Vì sao Trung Quốc không nhắc đến thương vong trong vụ đụng độ với Ấn Độ?
Việc Trung Quốc quyết định không công bố chi tiết con số thương vong trong vụ đụng độ đẫm mãu ở biên giới hồi đầu tuần được cho là nhằm tránh căng thẳng trước một cuộc họp quan trọng với Mỹ.
Binh sĩ Ấn Độ bên cạnh một khẩu pháo tại một doanh trại trước khi tiến về khu vực biên giới tranh chấp ở Ladakh. (Ảnh: Reuters)
Trong khi Ấn Độ nói 20 binh sĩ của họ thiệt mạng trong cuộc đụng độ với binh sĩ Trung Quốc ở thung lũng Galwan, ở khu vực biên giới tranh chấp tối 15/6, đến nay Bắc Kinh vẫn im lặng về mức độ thiệt hại của quân đội.
Một nguồn tin thân cận với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng, Bắc Kinh “rất nhạy cảm” về thông tin thương vong trong quân đội.
Nguồn tin nói rằng, Bắc Kinh lo ngại mức độ nghiêm trọng của vụ đụng độ có thể tác động đến cách nhìn nhận của Washington trước cuộc họp quan trọng giữa Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. “Trung Quốc muốn giảm căng thẳng tình hình trước cuộc họp của ông Dương Khiết Trì và Mike Pompeo”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Một nguồn tin thân cận khác cũng nói rằng, Bắc Kinh đặc biệt thận trọng bởi vụ đụng độ xảy ra ở thung lũng Galwan, một trong những chiến trường chính trong chiến tranh Trung – Ấn năm 1962 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng ở cả hai phía. “Tương tự Ấn Độ, chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang tăng lên. Một số tài khoản mạng xã hội thuộc cơ quan chính trị quân sự đã tuyên bố sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc bằng mọi giá”, nguồn tin cho biết.
Wang Dehua, một chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, nhận định Bắc Kinh không muốn một cuộc xung đột với New Delhi. “Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như đến chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Donald Trump. Trung Quốc không muốn xung đột với Ấn Độ, nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc sợ. Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất”, ông Wang nói.
Đồng quan điểm này, Zhou Chenming, một chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, nói việc quân đội Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận quân sự gần đây là nhằm gửi thông điệp cảnh báo đến Ấn Độ.
Sun Shihai, một chuyên gia về Ấn Độ tại Đại học Tứ Xuyên, nói rằng ông tin Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ muốn hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giảm căng thẳng bởi ông Modi hiểu được tầm quan trọng của hòa bình đối với sự phát triển kinh tế dài hạn của Ấn Độ.
“Một số chính khách Ấn Độ có thể ủng hộ chủ nghĩa đơn phương, song các lãnh đạo ở Bắc Kinh và New Delhi đều hiểu rằng khi họ tham chiến, không một cường quốc nào hỗ trợ như năm 1962″, chuyên gia Sun nói.
Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại New Delhi, nhận xét vụ đụng độ hôm 15/6 càng khoét sâu hơn sự ngờ vực giữa Trung Quốc và Ấn Độ. “Vụ đụng độ xảy ra sau khi giới chức hai bên đạt được một số đồng thuận nhằm giảm căng thẳng nhưng các hành động của Trung Quốc rất nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực. Vụ việc ngoài ý muốn này sẽ kéo theo nhiều sức ép cho giới lãnh đạo Ấn Độ nhằm hạ nhiệt tình hình sớm nhất có thể”.
Trung - Ấn nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới
Giới chức Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí giải quyết các tranh chấp ở biên giới hai nước một cách hòa bình, sau khi đụng độ xảy ra tháng trước.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm nay cho hay các lãnh đạo quân đội hai nước đã gặp nhau trong một nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới.
"Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí thân mật và tích cực, hai bên đã nhất trí giải quyết hòa bình tình hình ở khu vực biên giới", thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay. Thông cáo thêm rằng Trung - Ấn cũng nhất trí "tiếp tục các giao thiệp ngoại giao và quân sự" để "đảm bảo hòa bình" ở khu vực biên giới.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong đợt diễn tập chung tại Học viện Quân sự Côn Minh, Vân Nam. Ảnh: IANS.
Ấn Độ và Trung Quốc có chung một trong những đường biên giới trên đất liền dài nhất thế giới, với các cuộc xung đột nổ ra liên tục kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1962. Tháng trước, binh sĩ hai nước đụng độ bằng gậy sắt và ném đá vào nhau, khiến nhiều người bị thương.
Ấn Độ cáo buộc các lực lượng Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói với CNN 18 rằng "một lượng đáng kể" quân đội Trung Quốc đã vượt Đường kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước. Trong khi đó, Bắc Kinh nói nước này "đang thực hiện tuần tra bình thường trên phần lãnh thổ Trung Quốc giáp LAC", đồng thời "tránh mọi hành động gây phức tạp".
LAC là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát được lập ra năm 1993. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, khiến hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Lần gần nhất căng thẳng biên giới Trung - Ấn dâng cao là vào năm 2017, khi quân đội tập trung tại khu vực cao nguyên Doklam, một dải đất nằm ở ngã ba giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Dù khu vực này không nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, nhưng được xem là hành lang chiến lược đóng vai trò "huyết mạch" nối giữa Delhi với các bang phía đông bắc.
Bhutan cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ nước này, trong khi Bắc Kinh phủ nhận. Ấn Độ đã đưa quân hỗ trợ Bhutan, dẫn đến một cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng, gồm các cuộc tập trận bắn đạn thật của quân đội Trung Quốc gần biên giới.
Khu vục biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Lý do Ấn - Trung không đụng độ bằng súng đạn Lính Ấn Độ và Trung Quốc tấn công nhau ở biên giới bằng gậy, đá thay vì nổ súng do một thỏa thuận song phương năm 1996. Tối 15/6, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, khiến 20 lính Ấn Độ chết. Truyền thông Ấn Độ đưa tin hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiết lộ về loại vũ khí của Mỹ sẽ định hình bản chất chiến tranh hải quân trong tương lai

