Vì sao Xi măng Bỉm Sơn lãi lớn nhưng cổ phiếu thụt lùi?
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp ngành xi măng thua lỗ, thì Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) vẫn có lãi. Tuy nhiên, giá cổ phiếu BCC lại sụt giảm trong nhiều phiên giao dịch vừa qua.
Giá cổ phiếu BCC đóng cửa tháng 10/2019 ở mức 7.300 đồng/cp
BCC vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019, theo đó lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Công ty đạt 2.833,7 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng ít hơn tỷ lệ tăng doanh thu, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã đạt 413,8 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên do chi phí tài chính tăng 14 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 16 tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ còn 96,2 tỷ đồng, nhưng vẫn gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, doanh nghiệp này hoàn thành 70,4% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ đạt 101 tỷ đồng.
Tuy doanh nghiệp này tiếp tục có lãi, nhưng cổ phiếu BCC vẫn “dậm chân tại chỗ”. Tính đến phiên giao dịch ngày 31/10, giá cổ phiếu BCC vẫn dưới mệnh giá, hiện đang giao dịch ở mức 7.300 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết ĐHCĐ ngày 18/4/2019, BCC sẽ trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 5% bằng cổ phiếu. Tuy nhiên đến nay, phía lãnh đạo Công ty công bố rằng, Bộ Xây dựng chưa chấp thuận điều này. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc ĐHCĐ thường niên, tức là ngày 18/10 là hết thời hạn trả cổ tức của BCC. Đó là lý do các nhà đầu tư đang quay lưng lại với cổ phiếu BCC.
Ông Trần Đăng Mạnh, Chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, dự án chuyển đổi công nghệ nghiền xi măng và đóng bao của BCC đã khánh thành. Công suất nghiền xi măng của BCC đã tăng 1,2 triệu tấn sau thay thế hai dây chuyền cũ số 2 và 3, cho thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực của BCC trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Công ty đã khởi động các dự án mới: Dự án kho chứa nguyên liệu với tổng mức đầu tư dự kiến là 384 tỷ đồng; Dự án trạm phát điện tận dụng nhiệt khí có vốn đầu tư 350 tỷ dự kiến khởi công vào năm 2020.
Mặc dù dây chuyền nghiền xi măng và đóng bao của BCC cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới, nhưng hoạt động xuất khẩu xi măng của toàn ngành nói chung và BCC nói riêng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu xi măng và clinker từ Việt Nam, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới BCC.
Ngoài ra, công suất thiết kế ngành xi măng dự kiến sẽ gia tăng trong thời tới. Điều này sẽ khiến tình trạng dư thừa nguồn cung thêm trầm trọng và áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa gay gắt hơn. Đây chính là thách thức lớn đối với BCC.
Hà Phương
Theo enternews.vn
GTN Foods: Lãi ròng và doanh thu thuần 'nắm tay' giảm
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần GTN Foods giảm nhẹ, còn gần 2.269 tỷ ; lãi ròng giảm hơn 72%, xuống mức 7,1 tỷ đồng.
CTCP GTN Foods (mã CK: GTN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019, ghi nhận tình hình kinh doanh kém khởi sắc. Cụ thể, doanh thu thuần GTN tăng 8%, đạt 834 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 14% so với cùng kỳ, lên mức gần 125 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính còn gần 19 tỷ đồng, giảm gần 29% so với cùng kỳ; chi phí tài chính ghi nhận âm hơn 95 triệu đồng. Trong quý III/2019, chi phí bán hàng tăng đáng kể, ở mức gần 88 tỷ đồng. TGN cho rằng, nguyên nhân khiến chi phí bán hàng tăng là do chi phí quảng cáo, khuyến mãi và chi phí khấu hao.
CTCP GTN Foods (mã CK: GTN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với kết quả kinh doanh kém khởi sắc. Ảnh minh họa
Như vậy, kết thúc quý III, GTN chỉ lãi ròng vỏn vẹn 1,24 tỷ đồng, giảm 10% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm nhẹ so với cùng kỳ còn gần 2.269 tỷ đồng và lãi ròng giảm hơn 72%, xuống mức 7,1 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/09/2019, GTN ghi nhận khoản nợ phải trả gần 978 tỷ đồng, gần bằng cùng kỳ năm trước. Trong đó, nợ ngắn hạn ghi nhận gần 38 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tổng tài sản ghi nhận hơn 4.775 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, hàng tồn kho giảm 24% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 316 tỷ đồng.
Trong khi các khoản phải thu ngắn hạn tăng đến 52% lên mức gần 1.283 tỷ đồng thì các khoản phải thu dài hạn giảm gần 35%, chỉ còn gần 19 tỷ đồng.
Năm 2019, kế hoạch lợi nhuận sau thuế của GTN ở mức 200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng. Như vậy, sau 3/4 chặng đường, công ty chỉ mới thực hiện được gần 8% chỉ tiêu lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ.
Thảo Nguyên
Theo vietQ.vn
Lafooco lãi quý thứ 3 liên tiếp Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An - Lafooco (LAF) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu thuần giảm 6% còn 115 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn giảm sâu giúp công ty có lợi nhuận gộp hơn 10 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 11 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái....