Vì sao TP.HCM kéo dài hỗ trợ đợt 3 đến 22-10?
Phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM Nguyễn Văn Lâm cho biết TP đã chi hỗ trợ cho khoảng 5 triệu người, vẫn còn khoảng 1,5 triệu người chưa nhận được trợ cấp vì nhiều lý do.
Chi hỗ trợ đợt 3 cho người dân TP.HCM – Ảnh: VŨ THỦY
Tại cuộc họp báo chiều 18-10, ông Nguyễn Văn Lâm – phó giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM – cho biết theo chỉ đạo của UBND TP, hỗ trợ đợt 3 sẽ kết thúc vào ngày 15-10. Hiện nay, TP mới chi trả cho khoảng 5 triệu người, vẫn còn khoảng 1,5 triệu người chưa nhận trợ cấp.
Lý giải nguyên nhân về việc này, ông Lâm cho rằng có bộ phận người dân đăng ký nhưng về quê và chưa có mặt ở địa phương để nhận hỗ trợ hoặc đang điều trị tại bệnh viện, khu phong tỏa, khu cách ly.
Do đó, Sở Lao động – thương binh và xã hội đã đề nghị và được UBND TP chấp thuận kéo dài thời gian kết thúc hỗ trợ cho tới ngày 22-10.
Bên cạnh đó, ông Lâm cho biết quá trình chi hỗ trợ nếu phát hiện trường hợp mới sẽ đề xuất bổ sung.
Về việc người lao động trở lại TP.HCM, ông Lâm cho biết theo số liệu từ Ban Quản lý KCN, KCNC, số người lao động trở lại TP.HCM đến nay thêm gần 135.000 người. Số người lao động trở lại các doanh nghiệp trên địa bàn quận huyện khoảng 5.000 người. Thời gian qua, số lượng người lao động ở Tây Nguyên trở lại làm việc khá đông, cho thấy nguồn lao động sắp tới sẽ khả quan hơn.
Tại cuộc họp, bà Lê Thiện Quỳnh Như – phó chánh văn phòng Sở Y tế – cho biết Sở Y tế có kiến nghị tới UBND TP cho phép bệnh viện được tiếp nhận và triển khai mô hình bệnh viện dã chiến điều trị 3 tầng.
Cụ thể, các bệnh viện tại khu vực TP.HCM sẽ tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, hiện đã tiếp nhận vào ngày 15-10. Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận Trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai (15-10). Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ tiếp nhận Trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, dự kiến cuối năm 2021.
Video đang HOT
Ngoài ra, có lộ trình ngưng hoạt động của các bệnh viện dã chiến TP. Cụ thể đến ngày 31-10 sẽ ngưng hoạt động 5 bệnh viện: Bệnh viện dã chiến Củ Chi cơ sở 2 và 3; Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID số 1, số 7, số 9.
Đến 30-11 sẽ ngưng hoạt động 5 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2, 4, 10, 11 và 12. Đến 31-12 tiếp tục ngưng hoạt động 5 Bệnh viện dã chiến Củ Chi cơ sở 1, Bệnh viện dã chiến số 3, 5, 8.
Về trang thiết bị các bệnh viện dã chiến, phó chánh văn phòng Sở Y tế cho biết trước đó Sở Y tế đã huy động trang thiết bị từ các bệnh viện quận huyện để tập trung về bệnh viện dã chiến.
Sau khi ngưng hoạt động bệnh viện dã chiến, số thiết bị này sẽ điều chuyển về các bệnh viện quận huyện.
Bên cạnh, một số trang thiết bị sẽ được điều chuyển qua bệnh viện điều trị COVID-19 mô hình 3 tầng.
35 bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, ca trẻ nhất nặng như phi công Anh
Rất nhiều bệnh nhân Covid-19 tiến triển nặng nhanh, bệnh nhân 22 tuổi ở TP. HCM phổi đông đặc như bệnh nhân 91.
Sáng 3/6, Tiểu ban Điều trị hội chẩn trực tuyến ca bệnh Covid-19 nặng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình và TP.HCM.
Hiện tại cả nước còn hơn 4.800 bệnh nhân đang điều trị tại 98 cơ sở y tế, trong đó nhiều nhất tập trung tại Bắc Giang với hơn 2.600 bệnh nhân.
Trong số này hiện có 129 ca nặng (bao gồm 100 bệnh nhân thở oxy, 29 ca thở máy không xâm nhập); 35 ca nguy kịch, trong đó có 29 ca thở máy xâm nhập, 6 ca đang thở ECMO (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 3 ca, Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP. HCM 2 ca, Bệnh viện Phổi Bắc Giang 1 ca).
