Vì sao trào lưu biến hình theo phong cách anime khiến dân mạng Việt ‘phát sốt’?
Mấy ngày qua, cư dân mạng Việt đua nhau “bắt trend” biến ảnh thật thành các bức hình mang phong cách anime (hoạt hình Nhật Bản).
Những hình ảnh này được tạo ra nhờ AI (trí tuệ nhân tạo) qua ứng dụng Loopsie. Ứng dụng tạo ảnh theo phong cách hoạt hình anime này đang gây sốt tại Việt Nam. Có được những bức ảnh đẹp chỉ sau vài giây, mọi người đều thích thú chia sẻ lên mạng xã hội. Vì vậy mà mấy ngày gần đây, Facebook tràn ngập những hình ảnh mang phong cách anime.
Nhiều người vẫn thắc mắc phong cách anime là gì. Anime là từ thường được dùng để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất từ truyện tranh Manga của Nhật Bản. Anime được cả thế giới công nhận là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Nhật.
Từ ảnh thật (bên trái), AI sẽ cho ra bức hình mang phong cách anime. (Ảnh: Gió)
Các nền tảng mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh anime.
Còn Loopsie là ứng dụng chỉnh ảnh, video với nhiều chủ đề có sẵn khá thú vị. Người dùng chỉ cần đưa những tấm ảnh mình chụp hoặc ảnh tải trên mạng lên để AI của chương trình tự xử lý.
Điểm nổi bật của ứng dụng là dù biến hóa theo phong cách hoạt hình nhưng nhiều chi tiết từ ảnh gốc vẫn được giữ lại, đủ để bạn nhân ra. Những khung cảnh thân quen, đặc trưng của Việt Nam như cánh đồng lúa, vùng thôn quê.. đi vào thế giới hoạt hình đã trở nên thơ mộng theo một cách khác. Vì thế, cư dân mạng rất hào hứng “ra lệnh” cho AI, đưa ảnh chân dung, ảnh sinh hoạt của chính mình hay ảnh những khung cảnh vẫn quen thuộc, gắn bó với mình… cho Loopsie và hồi hộp chờ nhận kết quả để khoe với bạn bè.
Khung cảnh ruộng bậc thang đặc trưng tại các vùng cao Việt Nam dưới lăng kính Anime. (Ảnh: Phùng Quang Huy)
Video đang HOT
Mù Cang Chải trong thế giới Anime.
Nhà thờ gỗ Kon Tum cũng trở nên vừa quen vừa lạ khi được trí tuệ nhân tạo xử lý. (Ảnh: Nguyễn Quang Thịnh)
Trí tuệ nhân tạo của Loopsie hoạt động cực hiệu quả khi phối hợp chế độ tái tạo, phân đoạn cảnh 3D, “hô biến” những bức ảnh tĩnh thành ảnh 3D chân thực và độc đáo.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bức hình của bạn sẽ trở thành tác phẩm phong cách anime độc đáo, mới lạ. Nhiều bạn trẻ coi đây là cách để thể hiện cá tính cũng như sự sáng tạo của mình. Việc “đu trend” này quá đơn giản nên rất nhanh trở thành trào lưu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào AI của Loopsie cũng nhìn nhận chính xác các bức ảnh. Một cư dân mạng chia sẻ “sự cố tẽn tò” của AI, khi cảnh tắc đường ở Hà Nội bị nó “hô biến” thành một lớp học với học sinh ngồi trên ghế lửa.
Ảnh gốc của bức hình anime này là cảnh tắc đường ở Hà Nội. (Ảnh: Anh Vũ)
Loopsie là một ứng dụng trả phí, nhưng nó cho phép người dùng sử dụng thử miễn phí trong vòng 3 ngày đầu tiên. Sau đó nếu muốn dùng tiếp, bạn sẽ phải trả 199.000 đồng một tuần hoặc 229.000 đồng mỗi tháng. Mặc dù đây là mức giá đã giảm 50% nhưng theo một số người dùng thì vẫn còn quá cao.
Anime là thuật ngữ tiếng Nhật mô tả các loại hoạt hình vẽ tay và vẽ bằng máy tính có nguồn gốc từ Nhật Bản hoặc có sự gắn kết mật thiết với Nhật Bản.
