Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa khiến thế giới “đứng ngồi không yên”?
Triều Tiên hôm nay cho biết đã phóng tên lửa đưa được một vệ tinh vào quỹ đạo. Nhưng vì sao vụ một vụ phóng vệ tinh lại khiến các nước khác như ngồi trên đống lửa, gây quan ngại từ Trung Quốc cho đến Mỹ, Nhật, Hàn?
Thời gian phóng tên lửa của Triều Tiên được cho là khá bất ngờ, do một ngày trước đó một số nguồn tin cho biết Triều Tiên phải dỡ toàn bộ tên lửa khỏi bệ phóng để sửa lỗi kỹ thuật.
Vụ phóng tên lửa vào sáng nay của Triều Tiên đã khiến Hội đồng bảo an Liên hợp quốc dự kiến họp khẩn ngay vào hôm nay. Chính cơ quan của Liên hợp quốc này trước đây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt với Triều Tiên do chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này. Nhưng các lệnh trừng phạt cho đến nay có rất ít tác dụng.
Triều Tiên luôn khẳng định vụ phóng của họ không nằm trong danh sách bị cấm bởi đây không phải là một vụ thử tên lửa liên lục địa, mà nhằm đưa một vệ tinh khoa học vào vũ trụ. Và vào ngày hôm nay, nước này cho biết đã đạt được tất cả các mục tiêu của mình.
“Vệ tinh đã tiến vào quỹ đạo như đã định”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay trong tuyên bố sau đó được phát lại trên đài truyền hình nhà nước.
Baek Seung-Joo, thuộc Viện phân tích quân sự Hàn Quốc, cho biết vụ phóng đã chứng minh được quyết tâm của Bình Nhưỡng, đó là “hoàn thành hệ thống vũ khí hạt nhân đầy đủ” dưới lãnh đạo của ông Kim Jong-un.
“Có vẻ như Triều Tiên đang cố gắng thuyết phục người dân của mình rằng, Triều Tiên vẫn không thể lay chuyển dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo mới và sẽ không bao giờ sụp đổ”, ông nhận xét.
Ông Kim Jong-un được cho là rất muốn phóng tên lửa gần sát với lễ kỷ niệm một năm ngày mất của cha ông, cố lãnh đạo Kim Jong-il vào ngày 17/12 tới.
Vụ phóng tên lửa vào tháng 4, cũng là tên lửa Unha-3, đã thất bại, do tên lửa phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng.
Và thành công lần này mang ý nghĩa an ninh lớn lao, đánh dấu bước tiến lớn trong khả năng của Triều Tiên, phát triển được một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong chương trình vũ khí hạt nhân của nước này.
Hồi tháng 10, Triều Tiên từng “khoe” đã sở hữu được tên lửa có khả năng tấn công lục địa Mỹ, tuyên bố nhiều nhà phân tích vào thời điểm đó không mấy tin.
“Đưa được vệ tinh vào quỹ đạo chứng tỏ bạn có công nghệ để đưa một đầu đạn tới khu vực đã định”, Masao Okonogi, giáo sư danh dự tại Đại học Keio ở Nhật cho hay. “Giờ đây Triều Tiên không chỉ trở thành mối đe dọa đối với các nước láng giềng mà còn là mối đe dọa thự sự đối với Mỹ”, ông Okonogi nhận định.
Video đang HOT
Ngoài ra, Triều Tiên cũng bị cáo buộc phát triển mối quan hệ buôn bán vũ khí tinh vi với các nước đối thủ của Mỹ như Iran và Syria. Vài tháng gần đây, một số hãng tin phương Tây cho biết Mỹ và các đồng minh đã chặn được các tàu hàng Triều Tiên chở các linh kiện tên lửa tới Tehran vàDamascus. Washington lo ngại Bình Nhưỡng có thể xuất khẩu vũ khí tinh vi hơn nữa trong tương lai.
“Tôi cho rằng phổ biến vũ khí mới là mối đe dọa tức thời”, Bruce Bechtol, cựu phân tích viên tình báo quân đội Mỹ cho biết. “Nếu vụ phóng lần này thành công, người Iran chắc chắn sẽ mua nhiều tên lửa loại này “.
Chính vì vậy, mà Nhà Trắng đã ra tuyên bố cho rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là “khiêu khích cao độ”, đe dọa tới ổn định khu vực cũng như thế giới, làm ảnh hưởng đến nỗ lực giải giáp hạt nhân của toàn cầu.
