Vị tổng thống ‘bất đắc dĩ’ của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
Trước khi trở thành Tổng thống Syria vào năm 2000 khi mới 34 tuổi, ông Bashar al-Assad trải qua một cuộc sống bình thường dù xuất thân từ gia tộc chính trị lớn của nước này.
Ông Bashar al-Assad (trước) tại tang lễ cha mình năm 2000. ẢNH: AFP
Sinh ngày 11.9.1965, ông Bashar al-Assad là con trai thứ ba trong gia đình gồm 5 người con của cố lãnh đạo Hafez al-Assad, Tổng thống Syria từ năm 1971 sau một cuộc chính biến.
Là con thứ trong gia đình, ông chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành tổng thống. Thế nhưng, mọi chuyện đảo lộn khi anh trai Bassel al-Assad, người được cha dồn sức bồi dưỡng làm người kế nghiệp, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông vào năm 1994, theo AFP hôm 8.12.
Được đào tạo làm bác sĩ nhãn khoa
Tổng thống Syria xuất thân từ gia tộc Assad, thuộc nhóm thiểu số Alawite của Syria vốn chiếm khoảng 10% dân số nước này. Đây là gia tộc đóng vai trò chủ đạo trên chính trường Syria từ thập niên 1960.
Ông Assad được nuôi dạy và lớn lên ở thủ đô, tốt nghiệp ngành nhãn khoa Đại học Damascus năm 1988. Sau khi ra trường, ông làm bác sĩ ở một bệnh viện quân y của thủ đô Syria trước khi chuyển đến London (Anh) tiếp tục theo ngành y vào năm 1992.
Tại đây, ông gặp người vợ tương lai là bà Asma, người Anh gốc Syria và theo đạo Hồi dòng Sunni. Bà Asma làm việc cho Tập đoàn tài chính JP Morgan. Bà từng được Tạp chí Vogue mệnh danh là “bông hồng sa mạc”.
Năm 1994, người anh Bassel qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Ông Assad buộc phải hủy bỏ việc học và rời London quay về nước. Khi quay về, ông tham gia các khóa học về quân sự ở một học viện quân đội và được cha mình đích thân dạy về chính trị.
Theo thời gian, ông được thăng lên cấp đại tá của lực lượng tinh nhuệ Vệ binh Cộng hòa, còn được gọi là Vệ binh của tổng thống với khoảng 25.000 người.
Ông cũng được giao trách nhiệm dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng trước khi trở thành Chủ tịch Hiệp hội Máy tính Syria, tổ chức do người anh quá cố thành lập vào năm 1989.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng 3.2003. ẢNH: AFP
Trở thành tổng thống
Ngày 10.6.2000, cha của ông Assad là Tổng thống Hafez al-Assad qua đời. Ngay sau đó, quốc hội nhanh chóng thông qua tu chính hiến pháp với nội dung hạ thấp độ tuổi tối thiểu để trở thành tổng thống từ 40 xuống còn 34, bằng với tuổi của ông Assad.
Ngày 18.6 cùng năm, ông Assad được bầu làm Tổng thư ký đảng cầm quyền Baʿath. Hai ngày sau, đại hội đảng cầm quyền đề cử ông là ứng viên tổng thống và được quốc hội thông qua. Ngày 10.7, ông được bầu làm tổng thống kế tiếp của Syria, bắt đầu nhiệm kỳ 7 năm.
Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông thường lái ô tô đi làm, hoặc cùng vợ ăn tối ở các nhà hàng của Damascus.
Ông cũng nới lỏng một số hạn chế được thực thi trong nhiệm kỳ trước đó và được xem là nhà cải cách trẻ tuổi của Syria. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2007.
Tuy nhiên, trong thời gian nhậm chức, ông Assad bị phản đối vì thái độ cứng rắn trước phong trào của giới trí thức và học giả, trong nỗ lực kêu gọi cải cách xã hội Syria.
Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?
Nội chiến bùng nổ
Năm 2010, phong trào Mùa xuân Ả Rập bắt đầu trỗi dậy tại các nước Ả Rập, với các cuộc diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ. Khi phong trào này lan đến Syria vào tháng 3.2011, các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra trên khắp đường phố yêu cầu chính phủ phải thực hiện các thay đổi. Những cuộc tấn công nhằm vào quân đội chính phủ cũng xảy ra.
