễ muộn khác cũng sẽ không còn, khi thang máy KONE tại thị trường Việt Nam chính thức được tích hợp dịch vụ AI Kết nối 24/7 vào tháng 1/2020 tới.
Những "anh hùng vô danh" đã có thể "lên tiếng"
Max Alfthan, Phó chủ tịch điều hành, tiếp thị và truyền thông của KONE từng gọi những chiếc thang máy, thang cuốn là "những anh hùng vô danh của các thành phố", bởi chúng vận chuyển hàng triệu người một ngày và phải làm điều đó một cách an toàn, tiện lợi, nhanh chóng nhất có thể. Tuy nhiên, giữa những thành phố 8 triệu dân, nơi chứng kiến sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng với ngày càng nhiều tòa nhà phức hợp, nhiều trung tâm thương mại hiện đại, nhu cầu cao về thang máy và thang cuốn không chỉ là nhu cầu di chuyển, mà còn là trải nghiệm di chuyển với thời gian và độ an toàn tối ưu. Làm những "anh hùng vô danh" thôi chưa đủ, để theo kịp nhịp sống đô thị, thang máy, thang cuốn tại các tòa nhà hiện nay thực sự còn cần phải "biết nói"!
Là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong ngành thang máy và thang cuốn, chịu trách nhiệm vận hành 1,1 triệu thang máy, thang cuốn mỗi ngày trên toàn cầu, KONE đã sớm nhận ra khả năng "nói chuyện" của các thang máy, đồng thời cũng thấu hiểu những nỗi niềm và những rắc rối thường gặp của hành khách mỗi ngày với nhóm những "anh hùng vô danh" này. Hành trình để thang máy "nói chuyện" bắt đầu manh nha từ năm 2017, khi KONE công bố một chương trình định hướng theo dữ liệu đầy tham vọng với mục tiêu đo lường và phân tích dữ liệu được thu thập từ hàng ngàn máy móc trên toàn thế giới. Thông tin sẽ được xử lí bằng các thuật toán học máy tính và sau đó cung cấp cho các nhà khai thác và doanh nghiệp bảo trì. Có thể nói nghiên cứu này chính là nền tảng vững chắc để tháng 3/2018, thương hiệu thang máy, thang cuốn nổi tiếng của Phần Lan bắt đầu quảng bá "Dịch vụ kết nối 24/7". Hợp tác với IBM sử dụng nền tảng Internet Vạn vật (IoT), giờ đây KONE đã tích hợp tiếng nói của thang máy, thang cuốn với các phương tiện truyền thông xã hội dễ tiếp cận.
Kết nối KONE 24/7, thông báo dữ liệu cấp thời đến hệ thống máy chủ xử lý
"Dịch vụ kết nối 24/7" đã chứng minh cách thang máy có thể trò chuyện với máy chủ IoT để chia sẻ chi tiết về hiệu suất hoặc các vấn đề tiềm ẩn nào đó của nó. Chương trình cho phép một lượng lớn dữ liệu từ các cảm biến thang máy được theo dõi, phân tích và hiển thị trong thời gian thực, giải thích các mẫu dữ liệu thang máy và thang cuốn như thời điểm bận rộn nhất trong tòa nhà, điều kiện thời tiết và các tuyến đường thường xuyên nhất để cải thiện hiệu suất thiết bị, độ tin cậy và an toàn. Qua đó, các nhà điều hành tòa nhà và nhà cung cấp bảo trì có thể điều chỉnh bảo trì cụ thể cho từng thang máy và thang cuốn riêng lẻ, nơi thang máy tự "lên tiếng" về rắc rối tiềm ẩn của bản thân ngay cả trước khi đội bảo trì ghé thăm.
Dịch vụ thông minh cho các tòa nhà thông minh trong "thời đại dữ liệu"
Khi các tòa nhà - và dân số - có quy mô lớn hơn, việc cải thiện hiệu quả của những hệ thống chịu trách nhiệm cho việc di chuyển người dân là điều cực kì quan trọng để đảm bảo sự nhịp nhàng cho dòng chảy cuộc sống đô thị. Trong các ứng dụng công nghiệp, nhiều dữ liệu hơn sẽ giúp những dự đoán của máy móc có nhiều khả năng chính xác hơn, và đó cũng là cách KONE "huy động nguồn lực cộng đồng" từ chính hệ thống máy móc của mình để "lắng nghe" tiếng nói của các thang máy và "phản hồi" chúng bằng những sự điều động, bảo trì kịp thời.
Thật ngạc nhiên khi trong "thời đại dữ liệu", những gì chúng ta thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng cuối cùng đã trở thành hiện thực. Thang máy và thang cuốn đã có thể "nói chuyện" và những "cuộc hội thoại" này như một phần không thể thiếu của hệ sinh thái tòa nhà thông minh, vì những dịch vụ thông minh luôn cần thiết để những tòa nhà thông minh vận hành một cách tối ưu nhất.
Hệ thống thang máy "lên tiếng" thông qua KONE mobile kết nối dịch vụ 24/7
Không dừng lại ở việc "nói chuyện" với máy chủ hay "nói chuyện" với nhau, trong tương lai, việc hành khách sử dụng các thiết bị di động của KONE để gọi thang máy đưa họ đến nơi họ muốn hoặc thang máy có thể nhận ra hành trình điển hình của hành khách chỉ bằng cách nhận dạng khuôn mặt sẽ trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, tích hợp trí tuệ nhân tạo còn có thể giúp thang máy "nói lên" mô hình của hệ thống. Theo KONE, thang máy thế hệ tiếp theo sẽ có thể xác định thời gian hành khách rời đi và trở về nhà, tầng họ đang ở cũng như xác định xem cửa thang máy có thể được mở lâu hơn cho người già hay không. Trên thực tế, cùng với "Dịch vụ kết nối 24/7", KONE cũng đã nghiên cứu và triển khai một số dịch vụ thông minh khác cho các tòa nhà như giải pháp nhà thông minh, xây dựng văn phòng thông minh...
Theo dân trí
Twitter sẽ thay đổi bảo mật trên toàn cầu vào năm 2020 để tuân thủ CCPA Twitter sẽ cập nhật chính sách bảo mật trên toàn cầu, nhằm tuân thủ Luật về Quyền Riêng Tư của Người Tiêu Dùng California (CCPA). Cụ thể, chính sách mới sẽ cho phép người dùng biết các bên quảng cáo sẽ nhận được những dữ liệu gì, đồng thời Twitter cũng sẽ lập trang web cung cấp rõ ràng những động thái bảo...