Vì sao tỷ phú Chính Chu phải ‘nhả’ Dell?
Blackstone &’buông’ Dell một phần là vì một trong hai người chỉ huy thương vụ này, ông Dave Johnson, rút lại sự ủng hộ với kế hoạch chính mình từng thai nghén. Dave Johnson từng phụ trách mảng mua bán sáp nhập tại Dell.
Khi ông và tỷ phú Chính Chu tiến hành soát xét đặc biệt Dell, Johnson phát hiện thấy bộ phận giải pháp doanh nghiệp mà giới phân tích vẫn ca ngợi là “tương lai của Dell” thực tế phải mất vài năm nữa mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đáng lo ngại hơn nữa, các nhà quản lý trụ cột của bộ phận này đã ra đi hoặc sẽ ra đi sau khi vụ mua lại Dell hoàn tất.
Và đây không phải nguy cơ duy nhất.
Khi nhân viên và các cố vấn cho Blackstone đã dành ba ngày liền nghiên cứu dữ liệu mật của ban lãnh đạo Dell thì bất ngờ tin doanh số máy tính cá nhân (PC) toàn cầu sụt mạnh được tung ra.
Không có “thiên thời”
Chuyện doanh số PC của Dell giảm thì ai cũng biết. Nhưng khi công ty nghiên cứu công nghệ IDC công bố doanh số toàn cầu giảm tới 14% thì không ai không ngỡ ngàng.
Con số trên khiến Blackstone đặt câu hỏi liệu các con số dự báo nội bộ của Dell có đáng tin cậy hay không và liệu doanh số ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc có bù đắp nổi cho doanh số yếu ớt tại Mỹ.
“Con số trên khiến Blackstone đặt câu hỏi liệu các con số dự báo nội bộ của Dell có đáng tin cậy hay không”
Những quan ngại ấy cùng với vấn đề của bộ phận giải pháp doanh nghiệp và sức cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ Lenovo khiến Blacksone thoái lui.
Khi ấy, Blackstone và hai đối tác Francisco Partners và Insight Venture Partners nói nhóm này dự định dùng chứng khoán nợ và chứng khoán vốn mới phát hành cùng với tiền và tương đương tiền của Dell để tài trợ cho vụ mua lại.
Nhưng bức thư của Chính Chu đã chấm dứt tất cả.
Ngoài doanh số PC giảm, ông còn viết “tình hình tài chính [của Dell] đang xấu đi nhanh chóng.” Đến cuối tháng 3, Dell hạ dự báo lãi hoạt động xuống 3 tỷ USD, thấp hơn 19% so với dự báo đưa ra vào thời điểm Blackstone công bố ý định mua lại.
Video đang HOT
Đến lúc này, một số thành viên trong nhóm phụ trách của Blackstone mới nhớ ra rằng quỹ mình không có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào ngành công nghệ như Silver Lake, nên khó có thể đảo ngược tình hình tại Dell.
Không có “nhân hòa”
Thái độ thận trọng của Blackstone chưa bao giờ vì lý do tài chính. Morgan Stanley, HSBC, Deutsche Bank và UBS đã cam kết tài trợ vốn. Dù trước đó Deutsche Bank ủng hộ Silver Lake nhưng ngân hàng đã chuẩn bị nhảy sang phe Blackstone.
Tuần soát xét đặc biệt đầu tiên của Blackstone hầu hết là dành để nghe các lãnh đạo của Dell thuyết trình kế hoạch bộ phận và triển vọng của bộ phận mình cho nhà đầu tư và các cố vấn của họ.
Johnson và Chính Chu ban đầu nghĩ họ có thể hoàn thành thương vụ này mà chẳng cần đến Dell, thậm chí đã tính tới chuyện chọn ai ngồi thay lên ghế CEO.
“Thế là lại có thêm một rủi ro nữa: không giữ được người tài.”
Nhưng cả hai nhanh chóng nhận ra họ cần có Dell, tuy thế, Dell lúc nào cũng chống lại họ và ông này còn nói thẳng sẽ không để mất quyền kiểm soát công ty.
Giữ Dell lại làm CEO nhưng không nắm cổ phần chi phối và thuê một COO cứng tay từ công ty khác là một trong những giải pháp đã được tính tới nhằm đảo bảo chuyện hạ bệ Dell sẽ không làm một số khách hàng và lãnh đạo cao cấp khó chịu.
Nếu phía Blackstone cảm thấy vui vẻ với những con số của công ty Dell, hẳn họ đã có một cuộc nói chuyện khó khăn với CEO Michael Dell về tương lai của ông.
Khi quá trình soát xét đặc biệt và lập kế hoạch kinh doanh tiếp diễn, căng thẳng với các lãnh đạo cao cấp tai Dell ngày càng leo thang. Dần dần, nhóm của Blackstone hiểu phần lớn các lãnh đạo cao cấp đều muốn người mua lại công ty này là liên danh Dell-Silver Lake.
Thế là lại có thêm một rủi ro nữa: không giữ được người tài.
Kết thúc
Tới giữa tuần thứ hai, lời nói và cử chỉ của đội soát xét đặc biệt của Blackstone tại Dell đã chuyển sang trạng thái tiêu cực.