Đến giữa năm 2012, cuộc xung đột ở Syria bùng nổ thành nội chiến. Suốt những năm sau đó, Tổng thống Assad được cho dựa vào liên minh với Nga, Iran và phong trào Hezbollah ở Li Băng để duy trì quyền lực.
Trong thời gian qua, ông Assad vẫn khẳng định nguồn gốc của nội chiến xuất phát từ bàn tay thao túng của nước ngoài.
Ngày 26.5.2021, ông Assad tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 khi nhận được 95,1% số phiếu ủng hộ.
Ngày 8.12, lực lượng quân sự đối lập tại Syria tuyên bố kiểm soát thủ đô, nói rằng Damascus đã được “tự do”. Phe đối lập cũng tuyên bố Tổng thống Bashar al-Assad đã rời Damascus. Đến nay vẫn chưa thấy Tổng thống Assad lộ diện hoặc đưa ra tuyên bố trong lúc lực lượng đối lập có mặt ở thủ đô Damascus.
Tối 8.12, Bộ Ngoại giao Nga xác nhận ông Assad đã rời khỏi Syria sau khi thông tin về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Thủ tướng Syria thì cho biết đã mất liên lạc với ông Assad.
Vì sao chiến sự Syria bất ngờ bùng phát trở lại vào thời điểm này?
Cuộc nội chiến ở Syria, vốn tạm lắng trong vài năm qua, lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, vào thời điểm thế giới đang đối mặt nguy cơ bùng nổ Thế chiến III.
Xung đột bùng phát dữ dội tại Aleppo, Syria hôm 29/11 (Ảnh: Reuters).
Cuộc chiến ở Syria, kéo dài hơn 13 năm qua, đang thu hút sự chú ý trở lại sau khi lực lượng nổi dậy tiến hành một cuộc tấn công gây sốc trên khắp miền bắc đất nước trong những ngày gần đây, giành quyền kiểm soát phần lớn Aleppo, thủ đô kinh tế của Syria vào cuối tuần này.
Diễn biến này đánh dấu thách thức đáng kinh ngạc đối với chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad bởi đây là lần đầu tiên quân nổi dậy giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ này vào năm 2016.
Theo các nguồn tin, trong nhiều năm, quân của phe nổi dậy tập trung chủ yếu ở Idlib, dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các khu vực khác ở miền bắc và miền trung Syria. Bạo lực bùng phát lẻ tẻ vào tháng 10 với các cuộc đụng độ giữa quân nổi dậy và lực lượng chính phủ, cũng như các cuộc không kích của Nga nhằm vào các vị trí của quân nổi dậy.
Cuộc giao tranh mới nhất xảy ra khi Hezbollah, nhóm quân sự ở Li Băng vốn liên minh với quân đội của Tổng thống Assad, chuyển hướng một số lực lượng của họ từ Syria đến Li Băng để cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Israel. Cuộc tấn công bất ngờ của phiến quân Syria, do nhóm chiến binh Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham dẫn đầu, đã nhanh chóng vẽ lại chiến tuyến của cuộc chiến và đe dọa gây bất ổn hơn nữa cho quốc gia châu Phi này.
Và theo các chuyên gia, diễn biến này lần nữa chứng minh cuộc nội chiến Syria chưa bao giờ chính thức kết thúc.
Điều gì đang xảy ra hiện nay?
Cuộc nội chiến nước này bùng phát vào tháng 3/2011 khi hàng nghìn người Syria được truyền cảm hứng từ các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập đã xuống đường phản đối chính phủ Tổng thống Assad và kêu gọi cải cách dân chủ.
Tổng thống Assad đã kế vị người cha Hafez al-Assad, sau khi ông qua đời năm 2000, lên nắm quyền ở Syria. Gia đình ông Assad là thành viên của cộng đồng người Alawite thiểu số ở Syria, một giáo phái tách khỏi nhóm Hồi giáo Shiite. Trong khi đó, phần lớn người Syria là người Hồi giáo dòng Sunni.
Các lực lượng nổi dậy, bao gồm các hệ tư tưởng khác nhau, nhưng có mục tiêu chung là lật đổ ông Assad, nhận được sự hỗ trợ từ các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), và các nước phương Tây khác, trong đó có Mỹ.
