Vì sao Trung Quốc hủy hàng loạt đơn hàng lúa mì?
Tình trạng giá lúa mì thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua đang khiến Trung Quốc, nước nhập khẩu lúa mì số 1 thế giới, hủy các chuyến hàng sau khi đã đặt mua số lượng lớn từ các đối tác trên toàn thế giới vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Truyền thông thế giới đưa tin thị trường lúa mì toàn cầu đã chịu một cú sốc lớn khi các thương nhân Trung Quốc đột ngột hủy hàng loạt lô hàng lúa mì lớn từ một số quốc gia, trong một động thái được cho là nhằm mục đích tìm kiếm những mức giá tốt hơn và củng cố an ninh lương thực của đất nước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ tháng 3 cho biết 504.000 tấn lúa mì xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị hủy, con số này tương đương với khoảng một nửa tổng số lô hàng lúa mì của Mỹ sang Trung Quốc vào năm 2022 và là đợt hủy lớn kỷ lục kể từ năm 1999.
Nguyên nhân
Cho đến nay, các thương nhân Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lý do hủy các đơn hàng. Tuy nhiên, theo ông Ben Buckner, nhà phân tích ngũ cốc của AgResource Co. có trụ sở tại Chicago, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg: “Những lần hủy đơn hàng này cho thấy Trung Quốc có thể mua lúa mì rẻ hơn từ những nước khác”.
Điều kiện thời tiết thuận lợi báo hiệu một vụ mùa lúa mì bội thu tại nhiều khu vực trên thế giới.
Chuyên gia Ruan Wei tại Viện nghiên cứu Norinchukin, Nhật Bản, thì nhận định: “Người Trung Quốc có thể đang cố gắng tránh thực hiện các hợp đồng đắt tiền đã ký trước đây để mua lại với giá thấp hơn”.
Cùng chung nhận định, Tanner Ehmke, nhà kinh tế chuyên về ngũ cốc và hạt có dầu của CoBank, nói với trang “World Grain” rằng việc Trung Quốc hủy đợt nhập lúa mì là do giá lúa mì toàn cầu giảm.
Video đang HOT
Ông nói: “Giá xuất (giá FOB) đối với lúa mì của Nga và Ukraine đã giảm xuống dưới 200 USD/tấn, trong khi giá SRW của Mỹ là trên 220 USD/tấn. Giá xuất của Nga còn được hưởng lợi hơn bởi đồng tiền yếu của họ”.
Trong năm ngoái, đồng rúp của Nga đã giảm 15% so với đồng USD.
Theo Thorsten Tiedemann, Giám đốc điều hành của Grain AG tại Hamburg, Đức, Nga sẽ tiếp tục duy trì khả năng xuất khẩu hàng triệu tấn lúa mì và có thể sẽ đạt thị phần khoảng 29% trên thị trường lúa mì toàn cầu trong năm tài chính 2024-2025.
Thorsten Tiedemann cũng giải thích rằng ngoài lượng hàng tồn kho cao hơn, sự cải thiện về điều kiện thời tiết cũng góp phần khiến giá giảm.
Ông nói với DW: “Ở hầu hết các vùng, chúng tôi có đủ nguồn cung cấp nước và do đó có điều kiện tốt để thu hoạch tốt”, đồng thời cho biết thêm rằng thời tiết mùa đông vừa qua khá khác so với năm trước khi một số vùng trải qua thời kỳ khô hạn kéo dài và các yếu tố tiêu cực khác như sương giá.
Tiedemann cho rằng tình hình nhìn chung đã thoải mái hơn so với một năm trước: “Nhìn chung, chúng ta có một vụ thu hoạch ngô khá. Chúng ta cũng có nguồn cung đậu nành và bột đậu nành dồi dào. Argentina và Brazil cũng sẽ thu hoạch một vụ mùa bội thu trong những tuần tới”.
Theo Ehmke, thị trường cũng đang định giá với những kỳ vọng vào một vụ lúa mì lớn khác của Nga khi mùa xuân đang tạo thuận lợi với độ ẩm đất lý tưởng.
Về phần mình, mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế nhưng giá thực phẩm nhìn chung ít chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế hơn so với giá dầu thô, đồng và các nguyên liệu công nghiệp khác.
“Dấu chỉ của sự hạ giá”
Andrew Whitelaw, nhà tư vấn nông nghiệp của hãng phân tích thị trường Episode 3 có trụ sở Canberra, Australia, gọi việc Trung Quốc đột ngột hủy hàng là “một dấu chỉ của sự giảm giá trên thị trường”. Tuy nhiên, ông nói với hãng tin Bloomberg: “Cho dù họ đang làm điều đó để mua lại rẻ hơn hay vì nhu cầu ít hơn, thì đó vẫn cho thấy tình trạng giảm giá trên thị trường”.
Việc hơn nửa triệu tấn lúa mì Mỹ bị hủy đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận giữa các nhà kinh doanh ngũ cốc.
Người mua Trung Quốc được biết đến là những người đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi giá cả. Vào mùa xuân năm 2023, họ đột ngột hủy mua 1,1 triệu tấn ngô Mỹ. Sau đó, họ được cho là đã tăng nhập khẩu từ Brazil do lượng hàng tồn kho dồi dào ở đó đã khiến giá giảm.
