Vì sao Trung Quốc không có Steve Jobs hay Zuckerberg?
Người Trung Quốc chắc chắn không hề kém, nhưng có một vài yếu tố mà làm cho cựu chủ tịch của Google Trung Quốc Kai-Fu Lee cho rằng rất khó để đất nước này sản sinh ra một thiên tài như Steve Jobs hay Zuckerberg.
Mới đây, người nổi tiếng của Google là Kai-Fu Lee trao đổi trong một talk show truyền hình rằng, Trung Quốc chưa sẵn sàng để sản sinh ra một doanh nhân với ý tưởng mang tính đột phá như Steve Jobs – CEO quá cố Apple, Mark Zukerberg – đồng sáng lập Facebook.
Xã hội Trung Quốc không dành nhiều hỗ trợ cho những thất bại
Và chỉ có một ngoại lệ tương xứng, đó là người đồng sáng lập công ty Tencent sở hữu mạng nhắn tin QQ (công ty dot com có doanh thu cao nhất Trung Quốc) – ông Pony Ma.
Cựu chủ tịch của Google Greater China nói Trung Quốc còn lâu mới sản sinh ra một thiên tài tầm cỡ như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg – ảnh: New York Times
Vậy điều gì xảy ra với hầu hết những nhà sáng lập đầy ý tưởng ở Trung Quốc? tại sao họ không có những phát minh mang tính tương lai như Steve Jobs hay Zuckerberg? Trước hết là ở Trung Quốc, tâm lý cộng đồng rất mạnh, mọi người có thể bắt trước rất giỏi thay vì làm khác nhau.
Thứ hai, luật bảo vệ về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc chưa khuyến khích được sự sáng tạo, mặc dù Trung Quốc đang rất nỗ lực để khắc phục vấn đề này.
Nhiều doanh nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc thường tập trung vào việc đi theo xu hướng của thị trường, thay vì là người tiên phong. Tại Trung Quốc, người tiên phong thường gặp bất lợi bởi sáng tạo của bản thân ngay lập tức bị bắt trước và sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước khó có nhiều cơ hội đột phá bởi các quy định rườm rà về hành chính.
Video đang HOT
Steve Jobs là người rất nổi tiếng, ở Trung Quốc các sản phẩm của ông như iPhone, iPad được tôn sùng, khi ông qua đời, hàng triệu blogger của Trung Quốc ngay lập tức truyền đi nhiều thông điệp xót thương, nhưng cái chết của Steve Jobs cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng: “Tại sao Trung Quốc không thể sản sinh ra một Steve Jobs của riêng mình”?, Kai-Fu Lee đưa ra lập luận của mình trên mạng Sina: Hệ thống giáo dục của Trung Quốc quá nhấn mạnh về sự kế thừa, do đó không khuyến khích các tư duy phản biện, chứ không phải người Trung Quốc không thông minh hoặc không có khả năng trở thành một người như Steve Jobs.
Những lập luận mà Lee đưa ra khá thuyết phục, nhưng một điều không thể phủ nhận là những đại gia công nghệ thế giới đang “loay hoay” ở Trung Quốc, do tại đây có quá nhiều đặc thù riêng.
Số liệu từ quý II/2011 của công ty Internet iResearch (Trung Quốc) cho hay, số người sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin trên Baidu chiếm 75,5% thị phần thị trường tìm kiếm Trung Quốc, trong khi đó thị phần của Google là 19,8% và Bing của Microsoft chỉ chiếm có… 3% thị phần tại thị trường đông dân này.
Thêm nữa, người khổng lồ Ebay đã nếm “trái đắng” khi liên tục đầu tư 30 triệu USD vào thị trường Trung Quốc năm 2002 và 150 triệu USD vào năm 2003, mua trang đấu giá Eachnet của Yibao Shao và đổi tên thành Ebay Eachnet với tham vọng bành trướng Trung Quốc theo cách mà họ làm ở Mỹ. Những thất bại sau đó đã khiến Ebay Eachnet phải đóng cửa và phải giao quyền điều hành cho cổng điện tử Tom.com của Hồng Kông dưới dạng một liên doanh.
