Vì sao “trùm” giang hồ Tú “khỉ” và đàn em luôn phản cung tại tòa?
Theo dự kiến, ngày mai (30/3), phiên tòa xét xử Tú “khỉ” và đồng bọn với nhiều tội danh sẽ tiếp tục được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa trước đó cho thấy, Tú và đàn em liên tục phản cung và một mực kêu oan khi bị Viện kiểm sát truy tố tội “Cưỡng đoạt tài sản”… Vì sao “ông trùm” này lại cứng đầu đến như vậy?
Trao đổi với PV, Luật sư Lê Quang Vinh (Công ty Luật Tích Thiện) – Luật sư bảo chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Phạm Khắc Tú (tức Tú “khỉ”) cho rằng: Có thể Tú phạm nhiều tội danh khác, tuy nhiên, với tội “Cưỡng đoạt tài sản” của bị cáo này còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
Đơn cử, một vấn đề được đặt ra, khi công ty TNHH Sông Hồng thác tại bến đò Ninh Tập (xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên) thì Tú “khỉ” có được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không? Theo tài liệu cho thấy, Tú được anh trai mình là Phạm Khắc Tuấn ủy quyền (bằng văn bản có xác nhận của UBND xã) được phép quản lý, sử dụng cũng như định đoạt bến đò này, do vậy Tú được thay mặt anh trai thực hiện các quyền năng dân sự của mình. Tú cũng chính là người đã bỏ tiền đầu tư vào việc làm đường cho bến đò (200 triệu đồng), nên Tú có quyền tài phán đối với bến đò Ninh Tập, vì vậy Tú đương nhiên có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thực tế, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Tú “khỉ” đã gửi đơn ra UBND xã từ đầu năm 2013 có nội dung đề nghị chính quyền giải quyết việc “Công ty Sông Hồng cho khai thác cát, hút cát bằng tầu lớn tự tiện, đóng cọc bê tông…”.
Video đang HOT
Cũng xin nói thêm rằng, bến đò Ninh Tập là do Phạm Khắc Tuấn cùng một người khác đấu thầu thành công vào năm 2007 (có thời hạn 10 năm), sau đó người này nhượng lại toàn bộ cho Tuấn. Năm 2011, Công ty TNHH Sông Hồng cũng đã tìm đến Tuấn để thực hiện một hợp đồng thỏa thuận. Nhưng hợp đồng này ngay lập tức không có giá trị vì không được UBND xã Đại Tập chấp thuận. Giữa tháng 6/2012, Tuấn đã có giấy ủy quyền cho Phạm Khắc Tú có sự chứng nhận của UBND xã.
Ngoài ra, theo tài liệu cho thấy, đến cuối năm 2013, Công ty TNHH Sông Hồng mới có giấy phép khai thác cát. Tuy nhiên, ngay từ cuối năm 2012 đến năm 2013, công ty này đã thực hiện việc khai thác cát. Đây là hành vi bất hợp pháp, có dấu hiệu phạm tội, nên bất cứ công dân nào cũng có quyền ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật này. Vì thế, nếu có chuyện Tú “khỉ” và anh em của mình ngăn cản hành động trên là hợp pháp. Đáng lý ra, Công ty TNHH Sông Hồng phải bị xử lý vì hành vi khai thác cát vi phạm pháp luật này.
Đáng chú ý, thỏa thuận 500 triệu đồng giữa Tú và Công ty TNHH Sông Hồng là thỏa thuận mang tính chất dân dự, hoàn toàn tự nguyện. Bởi các lần gặp nhau đều do các bên tự nguyện và do phía Công ty TNHH Sông Hồng chủ động liên hệ, kể cả buổi nhận số tiền 200 triệu đồng (bị công an ập bắt quả tang vào tháng 3/2013) cũng hoàn toàn do phía Công ty TNHH Sông Hồng chủ động gọi và giục Tú đến lấy tiền. Trong nội dung này, phía công ty có cung cấp cho Công an một cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa đại diện công ty, nhưng lại không có đoạn nào thể hiện Tú nói đe dọa Công ty TNHH Sông Hồng. Chỉ có thỏa thuận bị đe dọa mới có dấu hiệu hình sự, còn thỏa thuận không bị đe dọa thì đấy là giao dịch dân sự thông thường.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra, Tú “khỉ” có quyền chuyển quyền một phần bến đò Ninh Tập hay không? Có thể khẳng định đây là quyền dân sự của Tú, kể cả khi Tú có vượt thẩm quyền của anh trai, nhưng tại phiên tòa đang diễn ra Tuấn đã xác nhận: “đồng ý” là hoàn toàn có thể được. Việc chuyển nhượng một phần quyền sử dụng bến đò không xâm phạm lợi ích của ai mà luật pháp cần bảo vệ. Mọi công dân có quyền làm tất cả các việc mà luật pháp không cấm, nên việc Tú đòi bồi thường hay chuyển nhượng một phần bến đò đều là hợp pháp.
