Video: Các nhà khoa học Nhật chế tạo đuôi cho… con người
Đối với các nhà khoa học tại đại học Keio (Nhật Bản), việc chế tạo đuôi máy là nhằm mục đích hoàn thiện loài người. Họ lấy cảm hứng cho chiếc đuôi này từ việc quan sát những con khỉ leo trèo và nhảy từ cành cây này sang cành cây khác.
Họ nhận thấy rằng, đuôi của loài khỉ không chỉ giúp chúng bám vào các cành cây, mà còn giúp thay đổi trọng tâm cơ thể để giữ thăng bằng tốt hơn và có những cú nhảy chính xác hơn.
Chiếc đuôi máy mà các nhà khoa học tạo ra sẽ hoàn thiện con người. Tuy nhiên, việc nhảy từ cành cây này sang cành cây khác giống như khỉ vẫn chưa được khuyến nghị.
Chiếc đuôi nhân tạo Arque do các nhà khoa học tại đại học Keio (Nhật Bản) sáng chế.
Thiết kế của chiếc đuôi được dựa trên các khớp xương cuối ở đuôi cá ngựa. Nó được lắp ráp từ một loạt các đốt sống bằng nhựa liên kết với nhau và có thể tùy chỉnh số lượng đốt, tương ứng với độ dài của đuôi để phù hợp với từng người sử dụng.
Bên trong chiếc đuôi có bốn cơ nhân tạo hoạt động bằng khí nén, có thể co lại hoặc mở rộng ra. Nhờ đó chiếc đuôi có thể được điều khiển theo các hướng khác nhau.
Ứng dụng hiện tại của chiếc đuôi có tên Arque này là hỗ trợ công nhân hoặc những người phải mang vác nặng.
Cho rằng không đuôi là một thiếu sót lớn, các nhà khoa học Nhật chế tạo đuôi máy cho con người
Theo netnews.vn
Phát hiện dạng vàng mới ở trung tâm Trái Đất
Phát hiện mới này dự kiến sẽ tác động đến nhiều thí nghiệm hiện tại sử dụng vàng làm tiêu chuẩn.
Một nhóm các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và Viện khoa học Carnegie đã tìm ra 2 dạng cấu trúc phân tử vàng hoàn toàn mới trong khi nghiên cứu sự biến đổi của kim loại quý trong điều kiện khắc nghiệt.
Với điều kiện khắc nghiệt ở trung tâm Trái Đất, các nhà khoa học phát hiện loại vàng mới.
Sử dụng tia laser cực mạnh, các nhà khoa học đã nhanh chóng nung nóng một khối vàng đến nhiệt độ cực cao, đồng thời chịu được lực nén với mức áp suất đạt tới 322 gigapascal - tương tự như lõi Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khi vàng tiếp xúc với quá trình nén và nóng lên nhanh chóng, nó hoạt động khác đi, thay đổi cấu trúc khối tập trung bề mặt, trong đó các nguyên tử nằm ở "các mặt" của khối phân tử, thành khối lập phương ở giữa. Trong đó các nguyên tử nhận áp lực vào trung tâm của khối lập phương, vào khoảng 220 gigapascal. Khi mức áp suất đạt gần 330 gigapascal, được tìm thấy ở trung tâm Trái Đất, vàng biến thành chất lỏng.
Hai hình thức mới này mâu thuẫn với niềm tin phổ biến rằng vàng duy trì cấu trúc của nó dưới áp lực khắc nghiệt, đã tìm thấy việc sử dụng trong các thí nghiệm áp suất khác nhau sử dụng vàng làm tiêu chuẩn.
Kết quả của thí nghiệm này cho thấy kim loại duy trì sự ổn định trong cấu trúc phân tử của nó chỉ dưới sự tăng áp suất dần dần và dưới nhiệt độ bình thường.
Minh Long
Theo Sputnik
Khi bị ong bắp cày tấn công, ong mật Nhật Bản sẽ bu lấy đối thủ, đồng loạt rung lên để nướng chín kẻ địch Để chống lại ong bắp cày khổng lồ Châu Á (Asian giant hornet - Vespa mandarinia), một toán ong mật Nhật Bản (Japanese honeybee - Apis cerana japonica) sẽ vây lấy kẻ địch, đồng loạt rung lên để tăng nhiệt độ quả cầu ong, nướng chín con ong bắp cày ngay tại chỗ. Tự nhiên kỳ diệu làm sao! Ong mật phải tìm...