Mặc dù vậy, có thể nói rằng các hãng như Baidu, Alibaba… đều có được sự thành công của mình nhờ vào việc học hỏi rất nhiều, từ mô hình hoạt động có trước đó của các công ty Mỹ hay các hãng công nghệ lớn khác trên thế giới.
Kai-Fu Lee là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới chuyên gia công nghệ của Trung Quốc, ông đã từng giữ chức Chủ tịch bộ phận Google Greater China trước khi rời khỏi Google vào năm 2009 để xây dựng sự nghiệp riêng. Ông Lee đã công bố chi tiết về quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 115 triệu USD có tên gọi Innovation Works để giúp đỡ các doanh nhân Trung Quốc. Trong một phát biểu, ông cho rằng người sáng lập ra các xu hướng cần có 3 đặc điểm quan trọng đó là niềm đam mê, khát khao thành công và sự am hiểu mạnh mẽ các lĩnh vực mà họ đang theo đuổi. Quỹ mạo hiểm của Lee đã thu hút nhiều đại gia công nghệ khác như Steve Chen – đồng sáng lập Youtube, công ty Foxconn, The Legend Holdings – nhà sản xuất PC số 1 Trung Quốc và tập đoàn WI Harber Group.
Theo VTC
Lượng người dùng không còn là mối bận tâm của Facebook
Khi đã là bá chủ, thì con số 750 triệu hay 1 tỉ người dùng với Facebook cũng chẳng quá khác biệt.
Sự kiện giới thiệu Skype trên Facebook đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong những ngày qua. Và vẫn còn những tin đồn về ứng dụng Facebook cho iPad và trình duyệt riênga Facebook sắp sửa ra đời.
Mark Zuckerberg, vốn không phải người giỏi diễn thuyết trước đám đông cũng đã lên tiếng về bản thống kê sự tăng trưởnga Facebook. Tỉ phú trẻ đã bày tỏ quan điểma mình cũng nhưa Facebook về mạng xã hộin nay. Ngay sau khi chính thức công nhận Facebook có hơn 750 triệu thành viên, Zuckerberg tỏ ra không mấy quan tâm đến những con số này. Những thành tựu mà Facebook đạt được đã chứng tỏ tầm vóca mạng xã hội số một hành tinh, nhưng tại sao lượng người dùng không còn quan trọng với Facebook nữa?
Không cần đến những con số
Điều này có thể lý giải như sau: Thứ nhất, đà tăng trưởnga Facebook đang có dấuu chậm lại. Một khi Facebook chiếm được 1 nửa số dâna 1 đất nước, lượng người sử dụng sẽ gần như chững lại và tại một số nơi còn có xu hướng sụt giảm. Nếu quan tâm đến những con số này, Facebook sẽ phải đối mặt với một vài thống kê không mấy khả quan.
Thứ 2 và là lý do lớn hơn cả, Zuckerberg hoàn toàn đúng - độ lan rộnga Facebook đã không còn là một điều đáng quan tâm. Facebook đã là bá chủ, và đối với họ con số 750 triệu hay 1 tỉ thì cũng chẳng quá khác biệt. Với lượng người dùng khổng lồ, Facebook sẽ hướng tới tập trung chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng hơn bằng cách đưa lên những ứng dụng đáng giá.
Lou Kerner, một nhà phân tích cho rằng:"Facebook đã có mặt khắp mọi nơi. Họ không chỉ cần lượng người dùng đông đảo, mà còn muốn lôi kéo người dùng gắn kết chặt chẽ hơn với mạng xã hộia họ".
Tầm quan trọnga ứng dụng
Zuckerberg cho rằng việc phát triển ứng dụng sẽ là tiêu điểm trong 5 năm tiếp theoa Facebook. Các ứng dụng luôn là mục tiêu chínha Facebook và họ đã lôi kéo được rất nhiều người tham gia các trò chơi online trên nền tảng này. Phần profilea Facebook luôn có chỗ cho các ứng dụng để tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy. Nhưng không chỉ dựa vào ứng dụng, mạng xã hội này cũng rất khôn ngoan khi tận dụng khả năng chia sẻ, comment và Like.
