Viber lỗ chỏng gọng, Rakuten mua làm gì?
Mô hình kinh doanh của Viber, một loại dịch vụ nhắn tin và gọi điện miễn phí trên nền điện thoại di động hầu như không đem lại đồng doanh thu nào cả, năm ngoái chỉ thu được 1,5 triệu USD, lỗ 29,5 triệu USD. Vậy mà một công ty Nhật đã đồng ý bỏ ra 900 triệu USD để mua. Vì sao? Chiến lược của bên mua là Rakuten nói lên điều gì về thương mại điện tử trong thời gian tới?
Hiroshi Mikitani của Rakuten (bên trái) và Talmon Marco của Viber tại cuộc họp báo chung ngày hôm qua ở Tokyo. Ảnh Reuters
Thông tin do Rakuten công bố cho thấy Viber hiện có chừng 280 triệu người dùng khắp thế giới, trong đó có 100 triệu người sử dụng thường xuyên. Trong số các loại hình dịch vụ tương tự, Viber thuộc loại đơn giản nhất: chỉ tập trung vào tin nhắn và gọi điện miễn phí và chỉ gần đây mới bắt đầu có doanh thu nhờ việc bán các sticker (hình ảnh vui nhộn để người dùng gởi cho nhau) và dịch vụ gọi từ Viber ra máy để bàn có tính phí (tương tự Skype).
Ngoài mức lỗ năm ngoái là 29,5 triệu USD, Viber còn lỗ 14,7 triệu USD năm 2012 (Viber được thành lập vào tháng 3/2012 tại Cyprus). Hiện nay tài sản ròng của nó là âm 74,6 triệu USD! Một doanh nghiệp mới thành lập 2 năm, có tài sản âm mà lại bán được gần 1 tỷ USD – đây chỉ có thể là câu chuyện trong thời đại kỹ thuật số.
Theo phân tích của tờ Thenextweb, để hiểu được chiến lược của Rakuten, cần lùi lại một chút để nhìn vào mô hình kinh doanh của một dịch vụ tương tự tên là Line, đang rất thành công ở Nhật. Line hiện có 350 triệu người dùng, năm 2013 có doanh thu 318 triệu USD, 60% trong số đó là từ người dùng sử dụng Line để mua hàng, kể cả mua game online và tin nhanh. Lợi nhuận quý 4/2013 tăng đến 450% so với cùng kỳ. Người dùng Line có thể chọn lựa để nhận thông tin khuyến mãi từ bên thứ ba, chẳng hạn như từ McDonald’s và dĩ nhiên bên thứ ba này phải trả tiền cho Line.
Nói tóm lại, nhắn tin chỉ là một dịch vụ bề mặt, các dạng dịch vụ như Line, Viber, WhatsApp có một tiềm năng to lớn trong vai trò là nền tảng để chuyển tải thông tin từ doanh nghiệp đến người dùng một cách hữu hiệu nhất. Ai nắm được số lượng người dùng lớn nhất sẽ chiếm được miếng bánh to nhất.
Rakuten là doanh nghiệp chuyên bán lẻ trên mạng, doanh thu hàng năm hiện lên đến 4 tỷ USD. Gần đây họ bỏ tiền ra mua các trang bán lẻ nổi tiếng như Buy.com hay Play.com, tập trung vào lãnh vực giải trí để dùng nó làm đòn bẩy thâm nhập thị trường các nước phương Tây, mua hạ tầng phần cứng (như mua Kobo) và bây giờ nhảy vào lĩnh vực phân phối.
Đứng trước bài toán như thế chắc chắn Rakuten phải sở hữu một nền tảng kiểu như Line hay Viber nhưng chọn lựa trong lãnh vực này hiện rất hạn hẹp. WeChat có 270 triệu người dùng nhưng đang nằm trong tay Tencent của Trung Quốc, không muốn bán. WhatsApp là người khổng lồ có đến 400 triệu người dùng thường xuyên, mỗi ngày xử lý 10 tỷ tin nhắn, cũng không muốn bán. Line và Kakao Talk sắp sửa IPO lên sàn nên cũng không dại gì bán mình cho ai. Vậy chỉ còn Viber – nhưng phải trả cái giá đắt lên đến 900 triệu USD!
CEO Hiroshi Mikitani của Rakuten vẽ ra chiến lược sử dụng Viber để phân phối nội dung, kể cả game bằng cách đưa Viber vào “hệ sinh thái các dịch vụ Internet” của họ nhằm hiểu khách hàng và tương tác với khách hàng. Đó không phải là điều dễ làm vì hiện nay Line cũng phải chi ra cỡ 200 triệu USD hàng năm để tăng cường sự có mặt trên khắp thế giới. Đầu năm 2013, Line có 100 triệu người dùng, cuối năm 2013 lên 300 triệu. Năm nay họ nhắm đến con số 500 triệu. Liệu Viber dưới tay Rakuten có làm được điều này?
Video đang HOT
Theo SaigonTimes
Giải mã chiến lược của Rakuten khi mua lại Viber
Với những đồng yen đến từ Nhật Bản, Viber hứa hẹn sẽ lột xác ngoạn mục trong thời gian tới.
Tại sao lại là tin nhắn?
