Vì sao tỷ giá “đi ngang”?
Trước những biến động của tình hình tài chính thế giới, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong năm, tỷ giá nhiều đồng ngoại tệ biến động nhưng đồng Việt Nam hầu như vẫn “đi ngang”.
Diễn biến tỷ giá giữa VND và USD trong 1 tháng qua.
Ngày 24/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm giữa VND và USD ở mức 23.150 VND/USD, tăng 13 đồng so với hôm qua. Đây là bước tăng mạnh, tạo thành mức cao nhất của tỷ giá trung tâm từ trước đến nay.
Có thể thấy, nếu nhìn vào biểu giá của tỷ giá trung tâm từ đầu tháng 9 đến nay sẽ thấy sự trồi sụt khá mạnh, nhiều lần tăng vọt lên mức rất cao. So với ngày 2/1/2019 thì tỷ giá trung tâm đã tăng tới 1,4%.
Nhưng trong khi đó, tỷ giá giữa VND và USD tại các ngân hàng thương mại lại biến động rất ít. Trong hơn 1 tuần nay, giá mua vào duy trì quanh ngưỡng 23.110 – 23.150 VND/USD, giá bán ra quanh ngương 23.260 – 23.280 VND/USD, giảm khoảng 10-20 đồng so với các phiên giao dịch đầu tháng 9.
Cụ thể, tính đến 9 giờ 30, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.115 – 23.265 VND/USD (mua vào – bán ra), giảm 5 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại BIDV, giá USD niêm yết ở mức 23.145 – 23.265 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh niêm yết ở mức 23.132 – 23.272 VND/USD (mua vào – bán ra), giảm 3 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Như vậy, lũy kế từ đầu năm 2019 đến nay, chỉ số USD Index đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 loại tiền tệ chủ chốt tăng 1,44%. Các đồng tiền mạnh như GBP, EUR, AUD, CNY, … có mức giảm trong dao động 1,6%-3,8% so có đồng USD, 1 số đồng RUB, JPY, PHP và THB đều tăng giá so có đồng USD. Nhưng riêng tỷ giá VND so với USD có sự biến động không đáng kể.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, việc VND giữ được mức ổn định như hiện nay, một phần nhờ động thái cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN, đã khiến lãi suât liên ngân hàng giam mạnh vê dươi mức 3%/năm.
Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do thanh khoản VND và nguồn cung USD hiện đang khá dồi dào trong bối cảnh cán cân thương mại 8 tháng thặng dư 3,4 tỷ USD, giải ngân vốn FDI tăng trưởng mạnh, đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn FII cũng đạt tới 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018…
Đặc biệt, theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại đang ở mức cao nhất trong lịch sử, sẽ là tấm đệm quan trọng giúp NHNN điều hành tỷ giá.
Riêng với động thái hạ lãi suất của FED, báo cáo của nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, tác động lần này không lớn do đã được tiên đoán từ trước, phân khúc ngoại hối Việt Nam về căn bản ổn định (do quan hệ cung – cầu căn bản ổn, thanh khoản phân khúc tương đối dồi dào, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng…).
“ Chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức trên 1%, nguồn cung giai đoạn tới dự kiến vẫn dồi dào từ hoạt động thương mại, đầu tư và chuẩn bị bước vào mùa kiều hối nên nhiều khả năng tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục ổn định quanh vùng 23.200 VND/USD”, SSI cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng cần theo dõi sát sao bởi các biến động trên phân khúc ngoại hối quốc tế sẽ có tác động nhất định tới tỷ giá USD/VND. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần tăng khả năng chống chịu, tạo các “gối đệm” trước nhứng cú sốc, biến động của thị trường tài chính thế giới.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
"Cần chú ý một số ý kiến từ Hoa Kỳ trong mua ròng ngoại hối"
Với chính sách tiền tệ, những biến động bên ngoài 6 tháng qua được đánh giá ở mức độ "rất khó dự đoán", còn phía trước có một điểm cần được chú ý.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng lượng ngoại tệ lớn, qua đó nâng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Ngày 4/7, tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương, một lần nữa những tác động bên ngoài đối với việc điều hành chính sách tiền tệ được nhấn mạnh, đi cùng với một định hướng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Cụ thể, tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, có giải pháp kịp thời, bảo đảm ổn định lãi suất và tỷ giá, thị trường ngoại hối, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, tạo bước đệm chống chọi với các cú sốc bên ngoài.