Facebook luôn khuyến khích các trang web khác liên kết với họ qua chức năng Comment và Like, các phần mềm có thể được đăng nhập bằng tài khoảna Facebook. Đây chính là chiến thuật nhằm thống trị thế giới Internet. Và chiến thuật này đã giúp Facebook tăng trưởng như tên lửa, nhưng nếu muốn tiếp tục đà đi lên thì họ cần phải tìm kiếm thêm phương án phát triển mới, đặc biệt là trên di động. Vậy thì Skype, một phần trong dự án ứng dụng 5 năm sẽ giúp được gì cho Facebook? Kerner cho rằng -"Facebook đang rất tập trung vào thị trường di động bởi họ biết rằng tương lai sẽ phụ thuộc vào thị trường này."
Tuy nhiênn tại những ứng dụng trên Facebook lại không đạt được nhiều thành công trên smartphone. Và họ đang phải tìm cách thay đổi để cải tiến khả năng chia sẻ và phát triển những cửa hàng ứng dụng dành cho di động.
Chuyên sâu về di động
Xu thế đang dần thay đổi, và Facebook cũng nhanh chóng chuyển mình. Trước kia Zuckerberg từng cho rằng iPad không phải là một thiết bị di động, nhưngn tại Facebook đã cho ra ứng dụng dành cho máy tính bảng HP TouchPad, còn ứng dụng trên iPad thì lại sắp ra mắt. HTC ChaCha mới ra mắt là một chiếc điện thoại Facebook, và chắc chắn sẽ còn nhiều sản phẩm như thế này đang trong giai đoạn phát triển. Cuối cùng, một dự án có tên "Project Spartan", có thể là quân bài chủ chốta Facebook để thâm nhập vào thị trường smartphone và máy tính bảng. Tuy chưa có nhiều thông tin về dự án này ngoài việc nó có thể xuấtn vào cuối mùa hè năm nay.
Điện thoại HTC ChaCha là minh chứng cho thấy Facebook đang lấn sân sang mảng di động.
Một phần chiến thuậta Facebook cũng nhằm để đối phó với Google . Trong bài phát biểua mình, Zuckerberg đã cố ý hạ thấp mạng xã hội mớia Google, tính năng Skype chính là đòn đáp trả dành cho Google Hangouts. Dù vậy Skypen tại mới chỉ cho phép 2 người dùng giao tiếp với nhau trong khi Hangouts có thể đưa tối đa 10 người vào chung một cuộc gọi.
Skype có mặt hạn chế so với Hangouts, nhưng liệu điều này có làm Facebook lo lắng?
Và liệu Facebook có quan tâm đến sự khác biệt với Google không? Nếu xét thấy rằng Google mới chỉ cho phép lượng người dùng rất hạn chế trong khi tính năng Skype trên Facebook đã có tới hàng triệu người bắt đầu sử dụng thì có thể thấy rằng Hangouts và Google n tại không phải là vấn đề đối với Facebook.
Trên hết, Facebook đã trở thành một mạng xã hội hoàn chỉnh trong khi Google vẫn đang trong giai đoạn sửa lỗi và thu hút những lượt người dùng đầu tiên. Facebook đang có lợi thế với lượng người dùng đông đảo trên nhiều thiết bị và nhiều tính năng khác nhau, và giờ đây họ chỉ cần phát triển sâu hơn về những mảng này mà thôi.
Theo Bưu Điện VN
Google liệu có cần một người nắm quyền thứ hai? Việc lèo lái con thuyền khổng lồ Google liệu có đơn giản khi mà có quá nhiều đối thủ lớn đang xuất hiện? Mười năm về trước, người đồng sáng lập Google, Larry Page đã từ bỏ chức vụ CEO để chuyển giao quyền lực cho một người có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lãnh đạo một công ty công nghệ. Người...