Đến tháng 6/2012, Liên hợp quốc tuyên bố rằng cuộc chiến ở Syria là một cuộc nội chiến toàn diện. Sau nhiều năm giao tranh, lực lượng chính phủ Syria được Nga, nhóm Hezbollah và Iran hỗ trợ đã chiếm lại phần lớn lãnh thổ bị phiến quân chiếm giữ. Nhưng một nhóm tàn quân vẫn duy trì quyền kiểm soát các khu vực của đất nước. Quân đội Mỹ vẫn triển khai quân ở miền đông Syria, nơi họ giúp các chiến binh do người Kurd lãnh đạo đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cuộc xung đột sau đó hầu như đã hoàn toàn lắng xuống cho đến tuần trước, khi liên minh của nhóm thánh chiến Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lần đầu tiên chiếm giữ một căn cứ chính phủ ở phía tây Aleppo trong ngày 27/11.
Kể từ đó, lực lượng này đã giành quyền kiểm soát Aleppo và tiến xa hơn về phía nam tới thành phố Hama. Không rõ lực lượng phiến quân có thể nắm giữ được bao nhiêu lãnh thổ hoặc trong bao lâu. Trong khi đó, quân đội Syria cho biết họ đang huy động lực lượng để phản công. Trong một tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhấn mạnh sẽ bảo vệ sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ trước mọi cuộc tấn công.
Nguy cơ tạo ra "hiệu ứng domino"
Các nhà phân tích cho rằng, các nhóm nổi dậy đã tái tổ chức, tái vũ trang và đào tạo lại trong nhiều năm và chọn thời điểm chính phủ Tổng thống Assad và các đồng minh đang suy yếu để tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ.
"Điều này liên quan đến địa chính trị và cơ hội địa phương. Phe nổi dậy nói chung đã tập hợp lại, tái vũ trang và được huấn luyện lại cho những việc như thế này", chuyên gia Emile Hokayem, thành viên cấp cao về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định.
Trước đó, Iran và Hezbollah đã cung cấp cho chính phủ Syria những nhân sự quan trọng để ngăn chặn cuộc nổi dậy, cuối cùng đánh đuổi các lực lượng đối lập khỏi Aleppo và các khu vực khác của đất nước. Nga, đồng minh chính của Tổng thống Assad, đóng vai trò là hỗ trợ không quân, tấn công các vị trí của phiến quân ở các thị trấn và thành phố ở phía tây bắc đất nước.
Nhưng giờ đây, Nga đang tập trung nhân lực và tài nguyên cho cuộc chiến tại Ukraine. Các đồng minh quan trọng như Hezbollah và Iran đều bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza. Hezbollah đã tiến hành một cuộc xung đột âm ỉ với Israel dọc biên giới phía nam Li Băng cho đến khi một cuộc chiến tổng lực nổ ra vào tháng 9, và quân đội Israel đã tấn công nhóm này, giết chết các thủ lĩnh cấp cao của nhóm này và xâm chiếm một phần Li Băng.
Trong khi đó, Iran lần đầu tiên tham gia các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" với Israel, phóng máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel sau khi một cuộc không kích giết chết các chỉ huy cấp cao của Iran tại lãnh sự quán Tehran ở Damascus.
Tất cả những điều này khiến chính phủ Tổng thống Assad và lực lượng của ông đặc biệt dễ bị tổn thương. "Tôi nghĩ họ chắc chắn biết rằng chế độ của ông Assad đang yếu hơn và họ có cơ hội, và họ muốn nắm bắt cơ hội này để mở rộng một chút các khu vực mà họ kiểm soát", chuyên gia Jihad Yazigi của trang Syria Report cho biết.
Các chuyên gia khác còn cho rằng, cuộc tấn công mới này không chỉ làm lung lay quyền kiểm soát của ông Assad tại Aleppo mà còn có nguy cơ tạo ra "hiệu ứng domino" ở các khu vực khác.
Nhiều câu hỏi về tương lai của Syria sau khi chính phủ sụp đổ Diễn biến chính trị bất ngờ trong chưa đầy hai tuần qua khiến nhiều câu hỏi được đặt ra về tương lai của người dân cũng như của đất nước Syria thời gian tới. Các tay súng phiến quân HTS trên đường phố Syria. Ảnh: AA/TTXVN Sau khi lật đổ chính phủ Syria, nhóm đối lập Hồi giáo Ha'yat Tahrir al-Sham (HTS), lực...