Vị thế Việt Nam sau 38 năm gia nhập Liên hợp quốc
Cách đây 38 năm (20/9/1977-20/9/2015), Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Đây là sự kiện mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa” “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc, tại Lễ trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon
Trải qua những chặng đường, cùng với sự đóng góp tích cực thì Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng của LHQ và vị thế của Việt Nam luôn được nâng cao trên trường quốc tế.
Trở thành thành viên tích cực
Là thành viên của LHQ, Việt Nam luôn cô găng hoan thanh tốt nhiệm của mình, chủ động đưa ra nhiều sang kiên thiết thực. Viêt Nam luôn ung hô cac mục tiêu hàng đầu của LHQ như: duy trì hòa bình và an ninh, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Việt Nam cũng là nước tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế do LHQ tổ chức. Năm 2009, Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị và hiện đang tham gia vào hoat đông gin giư hoa binh trên một số lĩnh vực phi vũ trang, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Việt Nam đã chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vưc, đưa ông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác, không có vũ khí hạt nhân và đang hướng tới hình thành môt Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.
Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các nước; năm 2006 Việt Nam là một trong 8 nước thực hiện thí điểm Sáng kiến “Thống nhất hành động” và đang triển khai thành công Sáng kiến này.
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA (7/2009), Việt Nam lần đầu tiên đưa ra sáng kiến tham vấn các thành viên LHQ về báo cáo công tác năm của HĐBA và được nhiều nước đánh giá cao. Việt Nam cũng đã ứng cử thành công vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, và chuẩn bị ứng cử vào ECOSOC (2016-2018), và HĐBA (2020-2021).
Tại các diễn đàn LHQ, Việt Nam tích cực tham gia thảo luận để giải quyết các vấn đề quan tâm chung về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm nhân quyền, đồng thời đóng góp vào việc cải tổ các cơ quan LHQ theo hướng mở rộng minh bạch, dân chủ và hiệu quả.
Video đang HOT
Quyền và lợi ích trong quá trình phat triển
Trong những năm 1977-1986, Việt Nam tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh. LHQ đã tích cực giúp giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Tài trợ cho Việt Nam thông qua các Chương trình, đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Việt Nam trong các hạng mục phát triển an sinh xã hội.
Trong các năm 1986-1996, quan hệ Việt Nam – LHQ lại tập trung thu hút nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới. Theo đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Đến cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam, viện trợ không hoàn lại đã đạt con số trên 630 triệu USD. LHQ cũng đã nâng mức hỗ trợ cho Quỹ Phát triển Nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ…
LHQ đã có 3 ưu tiên chính là: thúc đẩy cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững; chuyển từ hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách chính sách, thể chế kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, hành chính công, luật pháp, phát triển hệ thống ngân hàng; thực hiện quy chế dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức Nhóm tư vấn các nhà tài trợ; thúc đẩy cải cách và sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng…
Trong giai đoạn 2012-2016, quan hệ Việt Nam – LHQ hướng tới nâng cao chất lượng phát triển với việc ưu tiên 3 lĩnh vực trọng tâm là: Chất lượng tăng trưởng; bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công.
Sự hợp tác giữa Việt Nam – LHQ, tuy tổng số tiền viện trợ trong 38 năm qua chỉ hơn 2 tỷ USD, nhưng đã có ý nghĩa hết sức to lớn, vì LHQ tập trung hỗ trợ nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xây dựng thể chế, pháp luật, giải quyết nhiều vấn đề xã hội cấp bách.
Trong giai đoạn 4, hai bên đang hướng tới 3 lĩnh vực trọng tâm là tăng trưởng bền vững, tăng cường tiếp cận các dịch vụ thiết yếu chất lượng cao, bảo trợ xã hội, và thúc đẩy quản trị công nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các chiến lược phát triển.
Vị thế ngày càng được nâng cao
Trong suốt 38 năm qua, Việt Nam luôn tiến hành chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, rộng mở, “đa phương hoá”, “đa dạng hoá” quan hệ quốc tế; bạn bè thấy ở Việt Nam một người bạn, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù” va đường lối đối ngoại cua Đang “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”, quan hệ với LHQ đã giúp phá thế bao vây, cấm vận, gop phần cung cô môi trường hòa bình, an ninh đồng thời tranh thu cac nguôn lưc đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội.
Từ những năm 1990 đến nay, trên cơ sở chủ trương của Đảng Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các công việc tại LHQ, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của Việt Nam, nhất là trên các vấn đề an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trong đo co nguyên tăc tôn trong đôc lâp, chu quyên, toan ven lanh thô, giai quyêt hoa binh cac tranh châp, đam bao lợi ích chinh đang của tât ca các thành viên, nhât la cac nươc chậm phát triển.
Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự va co nhiêu ý kiến đong gop quan trong về phương hướng, ưu tiên của LHQ tai cac diễn đàn của LHQ. Việt Nam cung đa đon nhiêu đoan câp cao cua LHQ vao thăm, trong đo co cac Tông Thư ky LHQ như ông Kofi Annan (2006), ông Ban Ki-moon (2010 và 2015), qua đó gop phân thăt chăt hơn nưa quan hê Viêt Nam – LHQ.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ, các quốc gia thành viên đã tin nhiêm bầu Việt Nam là Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, đươc Tổng thư ký LHQ va các nước thành viên đánh giá cao, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Như vậy, với đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, trải qua 38 năm quan hê Viêt Nam – LHQ với nhưng bươc phat triên vươt bâc trên tât ca phương diên va trên nhiêu câp đô khác nhau, đã không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường, góp phần quan trọng vào việc duy trì nền hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực và trên thế giới, đưa lại niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam, trong một tổ chức có quy mô lớn nhất hành tinh này.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Thái
Ngày 23/7 tại Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Prayut Chan-o-cha hội đàm, đồng chủ trì cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3. Hai bên nhất trí về các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân chụp ảnh chung. Ảnh: TTXVN
Hai bên nhất trí về các biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan trước thềm thập niên thứ 5 của quan hệ song phương.
Ký kết 5 văn kiện
Bộ Ngoại giao thông báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Prayut Chan-o-cha hôm qua chứng kiến Lễ ký kết 5 văn kiện, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 3; Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt Nam - Thái Lan; Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam - Thái Lan; Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Ubon Ratchathani; và Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Long An và tỉnh Trat.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyến thăm cấp cao gần đây giữa hai nước, nhất trí thúc đẩy trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc song phương qua các kênh, trên tất cả các cấp độ, với mong muốn đặt nền tảng cho quan hệ hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực. Hai bên nhất trí tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương đã được ghi nhận trong Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan giai đoạn 2014-2018; ghi nhận tầm quan trọng của các cơ chế hợp tác song phương hiện có.
Hai Thủ tướng nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương từ 15 tỷ USD lên 20 tỷ USD vào năm 2020; thiết lập một cơ chế tham vấn không chính thức cho các doanh nghiệp tại mỗi nước; thúc đẩy việc hình thành các mạng lưới kết nối giao thông vận tải đa phương thức, bao gồm trên bộ, trên biển và trên không; thành lập Nhóm Công tác chung để hợp tác trong việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp; và khởi động các cuộc đàm phán về hiệp định dẫn độ.
Tại cuộc họp Nội các chung, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác, đầu tư vào các ngành thế mạnh như du lịch biển, vận tải hành khách; công nghiệp dệt may, da giày; nông nghiệp, thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm; trồng và chế biến cao su; cơ khí chế tạo, hóa chất, nguyên vật liệu.
Phát biểu tại Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đang quyết tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Thái Lan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam rất coi trọng và đánh giá cao các dự án đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam, sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Thái Lan và nước ngoài nói chung đầu tư thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam.
Thái Lan hiện đứng thứ 10/103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 392 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn gần 7 tỷ USD. Thái Lan cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam; kim ngạch đạt khoảng 4,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2015.
Chia sẻ quan ngại về biển Đông
Hai bên tái khẳng định cam kết không cho phép bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để thực hiện các hoạt động chống phá nước kia.
Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự hợp tác và điều phối giữa hai nước tại các diễn đàn trong khu vực, và nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác tại các diễn đàn này, đặc biệt là tại ASEAN. Hai bên tái khẳng định quan điểm đã được nêu trong Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26. Hai bên chia sẻ quan ngại tình hình trên biển Đông đã ảnh hưởng lòng tin và có thể phương hại hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định cũng như an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực biển Đông.
Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các bên trong việc bảo đảm thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả toàn văn Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử của các bên tại biển Đông; xây dựng, duy trì, tăng cường lòng tin lẫn nhau và sự tin cậy; kiềm chế không tiến hành các hoạt động; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và kêu gọi tăng cường các cuộc đối thoại, tham vấn để có thể sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên tại biển Đông.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua có các cuộc gặp với Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai; gặp gỡ kiều bào đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thái Lan.
Theo Bình Giang
Tiền Phong
Vì sao Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau? Sự cô lập của các nước phương Tây nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine đã đẩy nước này vào tình thế buộc phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: Tân Hoa xã) Mạng tin Đa Chiều cuối tuần qua cho biết, trong một...