Vị trí cấm kỵ đặt hũ gạo trong nhà kẻo gia đình bất hòa làm ăn lụi bại
Hũ gạo là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi người dân Việt, tượng trưng cho “kho lương” và sự no đủ của gia chủ.
Nếu thùng gạo đặt sai phong thủy thì gia đình mâu thuẫn, dần mất lộc, lụn bại. Nhưng đặt đúng phong thủy thì tài lộc, sung túc sẽ tràn về. Phong thủy thực hành nói gì về chuyện này?
Chuyên gia giải thích lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phá Nam, với họ bữa ăn không thể thiếu gạo để nấu cơm, vì vậy nhà nào cũng có hũ để đựng gạo. Hũ gạo là đồ dùng không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình.
Là vật dụng quan trọng như vậy, nó sẽ được đặt chỗ nào trong gian bếp là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm.
Không đặt hũ gạo ở hướng Đông và Đông Nam
Một số thầy phong thủy cho rằng hũ gạo là nơi để gạo, thuộc Thổ vì vậy nên đặt hũ gạo ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (phải chú ý đến chống ẩm).
Bên cạnh đó, Ngũ hành Mộc khắc Thổ, gia chủ không nên đặt hũ gạo ở hướng Nam hoặc Đông Nam của ngôi nhà vì dễ khiến tài lộc hư hao, thất thoát, vận may cũng tự nhiên mà không còn nữa.
Tuyệt đối không để cho hũ gạo trống rỗng
Người xưa quan niệm hũ gạo đại diện cho “kho lương”, cho tài lộc cũng như sự no đủ, sung túc của gia đình, vì vậy gia chủ nên cố gắng giữ cho hũ gạo được đầy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong trường hợp khác, giữ ít gạo trong hũ cũng được coi là tài lộc còn vượng lại. Gạo trong hũ hết chẳng khác nào lương bổng vừa đến đã đi. Cho nên, khi gạo gần hết, bạn cần phải mua tiếp đợt gạo tiếp theo để cho vào bình.
Khoa học chứng minh rằng đựng gạo trong thùng nhựa về lâu dài không tốt về mặt sức khỏe đồng thời trong phong thủy cũng không mang lại may mắn cho gia chủ.
Theo đó sành, gốm, sứ – thuộc hành Thổ là tốt nhất, bởi như là một mảnh đất sinh ra tài lộc, sự sống, hưng vượng, tốt lành.
Thổ gạo và Thổ gốm, sứ sẽ giúp Thổ khí thêm tốt lành, ổn định lâu dài, càng giúp cho Thổ khí thêm bền bỉ và ổn định, mang tới những điều tốt lành cho gia chủ.
Nơi để hũ gạo phải sạch sẽ, kín đáo
Theo phong tục tập quán truyền thống của người phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín. Vì vậy gia chủ nên đặt nó ở chỗ một góc khuất, kín đáo.
Nếu đặt hũ gạo ở nơi tấp nập người qua lại sẽ khiến tài lộc tiêu tán khó tụ lại, gia đình cũng không được hưởng nhiều phước lộc.
Nơi đặt hũ gạo cũng cần phải sạch sẽ và quét dọn thường xuyên. Nếu có thời gian rỗi, gia chủ nên lau chùi phía ngoài bình đựng gạo để nó trông được sạch sẽ và luôn luôn mới.
Có nhiều người thường không mấy quan tâm điều này nhưng đây là việc cần làm giúp đưa lại may mắn cho gia đình.
Gia chủ cần giữ nơi đặt bình gạo sạch sẽ và quét dọn thường xuyên. Có nhiều người thường không mấy quan tâm điều này nhưng đây là việc cần làm giúp đưa lại may mắn cho gia đình.
Màu sắc hũ đựng gạo không nên sặc sỡ
Một hũ gạo mang lại may mắn cho phong thuỷ nhà ở khi nó có màu nâu đất hoặc vàng đất vì mang Thổ khí vượng. Nếu là thời xa xưa, màu sắc này lại càng phổ biến trong nhiều gia đình vì đơn thuần nó mang lại sự may mắn và lộc tài cho các thành viên trong gia đình.