Cứ vài ngày một lần, những thông tin mới từ quá trình xử lý dữ liệu lại khiến vụ đầu tư vào Dell trông có vẻ ngày càng rủi ro hơn, và lợi nhuận của công ty này cứ mỗi năm qua đi lại giảm trông thấy.
Tới ngày 18/4, ủy ban đầu tư của Blackstone nhóm họp và ra kết luận họ sẽ rút khỏi vụ mua lại này và thông báo cho Dell ngay khi có thể.
Tới trưa hôm đó, Chủ tịch Blackstone Tony James gọi điện cho các nhà tư vấn, và tới đêm đó là cho ủy ban đặc biệt của Dell để thông báo: Blackstone đã &’buông’.
Theo GenK
Tỷ phú công nghệ làm gì ở tuổi đôi mươi?
Bạn đang làm gì khi ở tuổi ngoài đôi mươi? Có lẽ bạn đang học tại một trường đại học nào đó và tìm kiếm một công việc làm thêm để có thêm kinh nghiệm. Rất nhiều các tỷ phú công nghệ thế giới không làm như vậy. Michael Dell là một ví dụ khi ông đã đầu tư vào cổ phiếu và vật liệu quý hiếm ngay trước khi tốt nghiệp cấp III.
Ở tuổi đôi mươi, Dell và một số tỷ phú dưới đây đang bận rộn cho những kế hoạch sáng lập ra những công ty lớn và nổi tiếng bậc nhất thế giới.
Bill Gates
Gates đã quyết định bỏ trường đại học Harvard để thành lập công ty phần mềm của riêng mình, cùng với người bạn là Paul Allen. Microsoft được chính thức thành lập vào năm 1975, khi Gates đúng 20 tuổi. Khi đó, dự án đầu tiên của họ là phát triển một ngôn ngữ nền tảng cho hệ thống máy tính MITS Altair 8800. Chỉ khoảng một tháng sau khi thành lập, công ty của Gates đã kiếm ra tiền nhờ bán BASIC - ngôn ngữ lập trình đầu tiên dành cho một chiếc máy tính cá nhân.
Steve Jobs
Khi 19 tuổi, Steve Jobs làm việc như một kỹ thuật viên tại công ty game huyền thoại là Atari. Sau đó khoảng một năm, ông được biết đến như là một "chàng trai thông minh nhất tại văn phòng" nhưng cũng là người khó hợp tác nhất.
21 tuổi, Jobs và người bạn thân thiết Steve Wozniak thành lập công ty riêng và bán các bản mạch điện tử. Họ đặt tên công ty này là "Apple Computer Company".
Steve Ballmer
Không kiệt xuất như một số người bạn đồng nghiệp, Ballmer có một tuổi thanh niên "bình lặng" hơn. Ông học tại đại học Harvard chuyên ngành toán và kinh tế học. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc như một trợ lý quản lý sản phẩm tại công ty sản xuất đồ tiêu dùng Proctor & Gamble. 24 tuổi, ông bỏ dở việc học chuyên ngành kinh doanh tại đại học Stanford để trở thành nhân viên thứ 30 của Microsoft. Ballmer cũng chính là nhân vật quản lý đầu tiên được Bill Gates trực tiếp mang về.
Larry Page và Sergey Brin
Hai vị đồng sáng lập Google gặp nhau khi ngoài 20 tuổi. Khi đó, họ đều đang thi lấy bằng tiến sĩ tại đại học Stanford. Brin cho biết cả 2 người "gần như bất đồng trong mọi vấn đề", nhưng sau một thời gian quen biết, họ lại trở thành những người bạn cực kỳ thân thiết. Đến năm 25 tuổi, họ cùng nhau sáng lập ra Google - cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện nay.
Michael Dell
Trước năm 20 tuổi, Dell đã đầu tư tiền vào chứng khoán và các loại vật liệu quý hiếm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Dell học tại đại học Texas. Tại đây, ông đã thực hiện một công việc kinh doanh chưa có trong tiền lệ, đó là bán những bộ vỏ đã được nâng cấp cho PC tại chính căn phòng ký túc xá của mình.
Năm 19 tuổi, Dell bỏ đại học và thành lập công ty riêng, chuyên bán vỏ, linh kiện để nâng cấp PC. Đến năm 27 tuổi, Dell trở thành vị CEO trẻ nhất có công ty được xếp trong top 500 của tạp chí Fortune.
Mark Zuckerberg
Zuckerberg đã trở thành một tỷ phú từ năm 23 tuổi. Đến năm anh 25 tuổi, Facebook đã có khoảng 500 triệu người dùng trên toàn thế giới. Năm 26 tuổi, anh được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm.
Theo GenK
Em rể Cẩm Ly chỉ đạo vụ thâu tóm tập đoàn máy tính Dell Chính Chu được Blackstone giao phụ trách vụ mua lại Dell. Chưa rõ nhà sáng lập Michael Dell có giữ được ghế CEO sau thương vụ này hay không. Gia đình Chính E. Chu - Hà Phương. Mấy tháng nay, nước Mỹ xôn xao với vụ giới đầu cơ tranh nhau quyền kiểm soát tập đoàn máy tính Dell. Một trong những đấu...