Nhu cầu nhập khẩu lúa mì dùng làm lương thực tăng ở Trung Quốc sau khi trận lũ lụt vào mùa hè năm ngoái ở Hà Nam khiến chất lượng thu hoạch ở tỉnh trồng lúa mì hàng đầu đất nước bị ảnh hưởng.
Mặc dù Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, sau đó đã tăng cường xuất khẩu giá rẻ nhờ vụ bội thu thứ hai liên tiếp, song Trung Quốc không tăng cường nhập khẩu lúa mì Nga vì không đáp ứng các yêu cầu của họ, mà thay vào đó mua thêm lúa mì từ Pháp và Kazakhstan.
Tuy nhiên, giá lúa mì giảm làm tăng nguy cơ các đơn hàng xuất khẩu lúa mì của Pháp sang Trung Quốc có thể cũng bị hủy bỏ.
Một thương nhân tại London chia sẻ với S&P Global Commodity Insights: “Có khả năng thương lái Trung Quốc sẽ đàm phán lại giá thương mại đối với một số lô hàng lúa mì của Pháp, vốn đã được đặt ở mức giá cao hơn cách đây vài tháng, nhưng thị trường vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào như vậy”.
Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào an ninh lương thực kể từ năm ngoái trong bối cảnh giá cả trong nước tăng cao và căng thẳng với Mỹ. Luật an ninh lương thực sẽ có hiệu lực vào tháng 6/2024 để giúp thúc đẩy sản xuất ngũ cốc trong nước và đa dạng hóa nhập khẩu.
Giới quan sát được S&P Global Commodity Insights dẫn nguồn dự đoán rằng nhập khẩu lúa mì năm 2024 của Trung Quốc sẽ giảm so với ước tính trước đó là 12 triệu-15 triệu tấn trong năm nay và có khả năng giảm xuống dưới 11,88 triệu tấn vào năm 2023. Theo Dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu lúa mì năm 2023 của nước này cao hơn 2,24 triệu tấn so với hạn ngạch thuế suất (TRQ) là 9,636 triệu tấn, còn TRQ cho năm 2024 được duy trì ở mức 9,636 triệu tấn.
Trung Quốc quyết tâm chặn đứng các hoạt động gián điệp nhằm vào nguồn gen
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) đã nhấn mạnh tầm quan trong của an ninh lương thực trong bài viết mới nhất đăng hôm (11/3), đồng thời cho biết đã tấn công mạnh mẽ và chặn đứng hoạt động nhằm vào nguồn gen của nước này từ nước ngoài.
Bài viết đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc khẳng định, an ninh lương thực là một phần quan trọng của an ninh quốc gia, liên quan đến quốc kế dân sinh. Từ xa xưa, Trung Quốc đã đặt an ninh lương thực ở vị trí quan trọng trong quản trị và giữ yên đất nước, đồng thời đúc kết được nhiều kinh nghiệm và trí tuệ.
Bài viết cho biết, kể từ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự trữ lương thực, chú trọng an ninh nguồn giống, đẩy nhanh quá trình chấn hưng ngành giống, tăng cường nghiên cứu các công nghệ cốt lõi nguồn giống, thực hiện tự lực tự cường về khoa học công nghệ ngành giống cũng như tự chủ kiểm soát nguồn giống.
Ảnh minh họa. Nguồn: Tân Hoa xã
Theo bài viết, những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành và sửa đổi nhiều bộ luật về bảo vệ an ninh lương thực, như Luật đảm bảo an ninh lương thực và Luật hạt giống, nhằm cung cấp đảm bảo pháp lý mạnh mẽ cho việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống cơ chế đảm bảo an ninh lương thực và củng cố nền tảng an ninh lương thực.
Bộ này khẳng định sẽ kiên quyết quán triệt thực hiện khái niệm an ninh quốc gia tổng thể và cùng các cơ quan liên quan tích cực bảo vệ an ninh lương thực quốc gia. Theo đó, những năm gần đây, cơ quan an ninh quốc gia Trung Quốc đã trấn áp nhiều hoạt động gián điệp liên quan đến an ninh lương thực, chặt đứt "bàn tay đen" của gián điệp nước ngoài nhằm đánh cắp nguồn gen của Trung Quốc, ngăn ngừa và chặn đứng các nguy cơ rò rỉ an ninh lương thực, đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia thực hiện suôn sẻ.
Bài viết kết luận, chỉ bằng cách không ngừng củng cố nền tảng an ninh lương thực, xây dựng tuyến phòng thủ an ninh lương thực quốc gia vững chắc và nắm chắc quyền chủ động về an ninh lương thực trong tay, Trung Quốc mới có thể tự tin hơn để đối phó với các loại rủi ro và thách thức.
Những ưu tiên của Nga trên cương vị Chủ tịch luân phiên BRICS Theo kênh RT (Nga) ngày 2/1, Nga đã đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên một năm của BRICS sau khi khối này mở rộng đột phá vào năm 2023. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy hợp tác trong khối. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti Trong một tuyên bố do...