Các ứng dụng tin nhắn đóng vai trò hết sức quan trọng ở châu Á. Chúng cho phép người ta kết nối với nhau qua các mạng xã hội và rất thu hút được những người dùng smartphone. Xu hướng này chưa thực sự lan rộng ở châu Âu và châu Mỹ, song có những bằng chứng cho thấy người dùng đang cởi mở hơn với các ứng dụng không-chỉ-là-nhắn-tin.
900 triệu USD là một cái giá không hề rẻ.
Ví dụ như Line, ứng dụng có hơn 350 triệu người dùng trên toàn thế giới chính là một minh chứng rõ nét. Nó kiếm về 318 triệu USD doanh thu năm vừa rồi, với 60% từ đơn mua hàng có sẵn trong nền tảng game đi kèm. Đặc biệt, quý cuối năm, thu nhập của Line tăng tới 450% - một con số vô cùng ấn tượng và hãng đang có ý định đẩy mạnh khai thác thêm mảng quảng cáo, bán hàng trực tuyến và cả tin tức.
Bên cạnh game, các loại sticker (nhãn, thẻ đính kèm) và buôn bán khác, nó chạy cả nền tảng tiếp thị cho phép người dùng nhận các thông tin cập nhật từ những công ty lớn như McDonald's - những người sẽ trả tiền cho hãng vì đặc quyền này.
Trong ngắn hạn, các ứng dụng tin nhắn mới chỉ chạm tới bề mặt của những điều sẽ được đem đến trên di động. Và bất cứ công ty liên quan đến mảng nội dung và dịch vụ Internet nào cũng nên chú ý đến mảng này, nhất là khi nó đặt tại châu Á.
Tại sao lại là Viber?
Rất đơn giản, vì Viber là ứng dụng có lượng người dùng lớn và khá cởi mở để mua lại.
- WeChat: 270 triệu người dùng sở hữu bởi gã khổng lồ Tencent - không bán.
- WhatsApp: Chỉ có Facebook vượt qua nó về mảng phổ biến trên toàn cầu - quá đắt, không bán và không dành cho những kẻ chưa quen với thị trường toàn cầu.
- Line: Chuẩn bị IPO với tham vọng và nền tảng vững chắc - không bán.
Kakao Talk: 150 triệu người dùng, cũng đang định IPO, có tham vọng toàn cầu - không bán.
- Kik: 100 triệu người dùng, đang nỗ lực phấn đấu trong thị trường ứng dụng game và web - không bán.
- Viber: Vẫn đang trong buổi bình minh kiếm tiền, có 280 triệu người dùng - chính là đối tượng cần tìm.
Doanh thu của Line đang tăng đều theo thời gian.
Mặc dù Viber là phù hợp nhất, song vẫn còn có những băn khoăn. Đó là khi ứng dụng này chưa bao giờ công bố số người dùng thường xuyên sử dụng ứng dụng, cũng như không biết có bao nhiêu người dùng ở Mỹ và châu Á (những thị trường mà Rakuten nhắm đến trong tương lai gần).
Tiếp theo sẽ là gì?
Rakuten có lẽ sẽ phải bắt chước Line khi tiếp quản Viber. Hiện Viber mới chỉ tập trung vào tin nhắn và các cuộc gọi, tức là không bao gồm những cơ chế mạnh mẽ về thanh toán, thương mại điện tử, trò chơi, tiếp thị... như các đối thủ. Mặc dù ứng dụng này đã bắt đầu bán các sticker và credit để gọi điện theo kiểu Skype, song như đã nói, tất cả mới chỉ đang bắt đầu.
Những thông tin từ phía Rakuten cho thấy Viber mới tạo ra doanh thu 1,5 triệu USD vào năm ngoái - con số rất khiêm tốn khi so sánh cùng Line và WeChat. Tựu chung lại, Viber đã lỗ 29,5 triệu USD trong năm 2013 và 14,7 triệu trong năm 2012. Tuy nhiên, vị CEO Hiroshi Mikitani tin rằng Viber có tiềm năng rất lớn trong mảng game và sẽ sớm vạch ra các dịch vụ nội dung trên ứng dụng này.
Viber mới chỉ bán sticker và credit để gọi điện giống như Skype.
Song điều này là không hề dễ dàng và cũng đầy tốn kém. Công ty mẹ của Line theo báo cáo đã chi rất nhiều cho ứng dụng này - khoảng 200 triệu USD mỗi năm khi cố gắng trở nên quen thuộc với người dùng trên toàn thế giới, cũng như để thu hút các nhà phát triển game và các công ty để hợp tác kiếm tiền.
Đầu năm 2013, Line mới có khoảng 100 triệu người dùng, con số này tăng lên đến 300 triệu vào cuối năm và mục tiêu của nó trong năm nay sẽ là 500 triệu. Và mặc dù không công bố số người dùng thường xuyên hoạt động, nó vẫn là một công cụ quan trọng khi thay đổi cách các công ty tương tác với người dùng của họ.
Và đó cũng là lý do thúc đẩy Rakuten mua lấy Viber, dù với một mức giá tương đối đắt.
Theo Thenextweb
Viber hầu như không có doanh thu, công ty Nhật mua làm gì? Mô hình kinh doanh của Viber hầu như không đem lại đồng doanh thu nào cả, năm ngoái chỉ thu được 1,5 triệu USD, lỗ 29,5 triệu USD. Vậy mà Rakuten đã đồng ý bỏ ra 900 triệu USD để mua. Vì sao? Chiến lược của họ là gì? Thông tin do Rakuten công bố cho thấy Viber hiện có chừng 280 triệu...