Vì sếp ở công ty mà về nhà tôi đêm nào cũng phải “trốn” vợ, liệu có nên đi khám?
Trong cuộc sống hiện đại, nam giới chịu rất nhiều áp lực từ công việc đến gia đình, điều này có ảnh hưởng đến hoạt động tình dục hay không? Ths.BS Hà Ngọc Mạnh – PGĐ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ sẽ giải đáp thắc mắc này.
Ngọc Ánh Phạm (38 tuổi, ở Hà Nội) (ngocjanh***@gmail.com)
Stress và áp lực công việc có liên quan đến rối loạn cương dương hay không thưa bác sĩ? Gần đây, công việc của tôi rất áp lực vì sếp giao quá nhiều việc, từ lập kế hoạch dự án, đến áp chỉ tiêu doanh số khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Nhiều hôm về đến nhà dù vợ “bật đèn xanh” nhưng tôi không hề có ham muốn. Bản thân tôi cũng cảm thấy lo lắng, không biết vợ có buồn không và nếu kéo dài tình trạng này thì có ảnh hưởng gì không? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Ths.BS Hà Ngọc Mạnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, trong đó các vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần, stress, căng thẳng trong công việc chiếm tỉ lệ khá cao.
Video đang HOT
Ví dụ như trường hợp của bạn, trong công việc nếu thường xuyên bị cấp trên ý kiến hoặc bắt làm việc căng thẳng quá cũng dễ dẫn tới rối loạn cương dương. Thực tế trong quá trình thăm khám, tôi nhận thấy có 2 nhóm có tỉ lệ rối loạn cương dương cao hơn hẳn những nhóm khác.
Đầu tiên là nhóm các vận động viên thể thao. Điều này có vẻ vô lý vì thường vận động viên sẽ rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, nhất là khi sát thời gian thi đấu, các vận động viện phải chịu nhiều áp lực về mặt thể chất, thời gian thi đấu, thành tích nên sẽ xảy ra tình trạng rối loạn cương dương. Thậm chí, nhiều người không còn ham muốn tình dục.
Nhóm thứ hai là bệnh nhân trong khoảng 30-40 tuổi, đây là giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp, cũng như tài chính. Tuy nhiên, đa số những người ở độ tuổi này có nhiều mục tiêu trong sự nghiệp và đặt công việc lên trên hết, sẵn sàng bỏ qua mọi thứ vì công việc.
Căng thẳng, áp lực công việc có thể gây tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Ảnh minh họa.
Thậm chí, nhiều người chồng chỉ lo kiếm tiền, bỏ bê luôn cả vợ và gia đình. Nếu tình trạng này xảy ra thời gian dài cũng ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam giới.
Rối loạn cương dương dù không ảnh hưởng cấp tính tới sức khỏe nhưng nếu lặp đi lặp lại triền miên sẽ ảnh hưởng về khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Do vậy, anh em cần kiểm soát hoặc đi khám khi có triệu chứng để được can thiệp sớm nhất.
Chúng tôi luôn khuyên bệnh nhân dù công việc cơ quan có căng thẳng đến đâu thì khi về nhà cũng hãy gác lại hết sau cánh cửa để quan tâm đến vợ và dành thời gian chơi với con nhiều hơn, hay cùng vợ con nấu món ăn yêu thích… Làm vậy có thể giúp cân bằng lại tâm lý và kiểm soát được vấn đề.
Ngoài ra, tình dục lành mạnh cũng là cách để giải tỏa tâm lý, căng thẳng. Nếu hoạt động tình dục không tốt sẽ gây phản tác dụng, làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động từ công việc đến sinh hoạt hàng ngày.
Người đàn ông bị tâm thần sau điều trị đột quỹ não
Sau điều trị đột quỵ não, người đàn ông ở Hà Nội thường bị ảo giác, nghĩ rằng một bên tay chân bị liệt không phải của mình nên luôn tìm cách làm tổn thương.
Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) mới tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân bị rối loạn tâm thần sau đột quỵ não hiếm gặp.
Bệnh nhân là ông N.V. C, 63 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội. Đầu tháng 8/2023, ông C điều trị đột quỵ nhồi máu não (di chứng liệt 1/2 người phải) tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện Quân y 103 (từ ngày 1/8 đến ngày 9/8).
Sau khi ra viện khoảng 1 tháng, ông C luôn cho rằng tay, chân bên liệt không phải của mình bị người khác điều khiển, dùng chính tay liệt muốn làm hại mình. Do đó bệnh nhân thường có hành vi dùng tay lành để ghìm giữ, cấu véo và đánh lại tay bên liệt nhằm tự vệ.
Đồng thời bệnh nhân thường xuyên cảm thấy tê bì, ngứa ngáy, đau nhức, cảm giác như có nhiều côn trùng bò dưới da bên tay liệt cả ngày và đêm, dẫn đến không thể ngủ được. Tình trạng tê bì, đau nhức, ngứa ngáy khiến bệnh nhân càng gãi, cấu véo tay bên liệt nhiều hơn tạo thành những thương tổn phần mềm và sây sát da khắp cả mặt trước và mặt sau cẳng tay bên phải.
Ngày 26/9, bệnh nhân được gia đình đưa vào khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng có hội chứng Paranoid rầm rộ (ảo xúc giác, hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị hại) và các thương tổn phần mềm loét da tự tạo vùng cẳng tay bên phải.
Bệnh nhân đã được điều trị bằng tiêm thuốc an thần kinh. Sau 5 ngày dùng thuốc, các triệu chứng ảo xúc giác thuyên giảm rõ cả về cường độ và thời gian, hoang tưởng bị chi phối và hoang tưởng bị hại mờ nhạt dần. Bệnh nhân đêm ngủ được khoảng 3-4 tiếng đồng hồ, giấc ngủ sâu và khoảng 30-40 phút buổi trưa. Từ ngày thứ 6 bệnh nhân được chuyển thuốc an thần đường uống.
Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân ăn, ngủ tốt, hết hoang tưởng, ảo giác, các vết loét da dần hồi phục và ra viện tiếp tục uống thuốc duy trì.
Theo Ths. Bs Cao Văn Hiệp - Tâm thần của bệnh viện, đây là một trường hợp ảo giác hiếm gặp. Trong thực hành lâm sàng tâm thần, ảo giác hay gặp phần lớn là ảo thanh (khoảng 80%), trong khi ảo xúc giác (cảm giác côn trùng bò dưới da, giòi đục trong xương...) khá hiếm gặp (chỉ chiếm khoảng 5%, thường xuất hiện trên người nghiện Heroin). Trên bệnh nhân này có ảo xúc giác khá điển hình và rầm rộ, chi phối hành vi tự hủy hoại gây ra nhiều vết loét da trên tay bên liệt.
"Đột quỵ não là bệnh lý nguy hiểm và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nhân sau đột quỵ não có thể chịu nhiều di chứng nặng nề, trong đó có các rối loạn tâm thần (hoang tưởng, ảo giác...) chi phối suy nghĩ, tạo ra hành vi tự hủy hoại hoặc có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh", bác sĩ Hiệp thông tin thêm.
Cứ 8 người trên thế giới thì có 1 người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần Theo Báo cáo Sức khỏe tâm thần thế giới do WHO công bố năm 2022, rối loạn lo âu và trầm cảm là những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Rối loạn lo âu và trầm cảm là những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. (Nguồn: Healthline) Nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (10/10), Tổ chức Y tế thế...