"Trong vấn đề này, cần chú ý một số ý kiến từ phía Hoa Kỳ trong mua ròng ngoại hối. Cần duy trì kênh liên lạc thường xuyên với các cơ quan chuyên môn của phía Hoa Kỳ để họ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thận trọng", Cổng thông tin Chính phủ dẫn lưu ý của Thủ tướng tại phiên họp.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng lượng ngoại tệ lớn, qua đó nâng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, cũng trong nửa đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành chức năng đã có nhiều cuộc làm việc với các đầu mối chuyên môn của Mỹ, liên quan đến vấn đề cân đối thương mại giữa hai nước, về điều hành chính sách tỷ giá và can thiệp trên thị trường ngoại hối...
Và vừa qua, Mỹ đã có báo cáo đưa Việt Nam vào danh sách cần giám sát.
Song, trực tiếp có ảnh hưởng đối với việc điều hành chính sách tỷ giá, cũng như làm gián đoạn hoạt động mua ròng ngoại tệ nói trên đến từ những biến động lớn trên thị trường thế giới.
Điểm hình như từ đầu tháng 5/2019, Mỹ thực hiện quyết định tăng thuế mới đối với Trung Quốc, và ngược lại từ quốc gia này. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này tiếp tục leo thang; đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh, trong khi đồng USD lên giá... Trong nước, tâm lý thị trường cộng hưởng thêm áp lực đối với tỷ giá USD/VND.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu tại phiên họp: "Chúng tôi khẳng định với giải pháp điều hành như vậy cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành và chỉ đạo của Chính phủ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đặt ra từ đầu năm".
Phát biểu tại phiên họp trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng thừa nhận: "Có thể nói những biến động trên thị trường quốc tế và khu vực trong 6 tháng đầu năm rất khó dự đoán".
Tuy nhiên, Thống đốc nhìn lại, Ngân hàng Nhà nước đã có chủ động linh hoạt các giải pháp để ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối, cũng như có đầy đủ công cụ để kiểm soát sự ổn định tỷ giá, giữ được các cân đối của nền kinh tế.
Sau khi liên tục gia tăng được dự trữ ngoại hối những năm gần đây, cũng như trong 6 tháng đầu năm, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tiềm lực đó là cơ sở để các tổ chức tín nhiệm quốc tế vừa qua đã nâng hạng tín nhiệm cho xếp hạng Việt Nam, cũng như nâng hạng tín nhiệm của các tổ chức tín dụng. Và điều này cũng tăng cường tiềm lực, tạo bước đệm để xử lý các tác động bất lợi từ bên ngoài.
Điểm lại, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá cơ bản được giữ ổn định; tỷ giá trung tâm điều chỉnh chỉ 1%; tỷ giá thực tế giao dịch giữa các ngân hàng, liên ngân hàng chỉ mới điều chỉnh 0,3 - 0,4%%. Và quan trọng nhất, tất cả các nhu cầu ngoại tệ nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt.
Cùng với ổn định tỷ giá, 6 tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước cũng thành công trong kiểm soát lạm phát cơ bản.
Tại phiên họp trên, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: "Chúng tôi khẳng định với giải pháp điều hành như vậy cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành và chỉ đạo của Chính phủ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đặt ra từ đầu năm".
Về tín dụng, sau khi có con số tăng trưởng 6,22% tính đến ngày 18/6, Thống đốc cập nhật thêm: 6 tháng đầu năm 2019, tín dụng đã tăng 7,33%, xấp xỉ với mức tăng cùng kỳ năm ngoái.
Lam Giang
Theo m.bizlive.vn
Điều hành tỷ giá linh hoạt, lạm phát được kiểm soát Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây. Theo...