Vì sao Ukraine cho người nước ngoài giữ nhiều ghế nội các quan trọng?
Ngày 2/12, Ukraine đã trao cho người nước ngoài – trong đó có một công dân Mỹ – nhiều vị trí cấp cao trong chính phủ cải cách mới được thành lập nhằm xóa bỏ nạn tham nhũng ở Ukraine, trong bối cảnh có một nỗ lực mới nhằm tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn chung tại miền Đông.
Tổng thống Petro Poroshenko phát biểu trong một buổi điều trần trước Quốc hội rằng Ukraine phải học tập “kinh nghiệm của nước ngoài” để thoát khỏi bờ vực phá sản sau nhiều thập kỷ bế tắc chính trị và nạn tham nhũng hoành hành. Sau đó, ông ký sắc lệnh trao quốc tịch Ukraine cho một công dân Mỹ là bà Natalie Jaresko – người đứng đầu một quỹ tương hỗ tư nhân và đã được Quốc hội Ukraine phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính – và ông Aivaras Abromavicius – một chủ ngân hàng đầu tư người Litva, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế.
Các nghị sỹ Ukraine cũng phê chuẩn ông Alexander Kvitashvili, cựu Bộ trưởng Y tế Gruzia, giữ chức vụ tương tự tại Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Pavlo Klimkin và Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak được tái bổ nhiệm và tiếp tục nắm giữ các cương vị này.
Bà Natalie Jaresko, Bộ trưởng Tài chính mới của Ukraine
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Ukraine về việc cho người nước ngoài nắm giữ vị trí điều hành những bộ ngành nhạy cảm nhất của đất nước là để giải quyết tình trạng người dân ngày càng nghi ngờ những chính trị gia người Ukraine, vốn có tiếng xấu là luôn đấu đá lẫn nhau và lái những chiếc xe hạng sang khắp thành phố.
Video đang HOT
Lòng nhiệt huyết của những người tham gia cuộc nổi dậy ủng hộ hội nhập Liên minh châu Âu, khiến cựu Tổng thống Ukraine được Nga hậu thuẫn bị lật đổ hồi tháng 2 vừa qua, một phần xuất phát từ sự tức giận với nạn tham nhũng tràn lan trong các cơ quan công quyền địa phương và trung ương. Nhà phân tích chính trị Taras Berezovets nói: “Chúng tôi đang đặt cược vào những người nước ngoài này với hy vọng rằng họ sẽ không dính líu tới tham nhũng”. Ukraine đang đi theo bước những quốc gia từng thuộc liên bang Xôviết cũ như Gruzia- một quốc gia ủng hộ hội nhập EU và từng có một Ngoại trưởng người Pháp.
Bà Jaresko – một người Mỹ mang sắc tộc Ukraine – là người đồng sáng lập Horizon Capital, một quỹ đầu tư tập trung vào các nước Đông Âu như Nga và Ukraine. Bà nói với Tổng thống Poroshenko sau khi nhập quốc tịch Ukraine: “Tôi lớn lên trong một gia đình Ukraine ở Mỹ, tuy nhiên tôi đã sống và làm việc tại Ukraine trong hơn 20 năm”. Bà đã học Trường Chính trị Kennedy thuộc Đại học Harvard và đóng vai trò tích cực trong các cuộc biểu tình ủng hộ hội nhập EU diễn ra hồi mùa đông năm ngoái ở Kiev.
Sau những cáo buộc trước đây rằng Mỹ đang can thiệp vào các hoạt động chính trị của Ukraine, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định rằng Washington không hề “nhúng tay” vào việc Ukraine lựa chọn một người Mỹ làm Bộ trưởng Tài chính. Bà nói với các phóng viên: “Đó là lựa chọn của người dân Ukraine và những đại diện mà họ bầu ra. Đó là quyết định của họ. Chúng tôi không hề can thiệp vào việc này”.
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng khiến Moskva tức giận khi tăng cường hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng liên minh quân sự của phương Tây này đã nhất trí sử dụng các quỹ hỗ trợ nhằm giúp chi trả cho việc tăng cường các hoạt động hậu cần, chỉ huy và kiểm soát của Ukraine. Ngoài ra còn có những hỗ trợ khác nhằm giúp Kiev chống tin tặc và giúp đỡ những binh lính Ukraine bị thương. Trước đó, Nga đã nói rằng NATO đang “nỗ lực gây bất ổn ở khu vực ổn định nhất trên thế giới” bằng cách triển khai thêm vũ khí tại nhiều quốc gia, ví dụ như ba nước nhỏ bé vùng Baltic.