Cũng xin nói thêm rằng, để làm sáng tỏ được những mâu thuẫn và khúc mắc trên cần sự có mặt của: các nhân chứng, người bị hại và nguyên đơn dân sự để đối chất công khai tại tòa. Nhưng ngay đầu phiên tòa, dù phía Luật sư đã đưa ra yêu cầu triệu tập những người này, nếu không thì đề nghị hoãn phiên tòa, nhưng Hội đồng xét xử vẫn cho xét xử (???)
Có thể thấy rằng, với những tội danh khác Tú “khỉ” và các đồng phạm ít phản ứng, nhưng với tội danh “Cưỡng đoạt tài sản”, các cơ quan tố tụng không làm rõ được những điểm trên thì các bị cáo phản cung, kêu oan tại tòa là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Đan Lê
Theo_Người Đưa Tin
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hành chính
Theo Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Bùi Ngọc Hoà, địa vị pháp lý của Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết vụ án hành chính còn có những bất cập, cần được cân nhắc để có những bổ sung, sửa đổi.
Ảnh minh hoạ.
Những bất cập về kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hành chính.
Theo báo cáo Tổng kết 3 năm thi hành Luật Tố tụng hành chính của Toà án nhân dân tối cao, theo quy định tại Điều 23 Luật tố tụng hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Tuy nhiên, phương thức để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính (kiểm sát trực tiếp hay kiểm sát qua văn bản), địa vị pháp lý của Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết vụ án hành chính cũng còn có những bất cập, cần được cân nhắc để có những bổ sung, sửa đổi. Ví dụ: tại phiên tòa sơ thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Luật tố tụng hành chính thì: "Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án".
Quy định nêu trên có điểm chưa hợp lý đó là theo quy định của Hiến pháp thì Viện kiểm sát chỉ thực hiện việc kiểm sát hoạt động tư pháp (tức là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử) mà không kiểm sát về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, nếu Viện kiểm sát chỉ thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, không phát biểu về nội dung vụ án và quan điểm về việc giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm có phải là người tiến hành tố tụng hay không? Tai phiên toa sơ thâm, Kiêm sat viên co đươc hoi các đương sự không? nêu đươc thi hoi vê nhưng vấn đề gì? Về nội dung vụ án hay về thủ tục tố tụng? Đây là những vấn đề chưa được làm rõ.
Ngoài những vướng mắc, bất cập nêu trên, theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật tố tụng hành chính: "Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó". Với quy định này, thực tế sẽ rất khó có người đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến lợi ích của họ do chính Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (hoặc cơ quan hành chính cấp trên) nơi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự cư trú.
Về bảo đảm tranh tụng trong tố tụng hành chính
Tại báo cáo Tổng kết 3 năm thi hành Luật tố tụng hành chính cũng chỉ ra việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử là chủ trương lớn được xác định trong nhiều văn kiện của Đảng; được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận là một nguyên tắc trong tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung và Luật tố tụng hành chính nói riêng. Bởi vậy, nội hàm của "tranh tụng" chưa được làm rõ; quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tranh tụng còn chưa đầy đủ; phạm vi tranh tụng, trách nhiệm của Tòa án, Thẩm phán và Hội thẩm trong việc bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự chưa được quy định cụ thể hoặc còn bất cập, đặc biệt là trong việc thu thập, cung cấp và tiếp cận chứng cứ.
Trên thực tế, khái niệm "tranh tụng" mới chỉ được hiểu là việc tranh luận tại phiên tòa và chỉ mang tính thực chất trong những vụ án có Luật sư tham gia hoặc trong những vụ án mà đương sự có trình độ hiểu biết pháp luật nhất định; đồng thời, bên bị kiện cử người có đủ thẩm quyền, nắm rõ sự việc liên quan đến khiếu kiện tham gia phiên tòa. Những vụ án mà người khởi kiện có điêu kiên kinh tê khó khăn, không thuê Luật sư bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho mình hoặc những vụ án mà bên bị kiện ủy quyền cho người không phải là người quản lý, điều hành lĩnh vực liên quan đến khiếu kiện, ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng thì việc tranh tụng tại phiên tòa chưa bảo đảm; chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đã đề ra.
Lam Nguyên
Theo_VnMedia
Luật pháp nên thừa nhận người chuyển giới Góp ý của luật gia Lưu Thế Tùng - trao đổi trên cổng thông tin điện tử sở Tư pháp Quảng Nam về vấn đề chuyển đổi giới tính, dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi. Dự thảo đã đưa ra hai phương án tại Điều 40 là "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới" (Phương án 1) và "trong trường...