Video: Bị lươn phục kích, bạch tuộc “tung chiêu” để trốn, kết cục ra sao?
Khi đang di chuyển dưới biển, bạch tuộc bất ngờ chạm trán lươn biển và bị đối thủ tấn công. Dù đã phun mực để chạy trốn nhưng bạch tuộc vẫn bị mất một phần cơ thể.
Theo Daily Mail, Chris Kreis, thợ lặn ở Sydney (Úc), là người chứng kiến và quay lại sự việc khi anh cùng gia đình khám phá rạn san hô dưới biển ở gần đảo Bare, Úc cuối tuần trước.
Chris phát hiện một số con bạch tuộc đang lang thang dưới đáy biển. Một trong số chúng phát hiện sự xuất hiện của gia đình Chris nên tìm cách bỏ chạy.
Nhưng bất ngờ, lươn Moray – một kẻ săn mồi đáng sợ đối với loài bạch tuộc – lao ra khỏi chỗ ẩn nấp và bắt đầu tấn công tới tập với cặp hàm đầy răng sắc nhọn.
Trong video do Chris ghi lại, con bạch tuộc cố gắng tự vệ bằng cách phun mực vào mặt lươn Moray. Tuy nhiên, điều này không thể giúp con bạch tuộc thoát khỏi đòn cắn của lươn Moray.
Cả hai tiếp tục vật lộn khoảng vài giây trước khi con bạch tuộc may mắn thoát được và bơi xa khỏi kẻ săn mồi.
Theo thợ lặn người Úc, con lươn Moray đã biến mất ngay sau “cuộc chiến”.
“Mọi thứ diễn ra rất nhanh. Con bạch tuộc dường như bất ngờ với đòn phục kích của lươn Moray và cuối cùng vẫn may mắn sống sót, dù mất một xúc tu. Tôi làm thợ lặn đã hơn 30 năm và chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào như vậy”, Chris nói.
Lươn Moray được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Chúng là loài ăn thịt và các loài ưa thích của chúng gồm cá nhỏ, bạch tuộc và loài giáp xác. Bạch tuộc có khả năng tự tái tạo xúc tu nếu chúng bị cắt đứt.
Bạch tuộc 9 xúc tu quý hiếm được phát hiện ngoài khơi Nhật Bản
Một con bạch tuộc 9 xúc tu quý hiếm đã được bắt ở vịnh Shizugawa thuộc thị trấn Minamisanriku, tỉnh Miyagi, Nhật Bản vào ngày 13/11 vừa rồi.
Người đánh cá bắt được con bạch tuộc chỉ để ý đến những chiếc xúc tu khác thường của nó khi anh ta chuẩn bị luộc con bạch tuộc lên. Sau khi phát hiện, người đánh cá đã liên hệ với trung tâm tự nhiên Minamisanriku (MNC) của Nhật Bản.
Takuzo Abe, một nhà nghiên cứu tại MNC, nói rằng bạch tuộc có khả năng tái tạo các chi bị đứt lìa và có thể chiếc xúc tu thứ 9 này đã mọc thêm khi cơ thể nó tự chữa lành vết thương ở một xúc tu khác.
Con bạch tuộc hiện đã được bảo quản trong cồn và được trưng bày tại MNC
Nhà nghiên cứu 46 tuổi Takuzo chia sẻ với phóng viên báo The Mainichi:
"Con bạch tuộc này là một hiện tượng chứng tỏ sự đa dạng của tự nhiên.
Tôi muốn để lại sự đặc biệt này cho hậu thế và sử dụng nó để nhiều người hơn nữa biết về thiên nhiên phong phú của vịnh Shizugawa.
Tôi hy vọng nó sẽ trở thành một cơ hội để mọi người tìm hiểu về những bí ẩn phong phú của đại dương".
Trong khi đó, ở Cleethorpes, thuộc hạt Lincolnshire, Anh, những người đi biển gần đây đã được khuyến cáo tránh xa một con bạch tuộc sống gần bờ biển. Con bạch tuộc được mệnh danh là "Curly the Kraken" đã sống ở phía bắc bờ biển Cleethorpes từ cách đây hai tuần.
Con bạch tuộc "Curly the Kraken"
Theo Grimsby Live, người ta lo ngại rằng con bạch tuộc có thể bị quấy rầy bởi con người hoặc những chú chó vì sự xuất hiện của nó trên bờ biển đã thu hút đám đông.
Quản lý một khu nghỉ dưỡng ở Cleethorpes là ông Scott Snowden cho biết sinh vật này phải được bảo vệ và đã yêu cầu du khách giữ khoảng cách.
Snowden nói: "Việc có một con bạch tuộc trước thềm cửa là điều khá hiếm. Chúng tôi mong mọi người tôn trọng thiên nhiên và để nó tận hưởng môi trường sống tự nhiên.
Tất cả chúng ta có nhiệm vụ giữ khoảng cách xã hội và giữ khoảng cách với con bạch tuộc. Đã có một số nhóm người tụ tập và chúng tôi không muốn điều đó xảy ra, nhất là trong tình hình lây lan của Covid-19"
Tảo độc xóa sổ 95% sinh vật sống, gây thảm họa ở vùng biển Kamchatka Một thảm họa thiên nhiên đang xảy ra ở vùng biển Kamchatka của Nga khi các nhà thám hiểm phát hiện tới 95% sinh vật sống dưới đáy biển bị xóa sổ, nghi do một loại tảo độc. The Moscow Times ngày 9/10 cho biết, các nhà sinh vật biển đã phát hiện có một lớp bọt màu vàng phủ kín một vùng...