Video ‘bẩn’ vẫn kiếm được tiền từ YouTube
Quảng cáo của hàng trăm thương hiệu lớn đã xuất hiện trên những video khiêu dâm trẻ em, bạo lực… trên YouTube.
Facebook, Amazon, Netflix, Adidas và khoảng 300 công ty lớn khác đang trả tiền để quảng cáo của họ xuất hiện trong các video trên YouTube. Tuy nhiên theo CNN, nhiều thương hiệu không biết rằng quảng cáo đó lại hiển thị trên các nội dung bạo lực, phân biệt chủng tộc, ấu dâm hay tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan… Thậm chí, một số tổ chức của chính phủ như Cục Giao thông vận tải và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ cũng có những quảng cáo xuất hiện trên các kênh này.
Quảng cáo vẫn xuất hiện trên các kênh YouTube không phù hợp để kiếm tiền.
Đây không phải lần đầu YouTube không bảo vệ các nhà quảng cáo trước các nội dung xấu. Đầu năm nay, mạng chia sẻ video của Google phải điều chỉnh chính sách sau khi quảng cáo được nhúng vào nhiều video không phù hợp để kiếm tiền. Năm 2015, quảng cáo của các công ty lớn cũng xuất hiện trên video của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Tại Việt Nam năm 2017, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông) phát hiện 17 video với nội dung vi phạm pháp luật, như: bôi xấu, xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc… Trước và trong khi các video này được phát, nhiều hình ảnh quảng cáo của một số nhãn hàng lớn ở Việt Nam cũng xuất hiện, gây tổn hại đến thương hiệu và uy tín doanh nghiệp.
Video đang HOT
Hầu hết người dùng Internet đều có tài khoản YouTube và có thể tải video lên nhưng công ty sẽ quyết định nội dung và kênh nào họ đặt quảng cáo.
Kênh YouTube có từ 1.000 người đăng ký và từ 4.000 giờ xem trong 12 tháng qua có thể áp dụng kiếm tiền từ YouTube bằng cách nhận một phần doanh thu quảng cáo xuất hiện trên video của họ. Video có thể xuất hiện quảng cáo ngay cả khi kênh không bật kiếm tiền.
Bảo Anh
Theo VNE
Ứng dụng Việt tham vọng cạnh tranh YouTube
Mocha Video đưa ra mức trả phí cho mỗi lượt xem cao hơn Youtube và sẵn sàng đầu tư cho các nhà sản xuất nội dung tiềm năng.
Sự phát triển của Internet, các thiết bị di động ngày nay đã giúp các nội dung video trên mạng xã hội thu hút được rất nhiều sự chú ý của người dùng. Theo thống kê của Google, đến hết năm 2017, 94% người dùng Internet tại Việt Nam vào mạng hàng ngày, và 81% cư dân mạng thường xuyên xem các video trực tuyến. Hai nền tảng được yêu thích nhất hiện nay chính là Facebook và Youtube.
Mocha - ứng dụng nhắn tin OTT của Việt Nam hôm nay cũng công bố nền tảng video của riêng mình nhằm cạnh tranh với hai ông lớn Google, Facebook ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, cách thức triển khai của ứng dụng này khá lạ lẫm khi tập trung mạnh vào những người sản xuất nội dung thay vì tìm kiếm sự ùng hộ từ những người dùng cuối.
Nhiều bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay kiếm tiền bằng cách làm nội dung trên Youtube để nhận lại chi phí đặt quảng cáo thông qua các video có lượt xem lớn. Tuy nhiên, để tạo được kênh video có thể bật tính năng kiếm tiền, quy định của Google khá chặt chẽ khi đòi hỏi có tối thiểu 4.000 giờ xem trong vòng 12 tháng và có ít nhất 1.000 người theo dõi.
Ngoài ra, những khó khăn khác với người làm nội dung Youtube tại Việt Nam là phí trả bình quân cho mỗi lượt xem có nội dung Việt không cao. Theo đại diện Mocha, con số này khoảng tối đa 8 đồng mỗi lượt xem. Còn theo một vlogger chuyên về công nghệ, mỗi video với khoảng gần 100.000 lượt xem của anh trên Youtube nhận được hơn 10 USD (tương đương hơn 230.000 đồng).
Moacha chấp nhận đầu tư cho các đơn vị làm nội dung video, trả phí lượt xem cao nhưng bài toàn về tạo cộng đồng lớn hứa hẹn nhiều khó khăn.
Trong buổi công bố sản phẩm hôm qua, Mocha cho biết mình có những lợi thế hơn về việc trả phí. Nền tảng video của hãng trả tiền cho cả người xem lẫn người tạo ra video. Mức chi phí trả cho mỗi lượt xem trong tuần đầu tiên hoặc độc quyền trên Mocha là 40 đồng hoặc thấp nhất là 12 đồng cho các tuần tiếp theo. Người dùng tạo video có thể bật tính năng kiếm tiền ngay khi mới tạo kênh.
Có mặt tại buổi lễ, nhiều nhà sản xuất nội dung trên Youtube đánh giá đây là mức phí trả tốt của Mocha. Tuy nhiên, theo anh Hoàng Minh, một người làm nội dung Youtube về công nghệ, quán ăn, phí trả quảng cáo trên video không phải mối bận tâm lớn nhất của những người làm nội dung như anh. "Youtube, Facebook có một cộng đồng rộng lớn, dễ lan tỏa thương hiệu và được nhiều người dùng biết đến. Mục tiêu nhiều kênh video trên Youtube hiện nay hướng đến là được nhiều người dùng biết đến, lôi kéo quảng cáo, hợp tác trực tiếp từ các nhãn hàng", anh Minh cho biết thêm.
Ngoài ra, Mocha cũng hứa hẹn gặp không ít khó khăn trong việc bảo vệ bản quyền tác giả hoặc hỗ trợ các nhà sản xuất nội dung có được các bản quyền clip, nhạc để sử dụng trong các sản phẩm của mình. "Chúng tôi sẽ có trách nhiệm bảo vệ bản quyền cho các bạn và đã hợp tác với một số nhà cung cấp lớn về bản quyền", đại diện Mocha chỉ đưa ra lời hứa ban đầu khi được hỏi về vấn đề này.
Thừa nhận việc cạnh tranh sẽ không đơn giản nhưng đại diện Mocha cho biết ngoài trả phí cao về lượt xem, hãng sẽ hỗ trợ các đơn vị sản xuất nội dung. Chỉ cần trình bày ý tưởng, kế hoạch tốt, Mocha sẽ đầu tư khoản tiền nhất định để các nhóm này làm việc.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Google bị cáo buộc thu thập dữ liệu trẻ em bất hợp pháp Liên minh gồm 23 tổ chức bảo vệ quyền trẻ em đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC), đòi YouTube bồi thường hàng tỷ USD. Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA), được Mỹ thông qua năm 1998, có quy định không được thu thập dữ liệu của trẻ em dưới 13...