Do hầu hết các ca bệnh trong đợt dịch lần 4 tại Việt Nam đều nhiễm biến thể Ấn Độ nên diễn biến bệnh tăng nặng, nhiều trường hợp trẻ nhưng tình trạng sức khoẻ chuyển xấu nhanh.
Trường hợp bệnh nhân trẻ nặng nhất hiện nay là ca bệnh 7445, nam sinh viên 22 tuổi quê ở Long An. Bệnh nhân này vừa được Bộ Y tế công bố trưa 1/6.
PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh hội chẩn từ đầu cầu Bộ Y tế. Ảnh: Lê Hảo
Bệnh nhân 7445 đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM được can thiệp ECMO, thở máy, an thần, giãn cơ, lọc máu bằng màng hấp phụ cytokine, truyền tiểu cầu. Bệnh nhân bị đông đặc phổi, xẹp phổi, giãn thất phải.
GS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam đánh giá, trường hợp này diễn biến nặng giống hệt bệnh nhân 91, phi công người Anh.
GS.TS Nguyễn Gia Bình cho rằng, nếu bệnh nhân nhập viện trễ hơn một chút có thể chết não. Rất may các bác sĩ đã can thiệp kịp thời, cứu sống bệnh nhân đến thời điểm này.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, trường hợp này không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng có thể do độc tính virus mạnh nên diễn biến xấu nhanh trên cơ địa béo phì nặng 110 kg.
Các chuyên gia đề nghị cần thay huyết tương thể tích cao cho bệnh nhân đồng thời lưu ý biến chứng nhồi máu phổi.
Trường hợp trẻ thứ hai là nam bệnh nhân 23 tuổi ở Thuận Thành, Bắc Ninh (ca bệnh 7117). Bệnh nhân này vào viện vì sốt, khó thở trong 6 ngày, có yếu tố cô đặc máu.
Ngày 2/6, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị trong tình trạng khó thở nhiều, nồng độ oxy trong máu chỉ còn 52%, mờ trắng hai bên phổi do viêm phổi nặng. Bệnh nhân bị béo phì, chỉ số BMI là 28.
Hiện bệnh nhân đang thở máy, đặt nội khí quản, dùng kháng sinh, lọc máu ngày thứ hai, dùng thêm giãn cơ.
Đến sáng 3/6, bệnh nhân được chẩn đoán đông đặc thùy dưới 2 phổi. Các bác sĩ tại Bắc Ninh xin ý kiến can thiệp ECMO. Tuy nhiên GS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân nặng cho rằng bệnh viện đang đi đúng hướng, trường hợp này chưa cần áp dụng ECMO, cần chụp tim phổi hàng ngày để có đánh giá.
Ngoài ra Bắc Ninh còn ca bệnh 5355, 76 tuổi đã điều trị 14 ngày nhưng tình trạng xuất huyết tiêu hoá chưa cải thiện, tình trạng phổi tiếp tục xấu đi. Bệnh nhân đang thở máy, dùng thuốc an thần.
Đầu cầu Bắc Giang xin hội chẩn 4 ca bệnh nặng, trong đó có 1 ca đang can thiệp ECMO.
Ca bệnh ECMO là bệnh nhân nam 61 tuổi bị tổn thương phổi lan tỏa, hiện đang kết hợp thở máy, an thần, giãn cơ, tiên lượng rất nặng.
Trường hợp nặng khác là bệnh nhân nữ 37 tuổi, chuyển đến Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 26/5 trong tình trạng thở nhanh, từ ngày 26-27/5, bệnh nhân thở oxy, đến ngày 28/5 diễn biến thở khó dần, bệnh nhân được hỗ trợ thở SPO2.
Ngày 29/5 diễn biến thở khó tăng dần nên các bác sĩ đặt nội khí quản, thở máy, gia tăng tình trạng nhiễm trùng.
BS Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy đang có mặt tại Bắc Giang nhận định, nếu bệnh nhân tiếp tục diễn nguy kịch, sẽ phải đặt ECMO ngay hôm nay và phải theo dõi nhiễm trùng và làm kháng sinh đồ.
Các chuyên gia đánh giá, đây là ca bệnh khó, tình trạng nhiễm trùng gia tăng, nếu đặt ECMO phải cân nhắc, tránh nguy cơ chảy máu thêm, đồng thời cần điều chỉnh lại liều thuốc chống đông.
Ổ dịch từ nhóm truyền giáo Phục Hưng không ngừng gia tăng Số người nhiễm SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng liên tiếp gia tăng, đã ghi nhận 265 ca. Thành phố đang chủ động các phương án, sẵn sàng cho các tình huống. Ổ dịch tại nhóm truyền giáo Phục Hưng đã lây lan trên diện rộng tại TPHCM (Ảnh: Phạm Nguyễn). Từ ngày 26/5 đến nay, thành phố ghi...