VIB muốn họp cổ đông bất thường bàn tăng vốn
Ngân hàng sẽ họp bất thường ngày 6/10 để bàn việc tăng vốn.
Đầu năm, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.000 tỷ đồng.
Ngân hàng lãi trước thuế 2.356 tỷ đồng trong 6 tháng, cao hơn 29% so với cùng kỳ 2019, thực hiện 52% kế hoạch năm.
HĐQT VIB quyết định 7/9 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông họp bất thường để thông qua các nội dung liên quan đến kế hoạch vốn và sửa đổi điều lệ. Thời gian họp dự kiến ngày 6/10 tại TP HCM, theo phương thức họp trực tuyến hay trực tiếp.
Tại phiên họp thường niên 2020, cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn từ 9.245 tỷ lên 11.094 tỷ đồng từ chi trả cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 20%. Nguồn thực hiện trích từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Video đang HOT
Với nguồn vốn tăng thêm, VIB sẽ dành 1.349 tỷ đồng để tăng cường cấp tín dụng, 300 tỷ cho đầu tư tài sản thanh khoản, 100 tỷ đồng để nâng cấp mạng lưới chi nhánh và 100 tỷ đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm và năng lực quản trị rủi ro.
Lũy kế nửa đầu năm, ngân hàng lãi trước thuế 2.356 tỷ đồng, cao hơn 29% so với cùng kỳ 2019, thực hiện 52% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế tăng tương đương, đạt 1.885 tỷ đồng, thực hiện 48,5% kế hoạch năm.
Tổng tài sản đến 30/6 ở mức 202.369 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Cho vay khách hàng trước dự phòng 137.902 tỷ đồng, tăng gần 7%. Nợ xấu tăng lên 3.267 tỷ đồng, tăng 29%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay nâng từ lên 1,96% lên 2,3%.
Gemadept thực hiện được 70% kế hoạch khi báo lãi 260 tỷ đồng trong 7 tháng
Trong 7 tháng đầu năm, Gemadept báo lãi ròng hơn 260 tỷ đồng, nợ phải trả cũng giảm 8%.
Theo Báo cáo tài chính mới được công bố, CTCP Gemadept (GMD) cho biết Công ty thu về gần 1.416 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng ở mức 260 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020.
Với nhận định lĩnh vực khai thác cảng và logistics là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, Ban lãnh đạo Gemadept đã xây dựng hai kịch bản kinh doanh cho năm 2020 gắn với dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Kịch bản thứ nhất ứng với mức GDP dự báo tăng 4,8%, kế hoạch doanh thu 2.150 tỷ đồng, giảm 19%, lãi trước thuế 500 tỷ đồng, giảm 29% so với thực hiện 2019.
Kịch bản thứ hai kém khả quan hơn khi GDP chỉ tăng 4%. Công ty đặt mục tiêu doanh thu và lãi trước thuế lần lượt 2.000 tỷ đồng và 400 tỷ đồng, tương ứng giảm 24% và 39%.
Như vậy, nếu so với phương án 1, Gemadept đã thực hiện 66% chỉ tiêu doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận. Còn theo phương án 2, Công ty đã thực hiện được 71% mục tiêu doanh thu và 87% lợi nhuận cả năm.
Tại thời điểm 31/7, Gemadept ghi nhận tổng tài sản ở mức 10.031 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so hồi đầu năm. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 14% lên 900 tỷ đồng. Hàng tồn kho chiếm 111 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Gemadept giảm từ 3.553 tỷ đồng về còn 3.291 tỷ đồng, tương ứng giảm 8%. Trong đó nợ vay ngắn hạn 715 tỷ đồng, chủ yếu là khoản vay 161 tỷ đồng đến từ CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS). Vay nợ tài chính dài hạn ở mức 1.265 tỷ đồng.
Trong bán niên 2020, Gemadept ghi nhận doanh thu đạt 1.208 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,9% và 27,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính đến từ ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với việc cảng Nam Đình Vũ bị mất một số đối tác dưới áp lực cạnh tranh của cụm cảng Lạch Huyện khiến doanh thu mảng khai thác cảng sụt giảm.
Tín dụng tăng trưởng âm, dự phòng Eximbank vẫn tăng mạnh Eximbank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 552 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do kỳ này Ngân hàng trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, dù dư nợ tăng trưởng âm 9%....