* Thông tin mang tính tham khảo.
Cách người Nhật bố trí nội thất trong gian bếp nhỏ
Với những gian bếp có diện tích khiêm tốn, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau để tạo không gian nấu nướng gọn gàng, ngăn nắp.
Tận dụng tường bếp tối đa : Với căn bếp có diện tích không quá rộng, bạn có thể sử dụng mảng tường trống gắn các giá, thanh inox hay gỗ để treo đồ. Vị trí của những lọ gia vị trong bếp khá quan trọng, chúng nên đặt cố định ở nơi dễ thấy. Không gian tường phía trên bàn nấu bếp có thể bố trí lọ gia vị hoặc kệ chén bát, tủ bếp, giá treo xoong chảo. Bạn cần đo đạc kỹ kích thước tường để mua giá, kệ phù hợp.
Tận dụng không gian dưới bồn rửa: Hộc tủ dưới bồn rửa bát thường khá nhỏ hẹp nên ít khi được sử dụng tới. Bạn có thể tận dụng không gian này làm nơi trữ đồ lặt vặt. Những dụng cụ làm sạch nhà bếp hoặc thùng rác có thể được giấu dưới bồn rửa giúp căn bếp thẩm mỹ, ngăn nắp hơn.
Sắp xếp theo chiều dọc là cách thông minh nhằm tối ưu hóa không gian, giúp bạn lưu trữ được nhiều vật dụng hơn trong kệ chứa đồ. Các đồ dùng nhà bếp sẽ được "quy hoạch" gọn gàng vào ngăn kéo, kệ xếp thẳng đứng có phân chia tầng theo công dụng. Ngoài ra, giỏ nhựa sâu lòng hình hộp đứng cũng giúp bạn tận dụng các góc trong tủ bếp tốt hơn so với loại hình tròn.
Tự làm các giá treo để giấu đồ: Các loại nồi, chảo có thể được sắp xếp gọn gàng dưới bồn rửa nhờ những giá treo tự chế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tủ âm tường, kết hợp với các móc dán tường để bố trí vật dụng, tiết kiệm diện tích cho gian bếp.
Sử dụng phía bên trong cánh cửa tủ: Một số loại móc dính sẽ giúp cất vung xoong, nồi gọn gàng vào phía sau cửa tủ bếp. Bạn nên chọn loại móc dán tường có lực bám tốt để giữ cho dụng cụ bếp cố định khi mở cửa tủ. Ngoài ra, bạn có thể làm một chiếc giá cố định từ 2 vách của ngăn tủ để treo những vật dụng đơn giản như muôi, kéo...
Tăng không gian bệ bếp: Những căn bếp chật hẹp thường có bệ bếp rất nhỏ. Sử dụng các loại giàn phơi, giá sắp bát đĩa kê lên trên bồn rửa như trong hình giúp bệ bếp thoáng hơn, có nhiều diện tích để bạn thao tác nấu nướng.
Kẹp và dán nhãn đồ dùng thừa: Bạn sử dụng kẹp cố định các nếp gấp trong túi đựng thực phẩm, sau đó dán nhãn tên các nguyên liệu. Cách này vừa bảo quản nguyên liệu tốt, vừa giúp bà nội trợ nhanh chóng tìm được thực phẩm nấu nướng.
Ảnh: Unsplash, Ikea
Nhà bếp đơn giản nhưng tinh tế của chàng trai Việt ở Đức Phòng bếp rộng chỉ 18m2 nhưng Nguyễn Tiến Trung đã vận dụng những kiến thức có được về nội thất, cải tạo nơi này thành không gian tích hợp như: Phòng làm việc, uống cà phê, nấu ăn, giặt giũ.. Nguyễn Tiến Trung (32 tuổi) - một Việt kiều sinh sống ở Đức được 20 năm. Từ nhỏ anh đã có đam mê...