VIDEO: Cận cảnh công an truy đuổi bắt các đối “ăn hàng” trên xe buýt
Sau nhiều ngày theo dõi, những đối tượng “ăn hàng” trên xe buýt đã lần lượt bị các trinh sát của tổ công tác đặc biệt 142 CA TP HÀ Nội bắt giữ tại chỗ.
Khoảng 20h ngày 1//6, tổ công tác đặc biệt số 9 và số 10/142, do đồng chí Trương Quang Minh và Trần Hoàng Huy làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ tại phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) phát hiện một nam thanh niên có nhiều biểu hiện nghi vấn. Sau một thời gian dõi đối tượng nam thanh niên này đã có hành vi móc điện thoại của một hành khách đi xe buýt.
Ngay lập tức đối tượng này đã bị các chiến sĩ trong tổ công tác đặc biệt 142 bắt giữ. Sau đó các đối tượng này đã được đưa về công an phường Mai Dịch để đấu tranh làm rõ. Tại đây, qua đấu tranh khai thác, lực lượng chức năng đã phát hiện trên người đối tượng một chiếc điện thoại di động SamSung Galaxy SII có trị giá khoảng 10 triệu đồng. Sau đó nạn nhân bị móc túi đã xác nhận chính là chiếc điện thoại của mình vừa bị lấy cắp.
Đối tượng Đào Hồng Qúy tại cơ quan công an.
Tại đây đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản được làm rõ là Đào Hồng Quý (SN 1990, trú tại tổ Tân An, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang)
Mặc dù đã bị bắt quả tang vì hành vi trộm cắp tài sản, tuy nhiên khi hỏi về nguồn gốc chiếc điện thoại này Quý vẫn ngoan cố cho rằng, có người khác lấy trộm rồi bỏ vào túi của mình?!. Sau một hồi lực lượng công an đấu tranh, khai thác Quý mới chịu thừa nhận trực tiếp móc túi lấy chiếc điện thoại của khách đi xe buýt.
Tiếp đó, ngày 2/6/2012, Tổ công tác số 10/142 do đồng chí Trần Hoàng Huy làm đội trưởng phối hợp với đội kiểm tra giám sát số 2 thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội đã phát hiện hai đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn đang điều khiển chiếc xe máy Wave màu đỏ, BKS – 33 N6 8355 và đã bám theo mật phục.
Khi đến điểm dừng xe bus tại khách sạn Cầu Giấy, đối tượng ngồi sau xe máy, khoác ba lô màu đen đã nhảy xuống xe và lên xe bus tuyến 34, trong khi đó đối tượng còn lại vẫn tiếp tục điều khiển xe máy bám sát chiếc xe bus tuyến 34.
Video đang HOT
Khi chiếc xe bus đi đến cổng trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đối tượng nam thanh niên khoác ba lô màu đen bước từ trên xe xuống và lên xe máy BKS 33N6 8355. Lúc đó có một nam thanh niên khoảng 25 tuổi mặc áo sơ mi trắng chạy theo xe bus hô to “dừng lại”.
Ngay lập tức tổ công tác đã đuổi theo chiếc xe máy BKS 33N6 8355. Đến cổng bệnh viện Y học cổ truyền trên đường Phạm Hùng – Hà Nội tổ công tác đã yêu cầu hai đối tượng trên dừng xe và tiến hành kiểm tra hành chính.
Hai đối tượng Quang và Thêu cùng tang vật bị bắt giữ tại công an phường Dịch Vọng Hậu
Tại đây tổ công tác đã phát hiện trên người hai đối tượng có một chiếc ví da màu nâu bên trong có 850.000 đồng cùng một số giấy tờ tùy thân mang tên Trần Văn Dũng trú tại Thanh Chương Nghệ An, một chiếc máy điện thoại di động Nokia 1208 màu đen. Sau đó tổ công tác đã yêu cầu hai đối tượng trên về trụ sở công an phường Dịch Vọng Hậu để làm rõ sự việc.
