Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường.
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường.
Lá dong: Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se.
- Chữa say rượu: lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được.
- Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 – 3 lần. Chữa vết thương: lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian
Video đang HOT
Gạo nếp (ngạch mễ): có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị. Để chữa nôn mửa không dứt, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12g phối hợp với mạch môn 12g, đảng sâm 12g, bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy.
Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa có tác dụng “mát ruột”, dùng cho những trường hợp “nặng bụng”, nếu nấu nhừ với móng giò lợn là món ăn – vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa.
Đỗ xanh (lục đậu): Phần ăn được của hạt chứa protein 22-23,4%, lipid 1 – 2,4%, carbohydrat 53 – 60%, các acid amin, các vitamin A, B1, B2, PP, B6 và nguyên tố vi lượng. Dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.
Người xưa đã biết phòng chống các bệnh viêm nhiệt về mùa hè bằng cách nấu nước uống với 3 loại đỗ xanh, đỗ đen và đỗ đỏ (lượng bằng nhau). Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức.
Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Vỏ hạt đỗ xanh (lục đậu bì hay lục đậu xác), y học cổ truyền dùng vỏ hạt đỗ xanh phối hợp với sinh địa, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo, mỗi vị 10g, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa sốt cao, mê man, co giật.
Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đỗ xanh phơi khô, nhồi vào túi vải để gối đầu tạo cảm giác mát dễ chịu, chống nhức đầu, nhất là về mùa nóng ẩm.
Giá đỗ xanh là một loại rau ăn đặc biệt dưới dạng màu rất giàu protid, glucid, các loại vitamin nhất là vitamin E rất cần thiết cho những người hiếm con và phụ nữ bị sảy thai. Dạng dùng phổ biến là ăn giá sống. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, lấy giá sống trộn với ít nước, ép lấy nước ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, bí tiểu, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.
Ngoài ra, thịt lợn và các gia vị làm thơm như hạt tiêu, thảo quả cũng là những vị thuốc dân gian quen thuộc.
Theo VNE
Hành tây - vị thuốc kích thích tình dục siêu mạnh
cHành tây là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae), sống ngắn ngày (khoảng 90 - 150 ngày). Hành tây còn được gọi là "vua của các loại rau" vì hương vị cay nồng. Vỏ hành tây chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh nên hành tây có thể dùng để trị các bệnh như ho, xơ cứng động mạch, cổ trướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, trừ giun đũa, chống đông máu, chống viêm, hạ huyết áp, giảm cholesterol, chống táo bón và đầy hơi, lợi tiểu và làm sạch máu, chữa ù tai, rụng tóc, tăng cường miễn dịch, chống loãng xương, phòng chống ung thư ruột kết... Đặc biệt, hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là "viagra trắng" tự nhiên tốt nhất.
Đông y cho rằng hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, chữa nhiều bệnh như tiêu khát, huyết áp cao, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn... Còn theo tài liệu nghiên cứu của các nước Pháp, Anh, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... về mặt dược lí của hành tây như sau:
Theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của vị giáo sư miễn dịch học tại Trường Đại học California, Hoa Kỳ thì trong hành tây có chứa chất hoá học quecectin là một trong những chất chống ung thư thiên nhiên hiệu quả nhất mà hiện nay thế giới đều biết đến. Hay một công trình nghiên cứu tại Hà Lan cũng cho thấy, ngoài chức năng lợi tiểu, hành tây còn tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Do vậy những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì thường xuyên nên ăn mỗi ngày nửa củ hành tây. Người ta đã theo rõi thấy những người luôn thích ăn hành tây thì nguy cơ gây ung thư giảm hẳn một nửa.
Tại Nga cac nghiên cưu cũng nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hoà tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể. Mặt khác, các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp. Cac nha khoa hoc Nga đã chứng minh rằng, chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hoà huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.
Dưới đây xin giới thiệu một vài món ăn bổ dưỡng, tăng cường sinh lực từ hành tây.
Món hành tây ngâm dấm: Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng sẽ có tác dụng giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành, tắc mạch máu não, cơ tim hoại tử, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đau đầu, viêm quanh vai, bí đại tiểu tiện, béo phì, các chứng bệnh thời kỳ tiền mãn kinh và yếu sinh lý ở nam giới.
Súp hành tây kiểu Pháp: 6 củ hành tây cỡ trung, lột vỏ, cắt hạt lựu. Lấy 3 muỗng bơ và phi hành tây bằng lửa vừa cho đến khi chín tới. Cho chỗ hành tây nói trên vào nồi nước dùng (nước dùng gà, bò hay heo đều được) đun sôi trong 30 phút. Múc súp ra bát, rắc phô-mai bào lên trên và ăn nóng với bánh mỳ nướng. Món ăn này giúp thông mạch, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ.
Tôm xào đậu và hành tây: 200g tôm tươi bóc vỏ, bỏ đầu, ướp với gia vị khoảng 10 phút. 100g đậu Hà Lan làm sạch. 1 củ hành tây thái miếng vuông quân cờ. Phi thơm tỏi, xào nhanh hành tây và trút ra đĩa, sau đó xào tôm cho chín tới thì cho đậu Hà Lan vào xào. Nêm chút dầu hào cho vừa miệng. Khi thấy đậu chín tới thì đổ hành vào, đảo qua rồi bày ra đĩa. Dùng nóng với cơm. Tôm, hành tây và đậu Hà Lan đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tuần hoàn và sinh sản.
Cật heo trộn hành tây: 2 quả cật heo làm sạch, bổ đôi (tốt nhất là không bỏ túi khai trong lòng quả cật), khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt, để ráo. Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường "bản lĩnh đàn ông".
Theo VNE
Hành tây: Vị thuốc tráng dương cực mạnh Hành tây là một loại cây thảo, có tên khoa học là Allium cepa, thuộc họ hành (Alliaceae), sống ngắn ngày (khoảng 90- 150 ngày). Vỏ hành tây chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh nên hành tây có thể...