Bên ngoài nước Nhật, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ tính đặc trưng và riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản hoặc một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản, thường được vẽ theo kiểu đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động. Hoạt hình sản xuất bên ngoài Nhật Bản với phong cách tương tự anime được gọi là “hoạt hình chịu sự ảnh hưởng của anime”.
Nằm yên khi đi du lịch - trào lưu khó hiểu của giới trẻ Trung Quốc
Xu hướng nằm yên, mặc kệ đời ở cuộc sống, công việc thường ngày đã trở nên phổ biến cả trong thói quen du lịch của một bộ phận giới trẻ Trung Quốc.
Cụm từ "tang ping" - nghĩa là "nằm dài" - ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi người trẻ Trung Quốc.
Trước kia, thuật ngữ này được dùng để nói về lối sống "tiền không phải là tất cả, khó quá bỏ qua", chấp nhận những thiếu sót của bản thân và chỉ nằm dài cả ngày.
Giờ đây, theo SCMP, xu hướng này lan sang cả thói quen du lịch của một bộ phận người trẻ Trung Quốc.
Theo đó, những người du lịch theo kiểu "nằm dài" sẽ có những chuyến đi không lịch trình hay điểm đến cố định. Họ sẽ "nghỉ lưng" ở những nơi mà bản thân cảm thấy thoải mái và thư giãn.
"Nằm ở đâu cũng được, miễn là thoải mái" chính là phương châm của thể loại du lịch độc lạ này (Ảnh: Xiaohongshu).
Theo báo cáo xu hướng du lịch trong kỳ nghỉ lễ năm nay do nền tảng du lịch trực tuyến Qunar và mạng xã hội Xiaohongshu thực hiện, tham quan kiểu "nằm dài" trở thành một trong 10 trào lưu phổ biến nhất năm 2023 tại quốc gia tỷ dân.
Trái ngược hoàn toàn với kiểu du lịch "nghỉ ngơi", đầu năm nay, hình thức giải trí mang phong cách "quân đội" đã chiếm sóng hầu hết trang mạng xã hội Trung Quốc.
Trong đó, người trẻ sẽ tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí một cách cực đoan bằng cách ngủ trên tàu, quán lẩu và tham quan càng nhiều địa điểm càng tốt.
Du lịch kiểu "quân đội" là hình thức trái ngược hoàn toàn với trào lưu "nằm dài" của người trẻ Trung Quốc (Ảnh: Yuh).
Một số người cho rằng, du lịch "nằm dài" đơn giản chỉ là hình thức đổi địa điểm ngủ.
Tài khoản @Luocigaoqianxiaoni là một trong những du khách ưa chuộng hình thức du lịch nghỉ dưỡng. Cô từ bỏ công việc, di chuyển đến nhiều thị trấn và thành phố ở Trung Quốc với mục đích nghỉ ngơi tại các khách sạn 5 sao.
"Ngoài việc tận hưởng các dịch vụ cao cấp của khách sạn, điều quan trọng nhất là bản thân cảm thấy hạnh phúc và chữa lành", cô chia sẻ với The Paper.
Hiện tượng du lịch độc lạ ngày càng phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc (Ảnh: The Paper).
Đối với những người có kinh tế eo hẹp, thay vì lưu trú ở các khách sạn cao cấp, họ sẽ chọn việc nghỉ ngơi tại công viên.
"Nằm trên thảm cỏ trong công viên khiến tôi cảm nhận thiên nhiên một cách trọn vẹn, giúp tôi thanh lọc tâm hồn", Tudou (24 tuổi) chia sẻ.
Tudou cho rằng, việc nằm dài ở công viên còn giúp cô nhận ra rằng: "Không cần phải tiêu nhiều tiền mới có được hạnh phúc".
Việt Trinh (Báo Dân Trí)
Trào lưu săn lùng "kho báu" trong thùng rác độc lạ của giới trẻ Trung Quốc Hiện nay, giới trẻ Trung Quốc có trào lưu săn lùng những món đồ bị bỏ đi, một số người trẻ hiện nay luôn "săn rác" để mang về tái chế và sử dụng. Hiện nay, trào lưu "săn kho báu" trong thùng rác trở nên thịnh hành tại Trung Quốc. Kể từ năm 2022, giới trẻ Trung Quốc đã lập các nhóm...