Video trộm từ camera an ninh được bán giá 3 USD
Hacker đã thâm nhập hàng chục nghìn camera an ninh và bán nội dung đánh cắp được dưới dạng “ gói video gia đình”.
Kênh truyền hình Hà Nam (Trung Quốc) cho biết các video này lấy từ camera tại nhà riêng, khách sạn, phòng thử đồ, thẩm mỹ viện… Chúng được định giá dựa trên mức độ thu hút của nội dung và được rao bán trên mạng xã hội.
Một người bán video giấu mặt cho biết clip liên quan đến cảnh khỏa thân hoặc hành vi tình dục có giá 50 nhân dân tệ (8 USD), trong khi video “bình thường quay trong phòng khách sạn” là 20 nhân dân tệ (3 USD).
Thậm chí, hacker cung cấp dịch vụ theo dõi camera an ninh theo thời gian thực với giá chỉ tương đương một bữa ăn. Cụ thể, người dùng có thể mua ID và mật khẩu của camera trong 10 hộ gia đình với giá 11 USD, 10 khách sạn và 10 hộ gia đình là 23 USD, hoặc 20 khách sạn và 20 hộ gia đình là 39 USD…
Kẻ xấu có thể lắp camera ẩn trong khách sạn, homestay hoặc hack hệ thống camera trong gia đình.
Video đang HOT
Một người cung cấp dịch vụ qua ứng dụng nhắn tin QQ cho biết anh ta đang có hàng chục nghìn video và đã bán hơn 8.000 video trong 20 ngày hồi tháng 2. “Bạn không thể xem hết số video clip tôi có trong sáu tháng, kể cả khi xem 24 giờ mỗi ngày”, anh ta nói.
Người này cũng huy động mạng lưới cộng tác viên bằng cách cung cấp gói video với giá rẻ để những người mua bán lại cho người khác với giá cao hơn.
“Tôi có một tá người đi khắp Trung Quốc và lắp đặt camera ở bất cứ đâu họ đến. Ngay cả khi khách sạn phát hiện, thứ chúng tôi mất chỉ là một chiếc máy ảnh vài trăm tệ. Chúng tôi chỉ cần cắt một vài clip để bán trực tuyến là đã có thể bù đắp khoản lỗ đó”, người này cho biết.
Anh ta tiết lộ, kể cả những video với nội dung cơ bản vẫn được mua bởi nhiều người thích theo dõi cuộc sống riêng tư của người khác. Ví dụ, video quay một gia đình bị camera ẩn ghi lại khi họ đang đi nghỉ ở một homestay đã được “mua hàng trăm lần”. Trong video là hình ảnh người mẹ nằm trên ghế sofa xem điện thoại, người cha cởi trần đắp mặt nạ còn đứa con đang chơi trước mặt họ.
Zhang Tao, luật sư tại công ty luật Shanghai Hiways, cho biết việc lấy ảnh và video từ camera ẩn thường chỉ bị phạt hành chính, nhưng có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự nếu các bức ảnh hoặc video được bán hoặc chia sẻ.
Amazon buộc nhân viên thỏa hiệp bị giám sát hoặc mất việc
Ông lớn thương mại điện tử Amazon đang vấp phải sự lên án từ dư luận, do gò bó người lao động và thậm chí vi phạm quyền riêng tư bằng cách sử dụng camera AI để giám sát.
Theo nguồn tin từ tờ Vice, các tài xế giao hàng của Amazon ở Mỹ phải ký "biểu mẫu đồng ý sinh trắc học" trong tuần này, cho phép Amazon sử dụng camera AI nhằm thu thập dữ liệu vị trí, chuyển động và sinh trắc học của họ. Amazon hiện có khoảng 75.000 tài xế giao hàng tại Mỹ, nếu không chịu ký vào các mẫu đơn, họ sẽ mất việc.
Cụ thể, Amazon sẽ sử dụng một số công nghệ xử lý thông tin sinh trắc học, bao gồm camera an ninh trong xe, thu thập ảnh để xác nhận danh tính tài xế và kết nối với một tài khoản định danh. Công nghệ này theo dõi vị trí và chuyển động của phương tiện, bao gồm số km đã lái, tốc độ, tăng tốc, phanh, rẽ và cả việc giữ khoảng cách với các phương tiện khác trên đường. Những dữ liệu này sẽ được lưu trữ tối đa 30 ngày kể sau khi ghi nhận.
Trên thực tế, ngay từ tháng 2 năm nay, Amazon đã công bố kế hoạch sử dụng camera được trang bị trí tuệ nhân tạo trên xe tải để theo dõi công việc của tài xế. Hệ thống có tên Driveri với 4 camera cung cấp phạm vi phủ sóng 270 độ: một camera hướng vào kính chắn gió, hai camera hướng ra cửa sổ bên và một camera hướng về người lái. Những tài xế này không phải do Amazon ký kết hợp đồng mà được thuê thông qua các đối tác cung cấp dịch vụ giao hàng bên thứ 3. Các đối tác sử dụng trang giao hàng của Amazon, nhưng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc làm việc theo quy định.
