Vì tương lai nên từ chối 37 toa tàu cũ Nhật Bản tặng
Nếu vì một ngành đường sắt Việt Nam vươn lên hiện đại, điều đầu tiên là phải nói lời cảm ơn và nên từ chối 37 toa tàu cũ Nhật Bản tặng miễn phí.
Ngay từ khi có thông tin Nhật Bản tặng 37 toa tàu họ đã sử dụng 40 năm lập tức xuất hiện hai luồng ý kiến tranh cãi quyết liệt về việc này.
Bên nói nên nhận đưa ra đủ lý lẽ nghe hết sức thuyết phục. So với các toa xe hiện có ở Việt Nam, đây là toa xe tuy cũ song vẫn là loại cao cấp, chạy với tốc độ 60-80 km/h thì 30 năm nữa vẫn tốt.
Xe máy Honda 67 của Nhật 55 năm nay vẫn hoạt động bình thường. Từ thực tế mà đánh giá thì các sản phẩm công nghiệp của Nhật luôn có chất lượng hàng đầu thế giới, “vừa tốt vừa bền”.
Tàu cũ của Nhật đã sử dụng 40 năm
Trong ngắn hạn, Việt Nam nên nhận bởi chúng ta đã nhận tàu của Mỹ tặng. Tuy họ đã thải loại nhưng đối với Việt Nam vẫn còn dùng tốt. Đừng băn khoăn là tàu đã 40 năm vì là hàng tốt, họ vẫn đang dùng. Nếu ngành đường sắt nước ta xác định là có hiệu quả thì nên nhận, cẩn thận hơn thì thuê tư vấn xác định lại.
Video đang HOT
Các ý kiến có quan điểm tương tự phân tích, ai chẳng biết dùng đồ mới sướng hơn, nhưng vấn đề cơ bản nhất là có tiền để mua đồ mới hay không?
Những ý kiến ngược lại góc nhìn trên cũng phong phú không kém. Tiêu biểu là nhận tàu cũ nhưng vẫn tốt rõ ràng tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Nhưng nếu cứ làm vậy sẽ hình thành một tính cách dễ dãi, vui lòng chấp nhận những thứ lạc hậu. Tư duy này phải thay đổi, nếu không các nhà máy công nghệ cũ vẫn sẽ về Việt Nam.
Đường sắt là cách tốt nhất để hiện đại hóa, nhận đồ cũ về, rồi yên tâm khai thác thì mãi mãi vẫn thế.
Những ý kiến này đều có tính xây dựng bởi thật khó mà so sánh lợi hại một cách chi tiết bởi rõ ràng tuy là đồ cũ nhưng toa tàu này có thể tốt hơn cả những thứ tương tự chúng ta sắp có trong khi nguồn lực vốn chưa dư dả lại gặp thử thách lớn là dịch bệnh hoành hành.
Một câu chuyện có thể là gợi ý cho việc nhận hay không 37 toa tàu cũ nhưng còn tốt này là câu chuyện ngành viễn thông thời điểm trước năm 2000. Quyết định chọn cách đi thẳng vào số hóa ngành này với công nghệ hiện đại nhất khi ấy đã biến Việt Nam từ chỗ lạc hậu gần nhất đã vươn lên top 50 thế giới hiện nay.
Cần phải nói thêm, lãnh đạo ngành bưu điện Việt Nam thời kỳ đó đứng trước hai sự lựa chọn hoặc là công nghệ analog với mức giá rẻ và công nghệ hiện đại nhưng giá rất đắt. May mắn thay họ đã chọn phương án thứ hai.
Nhật Bản cải tạo toa tàu cũ phục vụ khách du lịch
Thế nên nếu chỉ vì chi phí thấp, hiệu quả trước mắt thì việc nhận 37 toa tàu Nhật Bản tặng là không có gì phải bàn thêm. Nhưng nếu vì tương lai, vì một ngành đường sắt Việt Nam vốn đang rất lạc hậu muốn vươn lên hiện đại, điều đầu tiên là phải nói lời cảm ơn Nhật Bản, nên từ chối.