Và trong động thái được xem là khá bất thường, Trung Quốc, đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại, nhà viện trợ lớn nhất của Triều Tiên, đã nhanh chóng ra tuyên bố phản ứng về vụ việc, kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
“Tất cả các bên liên quan nên giữ cái đầu lạnh và kiềm chế đổ lửa để ngăn chặn tình hình hiện nay vượt ra ngoài vòng kiểm soát”, hãng tin Xinhua cho biết và lên án những “từ ngữ và chỉ dấu hiếu chiến” của tất cả các bên.
Triều Tiên hiện đang bị cấm thực hiện các vụ thử tên lửa theo các nghị quyết của Liên hợp quốc đưa ra sau hai vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng vào các năm 2006 và 2009.
Theo các nguồn tin của Nhật, Nhật, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí yêu cầu Hội đồng bảo an tăng cường trừng phạt Triều Tiên lên mức tương tự đối vớiIran. Điều này có nghĩa là danh sách các tổ chức tài chính, thực thể và cá nhân bị phong tỏa tài sản sẽ tăng lên.
Nhưng một lệnh trừng phạt như thế phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc, nước có quyền phủ quyết ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Nam Định: Giáo viên lo mất việc vì có bằng tại chức
38 giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh tiểu học ở TP Nam Định đang lo lắng về số phận của mình khi nhận được nguồn tin sẽ không còn cơ hội được đứng lớp do chỉ có bằng tại chức. Mặc dù chưa có quyết định chính thức nhưng ai cũng đứng ngồi không yên.
Điều đáng nói là ở chỗ cả 38 giáo viên (GV) này không phải là những sinh viên vừa mới tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ mà phần lớn họ đều có thâm niên trên 10 năm dạy hợp đồng GV tiểu học ở địa bàn TP Nam Định.
Tiếp xúc với phóng viên Dân trí chiều ngày 4/11, Cô T.H, nguyên GV Trường tiểu học Trần Phú, TP Nam Định, cho biết: "Tôi đã làm việc trong nghề 13 năm. Thế nhưng, từ tháng 9/11 tôi đã phải nghỉ dạy. Hiệu trưởng nhà trường nói trường đã có GV biên chế nên không có tiền trả lương cho GV hợp đồng".
Tuy chưa bị nghỉ việc nhưng cô N.T. Th, GV trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Nam Định) và nhiều GV khác lại tỏ ra khá lo lắng khi không biết bao giờ mình sẽ phải rời trường khi tỉnh Nam Định chủ trương từ chối tuyển dùng người tốt nghiệp bằng dân lập, tại chức. "Sang đầu tuần tôi mới biết mình có còn được tiếp tục được lên lớp hay không?"- cô Th chia sẻ với tâm trạng đầy lo âu.
Hi vọng và... nỗi đau
Theo phản ánh của các GV thì vào những năm 1996-2000, khi ngành giáo dục tỉnh Nam Định có chủ trương đưa môn học tiếng Anh vào chương trình giảng dạy bậc tiểu học thì Trung tâm Ngoại Ngữ trực thuộc Sở GD-ĐT Nam Định kết hợp với Viện ĐH Mở - ĐH Ngoại ngữ mở hai khóa đào tạo cử nhân Tiếng Anh bậc CĐ (khóa I 1996-1998 và khóa 2 1998-2000).
Khác với các lớp ĐH tại chức tập trung theo đợt, khóa này học tập trung một tuần 6 ngày, 1 năm học 11 tháng và 1 tháng nghỉ hè, giống như hệ CĐ chính quy. Nhiều học viên đinh ninh đây là khóa đào tạo chính quy cho đến khi kết thúc khóa nhận bằng mới biết đây là khóa học hệ tại chức.
Vào thời điểm đó do nhu cầu ngành giáo dục cần nhiều GV tiếng Anh nên ngay sau khi những sinh viên khóa I tốt nghiệp dù chưa nhận được bằng nhưng đã được Phòng GD-ĐT nhận dạy hợp đồng luôn. Về những năm sau này có người thì được Phòng ký hợp đồng tiếp có người thì được các trường ký trực tiếp.
Năm 2010, 38 GV này đã từng viết đơn gửi các ngành ban chức năng đề nghị xem xét được đưa vào biên chế nhưng không có phản hồi.