Ukraine đối mặt áp lực phản hồi kế hoạch hòa bình do Mỹ hậu thuẫn

Mỹ áp thuế cao với pin mặt trời của 4 nước Đông Nam Á

Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn

7 sự thật thú vị về Steve Jobs khiến nhiều người ngạc nhiên

Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?

Nga tái lập căn cứ không quân tại Libya: Bước đi chiến lược giữa lòng Sahara

Mỹ muốn thỏa thuận, Nga muốn chiến thắng, hòa bình cho Ukraine sẽ đi về đâu?

Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán ngừng bắn vô điều kiện với Nga

Xung đột Nga-Ukraine sau khi Tổng thống Trump tuyên bố nóng về 'chấm dứt chiến tranh'

Thuế quan của Tổng thống Trump thúc đẩy xu hướng tự do thương mại tại châu Âu

Đấu tay đôi, tên lửa Iskander Nga thắng thế trước HIMARS Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Hình ảnh mới nhất của diva Hồng Nhung
Sao việt
18:12:16 22/04/2025
Bắt gặp Lousis Phạm ngồi xe máy diện áo hở bạo, nhan sắc có khác lúc lên đồ hiệu tay cầm túi xách trăm triệu?
Sao thể thao
17:14:42 22/04/2025
Người đàn ông 70 tuổi thoát khỏi cô đơn nhờ tô hồng cả ngôi nhà và đoạn phố
Sáng tạo
17:12:10 22/04/2025
Công an Hà Nội truy tìm đối tượng cướp ngân hàng
Pháp luật
17:09:31 22/04/2025
Vicky Nhung 'gỡ rối tơ lòng' cho những trái tim tổn thương
Nhạc việt
17:06:07 22/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng
Ẩm thực
16:49:12 22/04/2025
"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"
Sao châu á
16:42:01 22/04/2025
Chàng trai nhảy qua cửa sổ vì cãi nhau với bạn gái vào 1h56 phút sáng: Khách sạn lên tiếng về tình trạng hiện tại
Netizen
16:21:01 22/04/2025
Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt
Trắc nghiệm
16:18:23 22/04/2025
Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện
Thế giới số
16:14:57 22/04/2025