Tất nhiên, để vươn lên hiện đại còn vô số chuyện phải bàn, phải tính. Nhưng dám từ bỏ sự dễ dãi là tự ngành đường sắt đã “hiện đại” ngay ở trong tư duy, mạnh mẽ ngay từ khát vọng và đó là điều cần có nhất ở thời điểm này và cả mai sau.
Vì sao 'tượng đài công nghệ" Toshiba bán mình với giá 20 tỷ USD?
Tập đoàn công nghệ cao Toshiba Corp của Nhật Bản đang xem xét đề nghị mua trị giá hơn 20 tỷ USD từ công ty cổ phần tư nhân CVC Capital Partners.
Theo một thông tin được đăng tải trên tờ Nikkei, Tập đoàn công nghệ cao Toshiba Corp của Nhật Bản đang xem xét đề nghị mua trị giá hơn 20 tỷ USD từ công ty cổ phần tư nhân CVC Capital Partners.
Lời chào mua được đưa ra đúng thời điểm Toshiba đối mặt với sự dò xét từ các nhà hoạt động sau chuỗi scandal vài năm gần đây, từ khoản phạt kỷ lục vì gian lận kế toán, ghi nhận giảm giá tài sản tới hàng tỷ USD đến sự thất bại khi tham gia lĩnh vực năng lượng hạt nhân tại Mỹ.
Toshiba chuẩn bị "bán mình".
CEO Nobuaki Kurumatani đã được bổ nhiệm để khôi phục niềm tin nhà đầu tư. Hiện tại, Toshiba vẫn là người chơi lớn trong mảng quốc phòng và năng lượng tại quê nhà. Họ cũng sở hữu cổ phần lớn trong hãng chip Kioxia Holdings. Hãng này tách ra từ Toshiba và đổi tên năm 2019. Kioxixa được cho là sẽ IPO hè này.
"Các cổ đông có thể cảm thấy hấp dẫn vì CVC chào mua giá cao hơn", Naoki Fujiwara - giám đốc quỹ tại Shinkin Asset Management cho biết. Tuy nhiên, "việc này cần sự cho phép của chính phủ Nhật Bản, do Toshiba tham gia vào quốc phòng. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh tính khả thi của thương vụ này".
Toshiba được biết đến là công ty với hàng loạt "sản phẩm đầu tiên" được sản xuất tại Nhật, như sáng chế ra Radar năm 1942, máy tính số TAC năm 1954, máy thu hình bán dẫn và lò vi sóng năm 1959, điện thoại màn hình màu năm 1971, máy tính xách tay năm 1986, đĩa DVD năm 1995,... Thời sau này, Toshiba cũng đồng thời là công ty đi tiên phong trong các công nghệ TV 3D không cần kính, TV độ phân giải Ultra HD (4K).
Năm 2010 đánh dấu thời kỳ đỉnh cao nhất trong suốt lịch sử 145 của Toshiba, với vai trò là công ty máy tính cá nhân lớn thứ năm thế giới về doanh thu (xếp phía sau Hewlett-Packard, Dell, Acer và Lenovo).
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Toshiba gặp khó khăn từ sau vụ bê bối kế toán năm 2015. Từ một gian lận nhỏ, Toshiba đã rơi tiếp tục đi theo vết xe đổ và chìm sâu hơn vào sai lầm.
Kể từ đó, tập đoàn này phải bán đi bộ phận chip nhớ, đóng cửa mảng y tế, điện tử tiêu dùng và thiết bị gia dụng để tập trung vào lĩnh vực năng lượng, hạ tầng công nghiệp.
Toshiba đã từng là thương hiệu điện tử số 1 Nhật Bản, với bề dày 145 năm tuổi. Nhưng tượng đài này đã dần tụt dốc, dẫn tới sụp đổ.
56 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Trong đó, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...