Chính phủ mới của Ukraine đã hình thành trong bối cảnh các tướng lĩnh của Ukraine và Nga tiếp tục đàm phán về những điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn thay thế cho thỏa thuận hòa bình được ký kết ngày 5/9, vốn đã bị vi phạm rất nhiều lần. Thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Ukraine và đại diện cộng hòa nhân dân Lugansk – một trong hai nước “cộng hòa nhân dân tự xưng” ở miền Đông Ukraine – được ký kết cuối tuần trước và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 5/12.
Theo TTK/Tin tức
Mỹ xác nhận không quân Iran đang ném bom IS
Một quan chức Mỹ đã lên tiếng xác nhận rằng Iran đang ném bom các mục tiêu của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Trước đó, danh sách các nước ném bom IS tại Iraq bao gồm một loạt quốc gia vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ như Anh, Pháp, Canada.
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ Mỹ biết hoạt động ném bom của Iran tại cùng không phận quốc gia Iraq, nơi các máy bay của liên quân do Mỹ đứng đầu đang hoạt động nhằm chống lại IS.
Quan chức trên cho hay ông tin rằng hoạt động ném bom của Iran dường như sẽ không chấm dứt vì Iran cũng cảm thấy bị đe dọa bởi IS. Mỹ sẽ không phản ứng với các vụ ném bom của Iran trừ khi Cộng hòa Hồi giáo gây ra mối đe dọa tức thì đối với các lực lượng Mỹ trên không.
Theo vị quan chức Mỹ, hoạt động ném bom của Iran diễn ra gần biên giới Iran, tại một khu vực khác của Iraq so với các hoạt động của Mỹ và liên quân.
Mặc dù trước đây có các nguồn cho hay Iran đã cung cấp vũ khí và thiết bị cho chính phủ Iraq, nhưng bình luận của quan chức Mỹ nói trên là xác nhận đầu tiên rằng không quân Iran đang tham gia vào cuộc chiến chống IS tại Iraq.
Việc Mỹ không phản đối sự tham gia của Iran là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho tới nay nhằm chứng tỏ rằng chính quyền Obama coi chính phủ Iran là một đối tác chiến thuật tại Trung Đông. Lập trường của Mỹ đang gây tranh cãi, do các đồng minh của Mỹ - trong đó có Israel và các quốc gia đang trợ giúp đối phó với IS như Ả-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất - cảm thấy bị đe dọa bởi Iran.
Bình luận của quan chức Mỹ đã bổ sung thêm bằng chứng cho các khẳng định gần đây về sự xuất hiện của một máy bay chiến đấu Iran trong vùng trời Iraq do tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane's và tờ Haaretz của Israel đưa ra.
Theo hai nguồn tin trên, chiếc máy bay của Iran đã được nhìn thấy trong đoạn video của kênh truyền hình Al Jazeera kể từ cuối tháng 11.
Nhà Trắng đã từ chối bình luận về các thông tin do quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên đưa ra. Bộ ngoại giao Mỹ hiện cũng chưa lên tiếng điều gì.
Trước đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết hồi tháng 11 rằng Mỹ và Iran hiện không hợp tác trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, ông này nói thêm rằng cả hai nước, vốn là các đối thủ lâu đời và không có quan hệ ngoại giao từ năm 1979, đều muốn đánh bại IS và đại diện của hai nước đã thảo luận các nỗ lực phối hợp của họ nhằm chống lại nhóm phiến quân này.
An Bình
Theo Dantri/Huffington Post
Obama sẽ đề cử tiến sỹ vật lý làm Bộ trưởng quốc phòng Thông tin từ báo giới Mỹ khẳng định, Tổng thống Barack Obama đã quyết định sẽ đề cử ông Ashton Carter, một tiến sỹ vật lý, và chưa từng mặc áo lính vào "ghế nóng" lãnh đạo Lầu Năm Góc thay cho ông Chuck Hagel sắp ra đi. Ông Ashton Carter Thông tin được nhiều tờ báo Mỹ, trong đó có Bưu điện...