Qua đấu tranh khai thác được biết, đối tượng trực tiếp trộm cắp tài sản là Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1982, hiện đang trú quán tại phường Quan Hoa, Cầu Giấy và đối tượng điều khiển xe máy đi cùng tên Thêu, hiện đang làm nghề xe ôm. Quang khai nhận mỗi lần đi “ăn hàng” cùng, Quang đều chia cho Thêu 300 nghìn đồng tiền “phối hợp”.
Dưới đây là video các trinh sát 142 trực tiếp vây bắt đối tượng trộm cắp trên xe buýt do phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi lại lúc tối ngày1/6
.
Theo GDVN
Kinh hoàng xe buýt: Khi khách hàng không là "thượng đế"?
Để giảm tải ùn tắc, ngành giao thông khuyến khích người dân đi xe buýt. Tuy nhiên, thái độ phục vụ của lái phụ xe, công với nạn trộm cắp, móc túi, bị sàm sỡ quấy rối tình dục... khiến nhiều người sợ xe bus.
Khách hàng không phải là... thượng đế
Ngày 30.5, PV Báo điện tử Infonet đã đi khảo sát trên một số tuyên bus của Thủ đô Hà Nội.
Trên tuyến buýt 50 (Long Biên - Sân vận động quốc gia) vào giờ cao điểm, PV chứng kiến không ít cảnh khó chịu mà lái xe và phụ xe cư xử với hành khách. Tại một số điểm dừng, có nhiều khách lên xuống như: Bến xe Kim Mã; siêu thị Big C... lái xe cố tình đón trả khách không đúng bến. Khi hành khách chưa lên hết, lái xe đã cố ý đóng cửa, khiến cho nhiều người chưa kịp lên xe đã bị kẹp, những người còn lại thì chới với chạy theo, bực bội vì không lên được xe. Không những thế, để tránh khách lên xe, lái xe thường xuyên trả khách trước hoặc sau điểm dừng khoảng 30m, mặc dù trên xe còn khá trống.
Khách chưa qua cửa...xe đã chạy
Theo quy định của Xí nghiệp xe buýt, phụ xe phải bán và xé vé cho hành khách khi hành khách đi vé ngày. Tuy nhiên, rất nhiều tuyến xe như: 58 (bến xe Long Biên - Mê Linh), tuyến 29 (bến xe giáp Bát - Tây Tựu), tuyến 55 (bến xe Long Biên - Cầu Giấy)... phụ xe lấy tiền của hành khách nhưng lại không đưa vé. Thậm chí, trên tuyến buýt 58 (Long Biên - Mê Linh), phụ xe bán vé cho hành khách nhưng không đưa vé trực tiếp mà nhét vào khe cửa, gần chỗ hành khách ngồi và nói "nếu có thanh tra thì lấy vé ở đó". Sau khi hành khách xuống bến, phụ xe lấy lại vé và tiếp tục xoay vòng với những hành khách tiếp theo. Rất nhiều trường hợp, hành khách đưa tiền nhưng không được lấy vé, khi có thanh tra xe buýt đột xuất đã phải mua vé lần hai. Nhiều người không đồng tình, giải thích là do phụ xe đã lấy tiền mà không đưa vé, nhưng phụ xe đổ do khách đông nên chưa kịp bán. Tình trạng này cũng do một phần hành khách chủ quan với suy nghĩ, 3000 đồng, hay 5000 đồng thì không đáng là bao, nên dù phụ xe không đưa vé, hành khách cũng không lên tiếng.
Quy định của xí nghiệp xe buýt, từ 10 - 15 phút là có một chuyến chạy, nhưng chuyện đợi xe buýt "dài cô" là chuyện rất bình thường tại các bến xe. Có khi cả tiếng chờ đợi cũng không có tuyến buýt nào chạy. Đôi khi, 3, 4 chiếc cùng ùn ùn đi tới làm cho bao người bực bội. Và không có một câu giải thích nào cho sự chậm chễ này. Có bạn liều hỏi: "Chú ơi sao gần một tiếng mới có một chiếc chạy vậy, cháu lỡ buổi thi rồi". Ngay lập tức bạn nhận được lời đáp cay nghiệt: "Tao mượn mày đi xe tao mà kêu hả, xuống bắt taxi đi".
Những câu như: "Con áo xanh kia vé gì?", "thằng vừa lên vé đâu?", dường như đã là câu cửa miệng của nhiều phụ xe khi soát vé. Hay như "xuống dưới, chỗ mày đứng đây à!", "đi vào trong, đây là cửa xuống, không có mắt hả?" của lái phụ xe nhiều tuyến, khiến nhiều người bực bội, phản ứng.
Trôm cắp, móc túi hoành hành
Vào giờ cao điểm, hàng trăm hành khách chen chân chờ xe buýt, đã tạo cơ hội cho bọn tặc túi hoành hành. Nhiều bạn, do tập trung chen chân lên xe buýt, đã bị tặc túi móc mất điện thoại, ví tiền và cả trang sức. Những tên tặc túi có cách ăn mặc giống như các bạn sinh viên nên rất khó để phát hiện.
Tại bến xe Giáp Bát, Như Quỳnh, học sinh trường Việt Nam - Ba Lan, trong khi đang chen chân tuyến xe 03 (Giáp Bát - Gia Lâm) đã bị tặc túi giật chiếc dây chuyền bằng vàng tây, trị giá hơn 2 triệu. Quỳnh tri hô và kêu cứu nhưng không ai giúp bắt được tên cướp giât, xung quang chỉ có vài người mở lời dặn dò "học sinh thì không nên mang trang sức đi học", họ cũng không quên cảnh giác, bởi biết đâu mình cũng là nạn nhân tiếp theo.
Tặc túi ( áo phông trắng, đội mũ) đang móc túi khi khách lên xe bus 24
Không chỉ hành nghề tại bến xe, tặc túi còn theo chân lên các xe buýt đông khách như: tuyến 32 (bến xe Giáp Bát - Nhổn), tuyến 07 (Cầu Giấy - Nội Bài), tuyến 54 (Long Biên - Bắc Ninh)...Nhiều bạn cảnh giác, sử dụng tai nghe để tránh bị móc điện thoại, nhưng khi tai nghe ngừng hoạt động, thì cũng khó tìm được tặc túi, bởi bọn chúng thường đi hai người trở lên và chuyền tay nhau chiến lợi phẩm.
Một phụ xe buýt tuyến 24 ( Long Biên - Cầu Giấy) cho biết, vì ngồi trên xe nên anh thường xuyên chứng kiến cảnh tặc túi hành nghề rất rõ. Những tên này đều là nam giới, đôi khi chúng còn giả sinh viên bằng việc đeo cặp và đeo kính để tránh bị nghi ngờ. Nếu móc được điện thoại, chúng chuyển cho đồng bọn đi tiêu thụ, còn móc được ví chúng lấy luôn tiền và bỏ chiếc ví vào thùng rác quanh bến xe. Các bạn đi xe, chỉ cần sơ hở một chút là sẽ trở thành đối tượng để tặc túi tiếp cận.
Vì ngại đi xe máy và sợ không an toàn nên cô Minh, 53 tuổi (quê Bắc Ninh) đã đi xe buýt để khám bệnh tại Hà Nội. Tuy nhiên, lúc về, khi vội vàng lên tuyến xe 54 (Long Biên - Bắc Ninh), cô đã bị tặc túi móc mất cả điện thoại và ví tiền. Khi qua cầu Chương Dương, phụ xe thu vé cô mới biết bị móc túi.
Trương Đình Nam, sinh viên trường Đại học Công nghiệp, khi phát hiện bị móc túi, bạn đã nhảy xuống xe và đuổi theo tên móc túi, nhưng tên này đã không còn giữ chiếc điện thoại nên không làm gì được. Ngay sau đó, chúng đã chuyển cho đồng bọn tại bến xe. "Chúng còn quay lại, hù dọa và định đánh tôi", Nam cho biết.
Theo Infonet
Lần theo dấu vết những kẻ móc túi trên xe buýt tại TP.HCM Vừa lên xe buýt, Ngọc bị móc mất chiếc điện thoại, ngay lập tức, cô bạn bên cạnh gọi điện vào số máy của cô thì thấy tiếng máy kêu ở phía kẻ gian móc túi. Vào giờ cao điểm, một chiếc xe buýt có thể chở hàng trăm người. Chân chen chân, người ép người đứng san sát nhau là điều kiện...