Vì sao TVC liên tiếp đăng ký tăng sở hữu TVB?
Sau 2 lần liên tục thực hiện đăng ký mua 500.000 cổ phiếu thành công, nâng tỷ lệ sở hữu lên 68.23%, Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã CK: TVC niêm yết trên HNX) tiếp tục đăng ký mua 500.000 cổ phiếu Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Mã CK: TVB niêm yết trên HSX) tăng sở hữu lên 33.14 triệu cổ phiếu TVB.
Nhà đầu tư nước ngoài đang nhòm ngó TVB?
Sự thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 khiến cái tên Việt Nam được nhắc đến khá nhiều trên báo chí quốc tế. Điều này góp phần hứa hẹn một cuộc đổ bộ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, và cả dòng vốn gián tiếp FPI. Có lẽ sẽ có nhiều chuyển biến thú vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp tăng trưởng của Việt Nam.
Gần đây đang rục rịch một thông tin đối tác nước ngoài đang đàm phán, muốn mua lại TVB với giá quanh 25.000 đồng/CP. Mặc dù đây chưa phải là công bố chính thức từ công ty, nhưng nhiều động thái “lạ” đã xuất hiện kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên vừa qua. Cổ đông lớn của TVC thì muốn thoái vốn với giá quanh 50.000 đồng/CP. Đây là một mức giá cao hơn nhiều so với giá đang giao dịch hiện tại trên thị trường của cổ phiếu TVC. Tiếp nối là những động thái liên tục đăng ký tăng sở hữu TVB. Điều này cho thấy công ty TVB, TVC đang có những chuyển biến mạnh về cơ cấu cổ đông.
Tổng giám đốc và Chủ tịch của Trí Việt đưa ra nhiều quyết sách mới trong ĐHĐCĐ
Bản thân TVB về mặt kinh doanh cũng có nhiều đột phá, mặc dù trong thời gian giãn cách xã hội nhưng TVB vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận sau thuế tăng 41.65% so với cùng kỳ. TVB được biết đến trên thị trường do có năng lực huy động vốn mạnh, đồng thời mảng dịch vụ tài chính cũng có chiến lược rõ ràng, nổi bật là ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, cung cấp sản phẩm cho vay margin đa dạng, đa dạng hóa danh mục chứng khoán. TVB và TVC khả năng cao lọt vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay.
Video đang HOT
Mới đây, trong nổ lực dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Hoa kỳ lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand. Có thể không vô lý nếu kỳ vọng chuyển biến lớn cho Việt Nam vào thời điểm này, cơ hội có thể đến với bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu họ biết cách bắt lấy nó.
Doanh nghiệp trông vào cổ đông hiện hữu để tăng vốn
Năm nay, để có vốn thực hiện các kế hoạch kinh doanh, không ít doanh nghiệp công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông có nội dung huy động vốn cổ phần.
Thống kê sơ bộ các doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn trong năm 2020 cho thấy, các nguồn vốn huy động chủ yếu được thông báo là từ cổ đông hiện hữu, bên cạnh phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP).
Hiếm có doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành riêng lẻ, chào bán lô lớn cho cổ đông tổ chức, hay cổ đông chiến lược như giai đoạn 2017 - 2018 mà nhiều doanh nghiệp niêm yết từng triển khai.
ơn cử, Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) có kế hoạch phát hành 70 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu như không vay được vốn ngân hàng. áng chú ý, Công ty có thể lựa chọn phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi cổ tức 10%/năm. Công ty cổ phần ịa ốc First Real (FIR) có kế hoạch phát hành 10,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, bên cạnh phát hành ESOP cho nhân viên.
Công ty cổ phần ầu tư và Thương mại TNG (TNG) có kế hoạch phát hành 7,39 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngân hàng thương mại cổ phần ông Nam Á (SeABank) có kế hoạt phát hành 141 triệu cổ phiếu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu....
Dự kiến, nhiều kế hoạch tăng vốn tương tự sẽ được công bố trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trên sàn năm nay có triển vọng kinh doanh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch, vận tải.
Khối ngân hàng có khả năng nợ xấu sẽ tăng do phải giãn nợ cho khách hàng, trong khi số lượng khách hàng không có khả năng trả nợ được dự báo gia tăng.