Ông Trần Tất Tiệp - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định cho biết thêm, từ nguồn sinh viên tốt nghiệp các khóa học tại chức trên, năm 2001 UBND tỉnh Nam Định có quyết định tổ chức sơ tuyển những GV có bằng tốt nghiệp tiếng Anh hệ tại chức. Những người đạt từ điểm 5 về chuyên môn sẽ được đưa vào danh sách xét tuyển vào biên chế ngành giáo dục năm đó và kết quả có 240 đạt yêu cầu. Cũng trong năm này, UBND tỉnh đã có quyết định tuyển vào công chức ngành giáo dục 100/240 người. Một năm sau đó, tỉnh tuyển bổ sung từ nguồn trên thêm 42 người nữa. Như vậy, còn khoảng 50 GV tiếng Anh đạt sơ tuyển nhưng không được tuyển vào biên chế đã được các trường, phòng giáo dục ký hợp đồng giảng dạy tiếng Anh cho các trường do nguồn GV tiếng Anh khi đó còn thiếu.
Tuy nhiên khi được hỏi về kì thi sơ tuyển này thì hầu hết 38 GV đều trả lời là không biết. Việc được ký hợp đồng thực hiện trước đó chứ không phải sau kì sơ tuyển năm 2001. Họ cho hay, những năm trước đây thì có một số biên chế GV dạy tiếng Anh cấp THCS cho các Huyện nhưng do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên không thể tham gia được. Còn đối với địa bàn thành phố thì nhiều năm nay không có biên chế GV tiếng Anh tiểu học thậm chí là THCS.
"Thời điểm đó có thông tin trước sau gì cũng có chỉ tiêu biên chế GV tiếng Anh tiểu học nên chúng tôi luôn tâm huyết dạy để nuôi hi vọng. Ai ngờ ngày hôm nay lại có nguy cơ ra khỏi ngành"- cô T.H cay đắng nói.
Trao đổi với Dân trí về việc không có biên chế cho GV tiếng Anh tiểu học, ông Bùi Thanh Khiết, cán bộ tổ chức Phòng GD-ĐT TP Nam Định cho biết: "Khi những GV này hợp đồng thì Tiếng Anh vẫn là môn học tự chọn nên chưa có biên chế. Sau này Bộ GD-ĐT có quyết định đưa môn Tiếng Anh vào trong nhà trường, ban đầu thì thí điểm và bây giờ thì mở rộng nên mới có biên chế. Tuy nhiên thời điểm Bộ đưa ra quyết định này thì nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định (Nghị quyết 08) đã được thông qua. Chính vì thế những GV này không có cơ hội tham gia tuyển dụng (Nghị quyết 08 được ký tháng 8/2007 trong đó quy định chỉ tuyển dụng mới những người tốt nghiệp hệ đào tạo chính quy)".
Ông Khiết cũng cho biết, trước kia Tiếng Anh là môn tự chọn nên nhà trường thỏa thuận với phụ huynh để trả lương cho GV hợp đồng. Bây giờ đã có biên chế nên vừa qua UBND tỉnh có văn bản yêu cầu không được phép thu tiền của HS nữa. Chính vì thế hiện nay các trường không có nguồn thu để trả lương cho GV hợp đồng nữa.
Chạy theo "chuẩn" nhưng vẫn bị từ chối!
Theo tìm hiểu của Dân trí, sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp hệ CĐ tại chức các GV này cũng biết là khó mà tồn tại lâu dài. Chính vì thế để có tương lai chắc chắn 32/38 GV lại phải "dùi mài kinh sử" thêm 2 năm để lấy bằng ĐH nhằm trang bị thêm kiến thức để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Đến cuối năm 2008, Sở GD-ĐT Nam Định có công văn thông báo về các trường, những GV tốt nghiệp ĐH tại chức cần phải học thêm một lớp chuẩn hóa từ 8-10 tháng để có chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ ĐH chính quy cho cử nhân hệ tại chức ngành tiếng Anh sư phạm. Không quản ngại tuổi tác 20 GV trong số này lại tuân thủ chấp hành. Số còn lại nếu tiếp tục giảng dạy họ sẽ học tập và bổ túc thêm theo yêu cầu nâng cao của ngành.
Mặc dù đã theo học tất cả những khóa học yêu cầu để nâng cao chuẩn nhưng những GV này vẫn có nguy cơ mất việc.
Nhưng oái ăm ở chỗ khi cầm giấy chứng nhận này lên Sở Nội vụ Nam Định thì lại bị từ chối và vẫn được liệt vào danh sách đối tượng không được tham gia đăng ký tuyển dụng. Một GV đã phải bật khóc nói: "Tại sao trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội chứng nhận đạt trình độ tương đương ĐH chính quy thì ngành Nội vụ và ngành GD lại không công nhận".