Người phát ngôn của Amazon, Deborah Bass cho rằng rằng an toàn là lý do duy nhất mà công ty chọn để giám sát người lái xe: "Các camera được sử dụng để giúp đảm bảo an toàn cho người lái xe và cộng đồng mà chúng tôi cung cấp dịch vụ". Tuy nhiên, động thái của Amazon vẫn khiến nhiều người lo lắng về quyền riêng tư. Ít nhất 5 thượng nghị sĩ Mỹ cùng bày tỏ quan ngại về việc giám sát video.
Những người phản đối yêu cầu Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos giải thích cách công ty sẽ tránh vi phạm quyền riêng tư của nhân viên, bởi việc giám sát có thể tăng "áp lực không an toàn" và khiến người lao động gặp rủi ro. Một số chuyên gia cũng nhận định, tốc độ của việc chuyển phát nhanh rất khó quản lý. Các tài xế phải giao khoảng 100 đơn hàng trong mỗi ca làm việc kéo dài 10 giờ, họ thậm chí không có cả thời gian nghỉ ngơi.
Ngay khi thông tin về việc triển khai giám sát mở rộng được công bố, không ít lái xe giao hàng của Amazon đã xin nghỉ việc, họ cho rằng không thể chấp nhận việc bị giám sát liên tục bởi điều này vi phạm cả quyền riêng tư và sự tin cậy. "Tôi sẽ không đồng ý", nhiều tài xế khác đã lên tiếng.
Nhân viên Amazon không có quyền riêng tư
Đây không phải là lần đầu tiên Amazon rơi vào vòng xoáy của dư luận do vi phạm quyền riêng tư của nhân viên. Đầu tháng 9 năm ngoái, Amazon đã lên kế hoạch thuê các nhà phân tích tình báo để giúp xác định tổ chức công đoàn trong công ty. Mặc dù Amazon phủ nhận, nhưng theo các tài liệu nội bộ, báo cáo và thông tin được công bố trên Internet công khai, Amazon thực sự có đội ngũ giám sát trong nhiều năm để theo dõi hoạt động của nhân viên trong các nhóm Facebook .
Ngoài ra, Amazon chưa bao giờ ngừng giám sát nhân viên của mình. Đối với hàng trăm nghìn nhân viên làm việc tại trung tâm hậu cần Amazon, tất cả hành động của họ cũng phải được theo dõi và đánh giá bằng công nghệ. Vào năm 2019, Amazon từng xây dựng một hệ thống AI nội bộ có thể theo dõi hiệu quả công việc của từng nhân viên trong bộ phận hậu cần và kho bãi, đồng thời đếm thời gian nghỉ làm (TOT) của mỗi người, sau đó tự động tạo một biên bản sa thải. Khi đó, nội dung tài liệu bị lộ lên tới hàng chục trang, và gần 900 nhân viên bị sa thải vì bị hệ thống đánh giá là "hiệu quả công việc thấp".
Trong thời gian làm việc, các nhân viên đều mang theo máy quét cầm tay. Những máy quét này chứa một luồng hướng dẫn cố định, chẳng hạn như đồng hồ đếm ngược, liệt kê các khoảng thời gian giữa việc chuyển hàng hóa ra khỏi kệ. Người lao động phải đi bộ hơn 24km mỗi ngày. Không những vậy, thời giờ nghỉ ngơi của họ, trong đó có thời gian để đi vào phòng tắm, đều phải tuân theo nhiều quy định rất nghiêm ngặt.
Hệ thống của Amazon theo dõi năng suất của từng nhân viên và tự động tạo ra cảnh báo hoặc thông tin về năng suất và chất lượng sản xuất. Dữ liệu chuyển đến người quản lý theo thời gian thực, sau đó được xử lý bởi một hệ thống phần mềm đặc biệt có tên là ADAPT. Nếu một nhân viên không đạt được mục tiêu trong nhiều ngày, hệ thống sẽ ghi nhận và có thể tự động ra văn bản sa thải.
"Tốc độ ở đây nhanh, không phù hợp với tất cả mọi người, cũng như mọi giai đoạn của cuộc sống", một giám đốc điều hành cho biết. Amazon cho rằng công ty không cần cân nhắc làm thế nào để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đây là vấn đề mà nhân viên nên lo lắng, Amazon không phải là bảo mẫu cho nhân viên.
Trước đó, với áp lực công việc tần suất cao và cân bằng cuộc sống bị ảnh hưởng, hàng ngàn người lao động tại Amazon đã đứng lên đòi quyền lợi và kêu gọi thành lập tổ chức công đoàn. Amazon cũng từng ngồi lại để đàm phán nhưng sau đó nhất quyết từ chối việc thành lập tổ chức công đoàn.
Hành trình 2 năm làm chủ công nghệ của VinSmart Sau 2 năm, VinSmart đã tự làm chủ công nghệ sản xuất, phát triển và thương mại hóa điện thoại camera ẩn, chuẩn bị kế hoạch chinh phục thị trường Mỹ. 16h30 ngày 14/12/2018, VinSmart - cái tên lạ lẫm, mới chân ướt chân ráo gia nhập thị trường điện thoại 6 tháng - bất ngờ trình làng loạt 4 sản phẩm đầu...