Các doanh nghiệp gặp áp lực về dòng tiền hoạt động kinh doanh nên đẩy mạnh huy động vốn từ cổ đông, vì vốn từ các nguồn khác có vẻ không dễ huy động, đơn cử vốn ngoại.
Giai đoạn 2017 - 2018, một loạt doanh nghiệp thực hiện bán vốn cho cổ đông nước ngoài như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Novaland (NVL), Tổng công ty IDICO - CTCP (ICD), Tổng công ty iện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (POW).
Tất nhiên, nhiều doanh nghiệp tăng vốn từ cổ đông hiện hữu như Tập đoàn Hoà Phát (HPG), ông Hải Bến Tre (DHC), FECON (FCN), Long Hậu (LHG)...
Bối cảnh của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn thành công trước đây là thị trường chứng khoán có diễn biến khả quan, dòng vốn ngoại liên tục đổ vào thị trường, nhiều doanh nghiệp đang trong đà tăng trưởng, triển vọng kinh doanh khả quan, một số doanh nghiệp bùng nổ lợi nhuận trùng với thời điểm tăng vốn và doanh nghiệp tăng vốn nhằm phục vụ quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bối cảnh này tạo cảm giác yên tâm cho cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân khi quyết định giải ngân vốn vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo tăng trưởng lợi nhuận suy giảm, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái kinh tế, giao thương quốc tế bị gián đoạn bởi các biện pháp phòng dịch.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng gia tăng lượng tiền mặt để dự phòng cho những trường hợp xấu nhất.
Một số doanh nghiệp lớn đã quyết định hoãn mua cổ phiếu quỹ như Europe's Ryanair, Australia's Qantas, còn Royal Dutch Shell, HSBC, Barc hủy bỏ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ cũng như trả cổ tức.
Trong khi đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán có nhiều phiên biến động thất thường, xuống mạnh, lên mạnh, tạo cảm giác khó lường cho nhà đầu tư. Mặt khác, các tài sản mang tính phòng thủ như vàng, trái phiếu chính phủ thu hút dòng tiền.
iều này cho thấy, mặc dù thị trường cổ phiếu hồi phục, nhưng nhà đầu tư vẫn canh cánh nỗi lo, nhất là khi thị trường trong ngắn hạn đang "tách rời" triển vọng kinh tế toàn cầu.
Với triển vọng kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, triển vọng doanh nghiệp là dấu hỏi lớn và việc các doanh nghiệp quyết định huy động vốn cổ phần, pha loãng cổ phiếu khiến một bộ phận cổ đông bán ra trước ngày chốt quyền.
Tất nhiên, trên thị trường vẫn có những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính và kế hoạch kinh doanh khả thi. Khi thị trường gặp khó khăn, tâm lý nhà đầu tư không ổn định, doanh nghiệp thực hiện chiến lược duy trì cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu quỹ, thay vì huy động vốn cổ phần, dù có nhu cầu tăng vốn.
Thực tế, việc tăng vốn thời điểm này gây áp lực cho nhà đầu tư hiện hữu, doanh nghiệp đối mặt với kịch bản không huy động vốn thành công, qua đó ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.
Các nhà đầu tư cũng không nên lạc quan khi thấy cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng giá, vì chênh lệnh giá trên sàn với giá cổ phiếu phát hành thêm chỉ mang tính thời điểm, không chắc chắn.
Bởi lẽ, thời điểm cổ phiếu về tài khoản để nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận thường mất hơn 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro nếu thị trường chứng khoán biến động bất lợi, nhất là khi gặp cú sốc bên ngoài.
Hoa Sen (HSG) tái cấu trúc thành công, giá cổ phiếu tăng vượt đỉnh 1 năm Lợi nhuận hồi phục ấn tượng sau giai đoạn thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ của Tập đoàn Hoa Sen, giúp giá cổ phiểu HSG bứt phá mạnh mẽ. Dòng tiền tăng trước Chiến lược tái cấu trúc của HSG tập trung thực hiện quyết liệt 4 giải pháp chính là: (1) tinh gọn chi nhánh để giảm chi phí bán hàng...