Video: “Thiên địch của rắn hổ mang” quyết chiến cò Marabou xấu xí để bảo vệ con non
Loài cò châu Phi hung dữ chán cá đi săn cầy Mangut để ăn thịt tuy nhiên loài động vật nhỏ này không phải là con mồi dễ xơi mà lại là những kẻ thiện chiến bậc thầy trong tự nhiên.
Hình minh họa.
Cò Marabou là một loài chim lội nước lớn thuộc họ Hạc. Nó là loài ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, trong môi trường sống ẩm ướt và khô cằn, thường gần sống của con người, đặc biệt là bãi rác.
Đây là giống có kích thước lớn nhất trong toàn họ cò, vạc. Cò Marabou trưởng thành có thể đạt chiều cao 152 cm và trọng lượng 9 kg, sải cánh có thể lên đến 3,7 m. Một điểm khác với các cá thể cùng họ là loại cò này có vẻ ngoài vô cùng xấu xí và dữ tợn. Phần cổ và đầu ít lông, lởm chởm thêm túi da lùng nhùng mỗi khi loài chim thụt cổ vào. Người địa phương đặt biệt danh cho chúng là “những kẻ đưa tang”.
Dù hoạt động chủ yếu ven sông hồ, đầm lầy nhưng thỉnh thoảng những con cò Marabou sẽ mò vào thảo nguyên để săn tìm những loài động vật nhỏ như chuột, sóc hay thậm chí là cầy.
Cầy mangut là sinh vật bản địa của thảo nguyên châu Phi. Là một trong đại diện nhỏ nhất của bộ ăn thịt. Tuy kích thước khiêm tốn nhưng loài này vô cùng thiện chiến, là những kình địch tự nhiên của hổ mang chúa.
Thông thường cầy Mangut sẽ không gây gổ với các loài động vật khác nhưng chúng cũng sẽ không khoan nhượng đối với kẻ nào tấn công bầy đàn, nhắm vào con non của chúng.
Cuộc đối đầu giữa cầy Mangut và cò Marabou sẽ là trận chiến giữa kích thước và số lượng. Những con cò tuy to lớn nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trước sự đoàn kết của bầy cầy nhỏ.
Dẫu vậy, bầy chồn sẽ không thể vừa tập trung quân lực chiến đầu với kẻ thù vừa trông chừng con non được. Chính vì điều này, những con cò sẽ cố gắng câu kéo thời gian, chờ thời cơ con cầy non vô tình đi lạc đàn và để tấn công rồi bỏ chạy.
Theo Người đưa tin
Thiên thạch cổ xưa hơn Trái Đất hé lộ bí mật về Hệ Mặt Trời
Từ nghiên cứu thiên thạch có niên đại ít nhất 4,6 tỷ năm, các nhà khoa học của ĐH Kyoto, Nhật Bản, hé lộ quá trình hình thành của Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.
Thiên thạch Acfer 094 được tìm thấy trên sa mạc Sahara năm 1990. Ước tính, nó tồn tại cách ngày nay ít nhất 4,6 tỷ năm, tương đương tuổi của Hệ Mặt Trời và cổ xưa hơn Trái Đất.
Nhà khoa học hành tinh Megumi Matsumoto của ĐH Kyoto và các cộng sự quyết định dùng cách tiếp cận mới để nghiên cứu thiên thạch này. Họ sử dụng hàng loạt phương pháp, bao gồm lấy mẫu, soi dưới kính hiển vi, quang phổ.
Theo các nhà khoa học, đám mây bụi và khí khổng lồ sản sinh ra các sao ở trung tâm. Đó là cách Mặt Trời hình thành. Ảnh: NASA.
Nhóm nghiên cứu tin rằng Acfer 094 tồn tại lâu hơn ước tính mà giới khoa học đưa ra. Nhờ đó, nó là dữ liệu quan trọng về quá trình hình thành Hệ Mặt Trời.
Trong dự án nghiên cứu của nhóm Megumi Matsumoto, các thiết bị có độ phân giải cao phát hiện cấu trúc xốp tương tự bọt biển phân bố trên khắp thiên thạch này.
Acfer 094 chưa khoáng chất đồng nghĩa nó từng tồn tại trong môi trường có nước.
Các nhà nghiên cứu kết luận những lỗ nhỏ trong thiên thạch từng chứa tinh thể băng. Tuy nhiên, số lượng khoáng chất ở đây lớn hơn rất nhiều so với các trường hợp tương tự. Điều này có nghĩa chúng có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau.
Phát hiện này quan trọng ở chỗ các nhà khoa học đã thấy dấu hiệu của nước trong các thiên thạch nhưng không biết nó đến từ đâu. Hiện tại, với nghiên cứu của các thành viên thuộc ĐH Kyoto, giới khoa học hy vọng tìm ra câu trả lời.
Để hiểu rõ, họ có thể mô phỏng hành tinh được cho là hành tinh mẹ của thiên thạch rồi cố gắng tái cấu trúc quá trình nó hình thành.
Nhóm nghiên cứu dự đoán khả năng lớn nhất, hành tinh mẹ của Acfer 094 sinh ra ở bên ngoài hệ Mặt Trời với lõi là các hạt silicate nằm trong nước đá. Sau đó, chúng dần lớn lên, bắt đầu hút bụi, tạo thành lớp phủ chứa rất ít băng.
Tại thời điểm nó nó rơi vào đường đóng băng của Hệ Mặt Trời, sức nóng từ Mặt Trời khiến băng, hạt silicate thăng hoa rồi ngưng tụ thành các khối cứng trong băng.
Vượt qua đường đóng băng, băng biến mất, thay đổi cấu trúc của thiên thạch. Đó là khi nó có các khoáng chất nằm trong lỗ rỗng trước khi rơi xuống sa mạc ở Algeria.
Theo news.zing.vn
Dòng sông luộc chín mọi sinh vật rơi xuống Ẩn mình trong rừng rậm nhiệt đới Amazon, dòng sông sôi là khu vực tử thần, có thể luộc chín mọi sinh vật không may rơi xuống. Ảnh: Agencia de Noticias UN. Giữa cánh rừng Amazon rộng lớn, dòng sông sôi được cho là một tồn tại ngoại lệ, ẩn chứa nhiều điều thú vị, thu hút con người ghé tới khám phá...