Vì sao Việt Nam không nằm trong 140 quốc gia có Apple SIM?
Dịch vụ Apple SIM có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực, trừ Việt Nam. Nguyên nhân vì các đối tác cung cấp dịch vụ với Apple chưa hợp tác với các nhà mạng trong nước.
Theo thông báo từ Apple, dịch vụ Apple SIM nay đã được hỗ trợ tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trừ Trung Quốc và Việt Nam, hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Cambodia, Lào,… đều có nhà mạng hỗ trợ Apple SIM.
Để mang Apple SIM đến với nhiều quốc gia, Apple ký kết với các công ty viễn thông lớn như AT&T, AU, EE, Sprint, Three, T Mobile, AlwaysOnline Wireless và GigSky. Trong số này, GigSky là đối tác lớn nhất khi đưa Apple SIM đến khoảng hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ở Đông Nam Á, GigSky đã ký kết được với hầu hết các nhà mạng (trừ Việt Nam) để cung cấp gói cước 500 MB/30 ngày sử dụng, mức giá tuỳ vào từng quốc gia. Theo nguồn tin của Zing.vn, hiện GigSky chưa cung cấp Apple SIM tại Việt Nam, bởi chưa đạt được thoả thuận với các nhà mạng trong nước.
Các đối tác phân phối dịch vụ Apple SIM trên toàn cầu.
Video đang HOT
Người dùng Việt Nam vẫn có thể dùng Apple SIM khi đi nước ngoài
Tuy các nhà mạng trong nước chưa có kế hoạch với Apple SIM, nhưng người dùng vẫn có thể dùng được dịch vụ này khi đi nước ngoài. Chẳng hạn, nếu du lịch sang Singapore, người dùng có thể không cần mua SIM của nước này, mà có thể kích hoạt ngay Apple SIM trong iPad để dùng gói cước 4G, dung lượng 50 MB trong ba ngày với giá 15 SGD (khoảng 250.000 đồng).
Các mức gói cước mà GigSky đưa ra là khác nhau tuỳ vào mỗi quốc gia. Để tìm hiểu về gói cước Apple SIM ở nơi cần đến, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ . Chọn quốc gia xuất phát (Việt Nam) và quốc gia đến (nơi muốn dùng Apple SIM và không cần mua SIM tại địa phương).
Hiện tại, người dùng Việt Nam có thể đăng ký gói cước Apple SIM khi đi nước ngoài nếu có iPad Pro, iPad Air 2, iPad mini 4, hoặc iPad mini 3 và có SIM của dịch vụ Apple SIM (mua tại Apple Store ở Australia, Canada, Pháp, Đức, Hong Kong, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ). Apple SIM hiện chưa hỗ trợ iPhone và smartphone nói chung.
So với SIM truyền thống, Apple SIM được cho là cuộc cách mạng bởi nó đơn giản hoá quá trình đăng ký, lựa chọn nhà mạng của người dùng. Du khách từ nước này sang nước khác sẽ không cần tốn công mua thêm thẻ SIM tại địa phương mà chỉ cần chuyển đổi thông qua phần mềm. Việc quản lý, thanh toán và các dịch vụ khác cũng hứa hẹn mang đến nhiều tiện lợi hơn.
Duy Tín
Theo Zing
Apple SIM hỗ trợ Lào, Cambodia và 138 nước trừ Việt Nam
Dịch vụ Apple SIM đã có mặt ở 140 quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Cambodia,... đã có Apple SIM, trừ Việt Nam.
Theo thông báo từ Apple, dịch vụ Apple SIM nay đã được hỗ trợ tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trừ Trung Quốc, hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Cambodia, Lào,... đều nằm trong danh sách có nhà mạng hỗ trợ Apple SIM.
Apple SIM đã có mặt tại 140 quốc gia và dần góp phần khai tử thẻ SIM truyền thống. Ảnh: ET.
Trong khi đó, Việt Nam không có tên trong danh sách này. Hiện chưa có thông tin nhà mạng Việt Nam hỗ trợ Apple SIM, hay có kế hoạch hợp tác với Apple để đưa công nghệ mới này về thị trường viễn thông trong nước.
Trước khi công bố danh sách 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có Apple SIM, dịch vụ này chỉ có ở Australia, Canada, Pháp, Đức, Hong Kong, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
Apple SIM được táo khuyết đề xuất vào năm 2014, nhằm khai tử SIM truyền thống. Theo đó, thiết bị hỗ trợ Apple SIM có thể sử dụng mà không cần thẻ SIM thông thường. Thay vào đó, người dùng có thể lựa chọn nhà mạng trong danh sách thông qua giao diện trên iPhone, iPad.
So với SIM truyền thống, Apple SIM được cho là cuộc cách mạng bởi nó đơn giản hoá quá trình đăng ký, lựa chọn nhà mạng của người dùng. Du khách từ nước này sang nước khác sẽ không cần tốn công mua thêm thẻ SIM tại địa phương mà chỉ cần chuyển đổi thông qua phần mềm. Việc quản lý, thanh toán và các dịch vụ khác cũng hứa hẹn mang đến nhiều tiện lợi hơn.
Trong quá khứ, mỗi lần Apple muốn thay đổi công nghệ thẻ SIM, hãng này đều thành công. Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone có khay SIM rời. Đây là lần đầu tiên người dùng có khái niệm gỡ khay SIM ra khỏi máy và gắn SIM vào khay, thay vì mở nắp lưng hoặc khe cắm để gắn SIM.
Đến 2010, Apple đề xuất dùng Micro-SIM và về sau là Nano-SIM để tận dụng không gian bên trong smartphone tốt hơn. Hãng cũng thuyết phục được cả ngành di động phải chạy theo sản xuất chuẩn SIM của mình và tích hợp vào các sản phẩm cao cấp như hiện nay.
Duy Tín
Theo Zing
iPhone SE khan hàng ở Mỹ, Hong Kong Tại các Apple Store ở Mỹ, người mua iPhone SE buộc phải chờ từ 1 đến 2 tuần mới nhận được máy. Theo Apple Insider, một tuần sau khi mở bán, iPhone SE đã rơi vào tình trạng khan hàng ở nhiều nơi. Tại các hệ thống bán lẻ cũng như nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T hay T-Mobile, người mua không được...