Video: Nghị lực đáng nể của 2 mẹ con cô gái tí hon ở Cà Mau
Một người mẹ ở Cà Mau đã không ngại nắng mưa và sẵn sàng hy sinh hạnh phúc để giúp cô con gái tí hon viết tiếp ước mơ đến trường.
Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau, đã vượt qua những hạn chế của bản thân, nỗ lực vươn lên trong học tập với mong muốn sau khi ra trường sẽ tìm được việc làm có thu nhập ổn định để báo hiếu cho mẹ – người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để giúp Như theo đuổi con đường học vấn.
Nỗi buồn của mẹ
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất đối với những bậc làm cha mẹ đó là được nhìn thấy con cất tiếng khóc chào đời trong khỏe mạnh và sống một đời an yên. Thế nhưng, bà Đinh Hồng Dân (49 tuổi; ngụ xã Hòa Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) lại không được hưởng niềm hạnh phúc trên bởi sau khi sinh ra thì Như – con gái của bà – đã không may mắc phải căn bệnh xương thủy tinh.
Dù đã 23 tuổi nhưng Như chỉ nặng khoảng 30kg và cao chưa đến 1m
Căn bệnh quái ác này khiến cơ thể Như phát triển không được bình thường, thường xuyên bị bệnh tật làm đau . Lúc này, vợ chồng bà Dân đã chạy chữa khắp nơi để níu kéo hy vọng con trẻ sẽ ở lại bên mình.
“Chứng kiến con bị bệnh tật làm đau với những cơn đau nhức liên hồi mà tôi không kiềm được cảm xúc rồi buồn tủi và khóc mỗi đêm. Tuy nhiên, theo thời gian thì tôi suy nghĩ rằng khóc hay buồn cũng chẳng thay đổi được số phận. Từ đó, tôi đã cố gắng làm việc và dành tất cả thời gian để có thể chăm sóc Như được tốt nhất” – bà Dân nhớ lại.
Sau đó, vì chuyện cho Như đi học mà vợ chồng bà Dân thường xuyên xảy ra cự cãi rồi phải rơi vào tình cảnh “nhà ai nấy ở”. Để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho người con gái tật nguyền được đi học, bàn Dân phải đi làm thuê đủ nghề.
“Ba bé Như nói người bình thường học ra trường còn khó tìm việc nói chi con mình… Không cùng suy nghĩ nên 2 vợ chồng tôi tách ra ở riêng. Ổng canh tác phần đất của gia đình để lo cho 2 người con trai, còn tôi thì làm kiếm ít tiền lo cho Như” – bà Dân tâm sự.
Đến nay, tuy đã 23 tuổi nhưng Như chỉ nặng khoảng 30 kg và cao chưa được 1 m… Tất cả các sinh hoạt, di chuyển của Như đều phụ thuộc vào mẹ.
Làm đôi chân cho con
Khi lên 7 tuổi, thấy bạn bè cùng trang lứa đến trường nên Như cứ khóc để xin cha mẹ được đi học. Song, vì lo lắng cho sức khỏe của con nên gia đình không đồng ý. Tuy nhiên, với sự kiên định và khát khao được đi học nên Như đã thuyết phục được bà Dân.
“Tôi qua trường tiểu học gần nhà trình bày nguyện vọng của con rồi thầy hiệu trưởng kêu ẵm bé qua cho thầy xem. Khi đến nơi, thầy nói cháu bệnh vậy sao học được rồi con Như lại khóc để xin, sau đó nhà trường cũng chấp nhận” – bà Dân kể lại.
Bà Dân chở Như đến trường và ẵm con vào lớp học
Từ ngày đó, bà Dân luôn cõng con gái đi bộ với quãng đường hơn 3km để đến trường dù ngày nắng hay mưa. Khi con vào lớp, bà Dân ngồi trước cửa chờ đến giờ tan học để đón về.
Bà Dân làm phục vụ tại căn tin của trường để kiếm thêm thu nhập
Chủ căn tin không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian mà còn tặng cơm trưa miễn phí cho bà Dân và Như
Khi Như lên cấp 2, con lộ giao thông nông thôn trước nhà được đầu tư nên bà Dân mua xe đạp chở con đi học. Đến khi Như học cấp 3, trường xa nhà nên người mẹ này phải mướn phòng trọ gần trường để tiện việc chăm sóc và đưa rước con.
Để có tiền trang trải cuộc sống, bà Dân tận dụng thời gian sau khi đưa con đi học rồi đi làm thêm với những công việc, như: rửa chén, phụ bán quán ăn.
Thời gian thấm thoát trôi, Như cũng đã bước vào giảng đường đại học. Do môi trường mới nên bà Dân phải nghỉ công việc làm thuê trước đó để đưa con. Sau đó, ngồi tại ghế đá trước sân trường chờ chở con về.
“Tôi cho Như ngồi trước xe rồi chở từ nhà đến trường. Đến nơi, tôi cõng con vào lớp rồi xuống căn tin phụ chị chủ bán nước, cơm… Lớn tuổi, sức khỏe yếu hơn trước nên cõng con cũng mệt nhưng chỉ cần thấy Như khỏe mạnh và học giỏi thì có vất vả mấy cũng cảm thấy hạnh phúc. Các bạn trong lớp của Như có khi cũng giúp tôi cõng bé vào lớp” – bà Dân nói.
Chia sẻ với phóng viên, Như cho biết sẽ cố gắng học tập để thực hiện ước mơ theo đuổi con chữ và làm chủ kiến thức. “Nếu không có sự hy sinh của mẹ thì em không thể học được đến ngày hôm nay. Mong ước lớn nhất của em là ra trường sẽ được doanh nghiệp nào đó nhận vào làm để có tiền lo cho mẹ. Em xin cảm ơn mẹ vì tất cả, nếu không có mẹ chắc giờ em chỉ mãi quanh quẩn trong nhà” – Như nói trong nước mắt.
Tấm gương sáng cho sinh viên
Bà Ngô Mai Lý, Bí thư Đoàn phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau, cho hay ngoài đài thọ 100% học phí, tặng máy tính cho sinh viên thì nhà trường còn giới thiệu việc làm giúp cho mẹ Như có thêm nguồn thu nhập trong thời gian đưa rước con.
“Tuy mắc bệnh xương thủy tinh nhưng Như đã luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Ý chí vươn lên của em đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn sinh viên trong trường”- cô Lý đánh giá.
Chụp ảnh cùng bạn trong ngày tốt nghiệp để làm kỷ niệm, nhiều năm sau xem lại, cô gái tá hỏa khi phát hiện ra sự thật không ngờ
Chuyện gì đã xảy ra?
Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một bức ảnh nữ sinh có nhan sắc cực kỳ xinh đẹp. Bức ảnh này khá "xước vỡ", nên nhiều người phỏng đoán "niên đại" của nó có thể lên đến cả chục năm. Trong ảnh, cô bạn này khoác lên mình bộ quần áo cử nhân, dù trang điểm không quá cầu kỳ nhưng vẻ ngoài của nữ sinh này vẫn "đốn tim" biết bao người.
Tuy nhiên, nếu ai là "mọt phim" Hoa ngữ chắc chắn sẽ nhận ra nữ sinh mà mọi người đang nhắc đến không ai khác chính là nữ diễn viên Lưu Diệc Phi. Khi thấy bức ảnh này, ngoài xuýt xoa trước nhan sắc của nàng "Tiểu Hoa Đán", thì nhiều fan hâm mộ còn vô cùng ghen tị với người bạn chụp ảnh cùng Lưu Diệc Phi, bởi đâu phải ai cũng có cơ hội này đâu. Thậm chí, netizen còn chắc nịch chính người bạn học chụp ảnh cùng Lưu Diệc Phi năm đó cũng không nghĩ rằng nữ diễn viên lại nổi tiếng như thế này.
Nói về độ nổi tiếng của Lưu Diệc Phi chắc chắn không phải bàn cãi nhiều. Cô được đánh giá là một trong những nữ diễn viên Trung Quốc xuất sắc nhất trong thế hệ của mình. Lưu Diệc Phi từng nhiều lần xuất hiện trong danh sách 100 ngôi sao nổi tiếng nhất Trung Quốc theo Forbes và được vinh danh là một trong "Tiểu Hoa Đán" của Trung Quốc vào năm 2009. Bên cạnh đó, cô còn được biết đến rộng rãi với biệt danh "Thần tiên tỷ tỷ".
Trong 3 năm trở lại đây, Lưu Diệc Phi quay lại đóng phim truyền hình. Ba dự án phim mang tên Mộng Hoa Lục, Đi Đến Nơi Có Gió và Câu Chuyện Hoa Hồng của cô đều được khán giả đón nhận, giới chuyên môn khen ngợi.
Tạo hình của Lưu Diệc Phi trong bộ phim Câu Chuyện Hoa Hồng
Không chỉ nổi bật về nhan sắc, Lưu Diệc Phi còn được biết đến là một trong những ngôi sao có học vấn đáng nể. Lưu Diệc Phi lớn lên trong một một gia đình có truyền thống học tập. Theo đó, ông bà nội của nữ diễn viên đều là những gương mặt có tên tuổi trong ngành y khoa của Trung Quốc. Bố cô cũng là giáo sư tiếng Pháp tại Đại học Vũ Hán và từng là hiệu trưởng của một trường tại Pháp. Mẹ cô là nghệ sĩ múa có tiếng và xinh đẹp Lưu Hiểu Lợi.
Theo trang 163.com , nữ diễn viên còn sử dụng thông thạo tiếng Anh, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Cô từng đỗ Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 15 tuổi và là sinh viên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của trường.
Lưu Diệc Phi sở hữu visual không thể chê
Sau đó, cô nhận bằng Cử nhân loại xuất sắc với bài luận văn có điểm số cao nhất khóa. Ngoài ra, Lưu Diệc Phi từng thi đậu vòng 2 khoa diễn xuất tại đại học Yale (Mỹ).
Cho những ai chưa biết, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, gọi tắt Bắc Điện hoặc Bắc Ảnh là một trường đại học quốc lập hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực điện ảnh và được đánh giá là một trong những đại học lớn nhất và có tiếng nhất ở châu Á về điện ảnh với nhiều cựu học viên thành danh ở tầm quốc tế.
Cô vợ bất ổn nhất miền Tây cuốn hút hàng triệu người, sống trong ngôi nhà lá 2 tầng 4 mặt tiền xứng tầm độc lạ Việt Nam Cẩn thận khi đang ăn cơm vì nội dung có thể khiến bạn bị "sặc". Hàng loạt các nội dung tiểu phẩm hài hước về cuộc sống thường ngày hút triệu view lên sóng TikTok mỗi ngày, song, kênh Tủn Cùi Bắp vẫn nổi bật, hút view, có được lượng khán giả trung thành bởi nội dung vô cùng thú vị. Sau vài...