Vì sao Trung Quốc có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới?
Thống kê cho thấy 60% người tiêu dùng Trung Quốc ăn thịt lợn ít nhất 3-5 lần/tuần trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn ít thịt có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn 2%.
Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân chính.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang phải đối mặt với một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng: Tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất do Trung tâm Ung thư Quốc gia Trung Quốc công bố, 4,8 triệu trên tổng số 19,3 triệu ca ung thư mới trên thế giới năm 2020 được ghi nhận ở quốc gia tỷ dân, đứng vị trí số 1 toàn cầu. Trong số các khối u ác tính, tỷ lệ mắc khối u đường tiêu hóa tương đối cao, ung thư đại trực tràng chiếm tới 52%, số lượng ca ung thư dạ dày và thực quản vẫn ngày càng gia tăng.
Người Trung Quốc đang ăn nhiều thịt hơn bao giờ hết, chiếm 27% sản lượng toàn cầu. Ảnh: Imaginechina
Tiêu thụ 27% sản lượng thịt toàn cầu
Thống kê đáng báo động này đã thúc đẩy các nghiên cứu và phân tích chuyên sâu để tìm ra các yếu tố góp phần gây ra hiện tượng này. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ăn thịt có phải là “thủ phạm” khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa cao ở Trung Quốc.
Trên thực tế, mức tiêu thụ thịt của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới, chiếm 27% tổng lượng toàn cầu. Người dân nước này cũng tiêu thụ thịt cao hơn đáng kể so với các nước châu Âu và châu Mỹ. Trong số đó, thịt lợn là lựa chọn hàng đầu, với gần 60% người tiêu dùng ăn thịt lợn ít nhất 3-5 lần/tuần, theo Trang tin Mạng lưới Y tế 39.
Các nghiên cứu ghi nhận so với những người ăn thịt thường xuyên, những người ăn ít thịt có nguy cơ ung thư tổng thể thấp hơn 2% và những người ăn chay có nguy cơ thấp hơn 14%. Những người ăn thịt thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 9% so với những người ăn ít thịt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định thịt đỏ là chất gây ung thư nhóm 2A và một nghiên cứu do tạp chí Y khoa Điện tử BMC Medicine cho thấy ăn nhiều thịt đỏ có thể tạo ra kháng thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu liên quan chứng minh người châu Á tiêu thụ nhiều thịt đỏ trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng 40%. Những người thường xuyên ăn đồ nướng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2,64 lần so với những người ăn ít.
Video đang HOT
Thịt đỏ nhìn chung có màu đỏ và giàu protein chất lượng cao như thịt bò, lợn, cừu… Sở dĩ thịt đỏ bị coi là chất gây ung thư là vì chứa nhiều axit béo bão hòa, tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng cholesterol LDL và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đồng thời, loại thịt này chứa chất gây ung thư là hợp chất N-nitroso có thể giảm chức năng đường ruột và tăng khả năng gây ung thư.
Thịt nướng có thể tạo ra chất gây ung thư như benzopyrene và những người thường xuyên ăn những thực phẩm này có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa cao hơn.
Xu hướng ngày càng nhiều người Trung Quốc chuyển sang lối sống tiêu thụ ít thịt đang nổi lên ở đất nước tỷ dân. Ảnh: AsianNewsphoto
“Trăm dâu” đừng đổ một “đầu thịt”
Tiêu thụ quá nhiều thịt hoặc ăn uống không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể ăn thịt và thịt chịu trách nhiệm cho thực trạng ung thư cao số 1 thế giới của Trung Quốc.
Bác sĩ khuyên nên kiểm soát lượng thịt tiêu thụ, hạn chế ăn thịt đỏ, nhưng vẫn nên ăn điều độ và lựa chọn kỹ bởi thịt rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Trên thực tế, nhiễm trùng mạn tính là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư ở Trung Quốc, chiếm 29,4% số ca tử vong do ung thư (31,7% ở nam và 25,3% ở nữ), tiếp theo là hút thuốc lá (22,6% với 32,7% ở nam và 5% ở nữ), ăn ít trái cây (13%), uống rượu (4,4%), ăn ít rau (3,6%) và phơi nhiễm nghề nghiệp (2,7%). Các yếu tố còn lại bao gồm tác nhân môi trường, ít hoạt động thể chất, sử dụng hormone ngoại sinh và yếu tố sinh sản đều chiếm tỷ lệ
Bất chấp những nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá, Trung Quốc vẫn đứng top đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, với hơn 300 triệu người hút, gần 1/3 tổng số thế giới, theo số liệu của WHO. Hơn một nửa số nam giới trưởng thành đang hút thuốc lá. Cứ 3 điếu thuốc trên thế giới thì có 1 người hút ở Trung Quốc. Khoảng 180 triệu trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thụ động (SHS) ít nhất 1 lần/ngày trong một tuần. Việc tiếp xúc với SHS gây ra 100.000 ca tử vong mỗi năm.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khác. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng của đất nước tỷ dân đã dẫn đến ô nhiễm không khí, nước và đất trên diện rộng. Đồng thời, một bộ phận không nhỏ người dân thành thị có thói quen lối sống không lành mạnh như lựa chọn chế độ ăn uống thức ăn nhanh và ít hoạt động thể chất, góp phần làm tăng nguy cơ ung thư.
Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc lại hối hả dập dịch COVID-19
Từ ngày 5-9, thành phố Thâm Quyến áp dụng các biện pháp hạn chế COVID-19 theo từng cấp, trong khi thành phố Thành Đô thông báo tăng cường các biện pháp phong tỏa trong bối cảnh Trung Quốc vật lộn với các đợt bùng dịch mới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại huyện Nam Sơn, Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 3-9 - Ảnh: REUTERS
Thành phố Thâm Quyến (đã phong tỏa từ ngày 3-9) vừa thông báo một đợt xét nghiệm COVID-19 mới.
Thành phố trung tâm công nghệ phía nam Trung Quốc và là nhà của 18 triệu dân cũng tuyên bố "điều động mọi nguồn lực sẵn có, huy động mọi lực lượng, và thực hiện mọi biện pháp có thể" để dập dịch, theo Hãng tin Reuters.
"Hiện tại, tình hình COVID-19 của thành phố đang nghiêm trọng và phức tạp. Số ca mắc mới vẫn tương đối cao và nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn còn đó", ông Lin Hancheng, quan chức y tế công cộng của Thâm Quyến, thông tin.
Theo Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông ngày 5-9, Thâm Quyến đã ghi nhận 71 ca mắc mới trong 24 giờ, thấp hơn 89 ca bệnh trong ngày trước đó.
Ông Lin nói dựa trên kết quả xét nghiệm cuối tuần qua, Thâm Quyến sẽ phân các khu vực trong thành phố theo ba cấp tương ứng các mức nguy cơ lây nhiễm thấp, vừa và cao.
Tại các khu vực nguy cơ thấp, Thâm Quyến sẽ dỡ bỏ các hạn chế đã ảnh hưởng đến phần lớn người dân sống trong các chung cư hồi cuối tuần qua.
Dù vậy, các biện pháp phong tỏa vẫn duy trì tại các khu vực được phân loại có nguy cơ vừa và cao.
Những khu vực ghi nhận ca mắc mới sẽ duy trì tạm các hạn chế phòng dịch trong 3 ngày.
Các huyện lớn như Phúc Điền (Futian), Nam Sơn (Nanshan), Long Hoa (Longhua) thông báo các trung tâm giải trí như rạp chiếu phim và quán karaoke vẫn tiếp tục đóng cửa.
Trong khi đó, các nhà hàng được phép phục vụ ăn tối với nửa lượng khách so với lúc bình thường.
Phố Nam Viên của huyện Phúc Điền vẫn được coi là khu vực có nguy cơ vừa vì có số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) khá cao.
Trong khi đó, thành phố Thành Đô, nơi 21 triệu người bị phong tỏa kể từ ngày 1-9, cho biết sẽ duy trì các hạn chế phòng dịch ở hầu hết khu vực nội thành.
Thành Đô sẽ tiến hành thêm các đợt xét nghiệm từ ngày 5 đến ngày 7-9.
Thậm chí tại hai khu vực nơi người dân được phép quay lại với cuộc sống bình thường, là huyện Tân Tân (Xinjin) và thành phố Cung Lai (Qionglai), việc ăn tối tại nhà hàng vẫn bị cấm trong khi các hoạt động công cộng như hội nghị và biểu diễn sẽ bị hạn chế.
Trung Quốc vẫn tuân thủ nghiêm ngặt "chính sách zero-COVID" dù nhiều quốc gia trên thế giới đã nới lỏng các biện pháp phòng dịch và chọn cách chung sống với COVID-19.
Do đó, các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới trở thành rủi ro lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hiện nay, 33 thành phố tại Trung Quốc đang chịu phong tỏa một phần hoặc hoàn toàn, ảnh hưởng đến hơn 65 triệu người, theo ước tính của tạp chí kinh tế Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc.
Lầu Năm Góc họp khẩn về chương trình vũ khí không gian của Nga và Trung Quốc Kế hoạch vũ khí không gian của Nga và Trung Quốc thúc đẩy cuộc họp bí mật cấp cao của Lầu Năm Góc để thảo luận về những mối đe dọa mới mà họ phải đối mặt từ không gian. Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng phòng thủ của tên lửa đối với vũ khí không gian từ Nga và Trung...