Vị trí nữ tỷ phú giàu nhất thế giới đổi chủ
Bà Franoise Bettencourt Meyers đã khiến cả thế giới kinh ngạc khi trở thành người phụ nữ đầu tiên tích lũy được khối tài sản trị giá 100 tỷ USD vào cuối năm ngoái, thông qua số cổ phần sở hữu tại “gã khổng lồ” ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp.
Francoise Bettencourt Meyers đã trở thành người phụ nữ đầu tiên tích lũy được khối tài sản trị giá 100 tỷ USD. Ảnh: Getty Images
Bà đã giữ danh hiệu người phụ nữ giàu nhất trong vài tháng, mặc dù tài sản của bà đã giảm xuống còn 89,9 tỷ USD kể từ đầu năm 2024.
Nhưng bà Bettencourt Meyers vừa để mất ngôi “nữ vương” vào tay người thừa kế của một đế chế kinh doanh khác ở bên kia Đại Tây Dương.
Theo chỉ số theo dõi tài sản các tỷ phú của hãng tin Bloomberg (Bloomberg Billionaires Index, khối tài sản của bà Alice Walton, con gái của nhà sáng lập chuỗi bán lẻ Walmart Sam Walton, đã tăng vọt lên 95,7 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Walmart đã tăng hơn 43% tính từ đầu năm 2024 đến nay, qua đó hỗ trợ cho khối tài sản của bà Walton.
Hai người phụ nữ này là thành viên của những gia đình có di sản lâu đời trong lĩnh vực làm đẹp và bán lẻ đại chúng. L’Oréal được thành lập cách đây 115 năm tại Paris và xếp hạng 90 trong danh sách 500 công ty có doanh thu lớn nhất châu Âu (Fortune 500 Europe). Trong khi đó, Walmart là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và xếp hạng số 1 trên danh sách Fortune 500 toàn cầu trong năm thứ 12 liên tiếp, với doanh thu 648 tỷ USD cho năm tài chính 2024 (kết thúc vào ngày 31/1/2024).
Bà Bettencourt Meyers (71 tuổi) hiện giữ chức chủ tịch của công ty mẹ nắm giữ phần lớn L’Oréal có tên là Téthys, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị tại L’Oréal.
Video đang HOT
Bà Bettencourt Meyers và gia đình sở hữu khoảng 35% cổ phần của L’Oréal. Bà được biết đến là người kín tiếng, vì vậy có rất ít thông tin về cuộc sống của bà bên ngoài L’Oréal. Hai người con trai của bà đều có ghế trong hội đồng quản trị của công ty.
L’Oréal là một trong những viên ngọc quý của Pháp trong thế giới kinh doanh. Nhưng tài sản của bà Bettencourt Meyers vẫn kém xa so với Giám đốc điều hành (CEO) của công ty chuyên về hàng xa xỉ LVMH, ông Bernard Arnault với giá trị tài sản ròng hiện tại là 196 tỷ USD.
Bà Alice Walton, con gái của nhà sáng lập chuỗi bán lẻ Walmart Sam Walton. Ảnh: usatoday.com phát
Trong khi đó, bà Walton là một nhà từ thiện và hiện là người giàu thứ 18 trên thế giới. Bà đồng điều hành Walton Enterprises, công ty điều hành Walmart và là nơi có phần lớn tài sản của bà.
Bà Walton chia sẻ cổ phần trong công ty mà cha bà thành lập cùng với các anh trai là Rob, Jim và John Walton.
Hiện bà là một nhà từ thiện và đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Crystal Bridges Museum of American Art, nơi bà và gia đình Walton đã quyên tặng bộ sưu tập nghệ thuật của mình cũng như một lô đất rộng 120 mẫu Anh (1 mẫu Anh = 4.047 m2).
Oxfam: Tài sản của 5 tỷ phú giàu nhất thế giới tăng gấp đôi trong 3 năm qua
Ngày 15/1, tổ chức quốc tế Oxfam cho biết giá trị tài sản của 5 tỷ phú nam giàu nhất thế giới đã tăng gấp 2 lần trong 3 năm qua, đồng thời kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu ngăn chặn tầm ảnh hưởng của giới siêu giàu đối với chính sách thuế.
Tỷ phú Elon Musk tại nhà máy của Tesla ở Gruenheide, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ) tuần này, Oxfam nêu rõ tài sản của 5 tỷ phú trên đã tăng từ 405 tỷ USD năm 2020 lên 869 tỷ USD vào năm ngoái. Trái lại, trong giai đoạn đó, gần 5 tỷ người trên toàn thế giới trở nên nghèo hơn.
Cũng theo báo cáo, các tỷ phú hiện nay có tổng giá trị tài sản nhiều hơn 3,3 tỷ USD so với năm 2020 bất chấp nhiều cuộc khủng hoảng gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới kể từ đầu thập niên này, trong đó có đại dịch COVID-19.
Oxfam cho rằng tình trạng bất bình đẳng toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó các cá nhân và những công ty giàu nhất không chỉ tích lũy được khối tài sản "kếch xù" hơn nhờ giá cổ phiếu tăng mà còn có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Tổ chức này cho rằng "quyền lực doanh nghiệp" có thể gây bất bình đẳng theo hướng tạo sức ép đối với người lao động, làm lợi cho các cổ đông giàu có, trốn thuế và tư nhân hóa nhà nước.
Theo Oxfam nhiều nhà nước đã trao quyền cho các công ty độc quyền, cho phép các tập đoàn chủ động chính sách trả lương cho người lao động, giá thực phẩm và các loại thuốc mà người dân có thể tiếp cận. Ngoài ra, trên khắp thế giới, các công ty tư nhân đã vận động hành lang mạnh mẽ, tác động đến việc hoạch định chính sách thuế, thúc đẩy lãi suất thấp hơn, tạo nhiều kẽ hở hơn cũng như các biện pháp kém minh bạch khác nhằm nộp thuế ít nhất có thể cho nhà nước, từ đó tước đi nguồn thu của chính phủ có thể được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho những người nghèo nhất trong xã hội.
Oxfam lưu ý rằng thuế doanh nghiệp đã giảm đáng kể ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từ 48% năm 1980 xuống còn 23,1% vào năm 2022.
Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng nói trên, Oxfam kêu gọi đánh thuế tài sản đối với các triệu phú và tỷ phú trên thế giới. Tổ chức này cho rằng biện pháp đó có thể giúp mang lại nguồn thu lên tới 1.800 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, Oxfam kêu gọi giới hạn lương của các Giám đốc điều hành (CEO) và xóa bỏ hình thức công ty tư nhân độc quyền.
Thế giới có nữ tỷ phú đầu tiên đạt mốc tài sản 100 tỷ USD Người thừa kế "đế chế" mỹ phẩm Pháp L'Oreal đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đạt mốc tài sản ròng 100 tỷ USD... Tỷ phú người Pháp Francoise Bettencourt Meyers. (Ảnh: Bloomberg) Bà Francoise Bettencourt Meyers, người thừa kế "đế chế" mỹ phẩm Pháp L'Oreal và là nữ tỷ phú giàu nhất thế giới, đã trở thành người...