"Chỉ vì tấm bằng tại chức mà tôi đã phải theo học lớp này, lớp nọ để đáp ứng yêu cầu đề ra. Tính ra quảng thời gian theo học của chúng tôi nhiều hơn rất nhiều so với học chính quy ngày nay. Tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc vậy bây giờ cấp trên sa thải tôi ra khỏi ngành thì tôi biết đi đâu? Về đâu? Và làm gì?... Ai sẽ nhận tôi vào làm việc khi ở tuổi 34 này?" - cô P.T.N, GV Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân buồn rầu chia sẻ.
Đảm bảo quyền lợi cho GV
Theo ông giám đốc Sở Nội vụ Nam Định Trần Tất Tiệp thì việc tuyển một số GV học hệ tại chức trước đây vào biên chế là vấn đề lịch sử để lại. Sở dĩ những GV trên vẫn chỉ là GV hợp đồng vì trước đây không đạt yêu cầu trong các kỳ tuyển công chức. Sau khi có Nghị quyết 08, chúng tôi không được phép tuyển công chức vào các ban, ngành nói chung và ngành GD-ĐT nói riêng là những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ tại chức... nên không thể vượt rào.
Hơn nữa, hiện nay tại thành phố Nam Định không còn biên chế cho GV tiếng Anh. Nguồn GV tiếng Anh đã đáp ứng cả yêu cầu về số lượng và chất lượng, do chủ trương ưu tiên tuyển giáo viên tốt nghiệp chính quy.
Ông Tiệp cũng cho biết, thông tìn từ Phòng Giáo dục TP thì đến thời điểm hiện tại chưa GV nào phải nghỉ dạy cả. "Theo tôi được biết vấn đề này bản thành UBND TP và Sở GD-ĐT vẫn chưa có một phương án nào báo cáo lên UBND tỉnh. Còn nếu đề xuất thì phải đưa ra phương án nào đó hợp lý thôi chứ GV đã dạy hợp đồng năm thì cần phải tạo điều kiện cho họ. Dù biên chế hay hợp đồng tiếp thì cũng phải có chế độ thỏa đáng cho người ta" - ông Tiệp nêu ra quan điểm.
Cũng để tìm hiểu sâu thêm về cách giải quyết vụ việc trên, Dân trí cũng đã làm việc với ông Nguyễn Minh Thắng - Chánh văn phòng, người được quyền phát ngôn với báo chí của UBND TP Nam Định. Ông Thắng cho biết, hiện nay UBND TP đang cố gắng tập trung giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho các GV. Còn giải quyết như thế nào thì phải căn cứ vào chế độ chính sách. Còn chế độ chính sách ấy ra sao thì Sở Nội vụ sẽ tham mưu.
"Chúng tôi sẽ đưa ra cách giải quyết cụ thể trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho giáo viên" - ông Nguyễn Minh Thắng, Chánh Văn phòng UBND TP Nam Định.
"Thật ra thì từ hồi tháng 4-5/2011 UBND TP cũng đã có báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh nêu ra những tồn tại và đề xuất phương án giải quyết, tuy nhiên đây là một vấn đề khó. Không có gì thay đổi thì trong hai tuần tới chúng tôi sẽ mời lãnh đạo Sở Nội vụ xuống để thống nhất phương án với quan điểm đảm bảo quyền lợi tối đa cho GV" - chánh Văn phòng UBND TP Nam Định cho hay.
Cũng theo ông Thắng, một trong những phương án giải quyết tính đến đó là những GV nào đạt chuẩn kiến thức viên chức GV bây giờ thì sẽ tuyển dụng còn những GV không đạt chuẩn thì sẽ bố trí cho đi học các chuyên ngành khác để bố trí công việc phù hợp như làm cán bộ thư viện trường học... Còn chuẩn như thế nào thì Sở GD-ĐT sẽ tham mưu.
Như vậy số phận của 38 GV dạy tiếng Anh tiểu học ở TP Nam Định chỉ có câu trả lời chính thức sau hai tuần nữa. Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Diablo III sẽ chỉ chơi được online Thông báo này của Blizzard đã khiến vô số fan trò chơi RPG "đứng ngồi không yên". Rob Pardo, Giám đốc sản xuất Diablo III, tuyên bố trong buổi họp báo mới đây: "Diablo III sẽ không thể chơi offline. Nếu muốn trải nghiệm trò chơi, kể cả phần chơi đơn, máy tính của game thủ cần có kết nối Internet". Giải thích...